2.1. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi
2.1.2. Các quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa cha mẹ nuôi và con nuôi
Cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ về tài sản của cha mẹ và con. Cụ thể:
- Quyền sở hữu tài sản riêng của con nuôi và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi trong việc quản lý, định đoạt tài sản riêng của con nuôi
Quyền sở hữu tài sản riêng của con nuôi là hệ quả của việc thừa nhận năng lực pháp luật của cá nhân trong lĩnh vực tài sản: ngay từ khi sinh ra, cá nhân có thể có quyền sở hữu đối với tài sản. Tài sản riêng của con nuôi bao
gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con nuôi, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con nuôi và các thu nhập hợp pháp khác [30, Điều 44, khoản 1].
Con nuôi có thể tự mình quản lý tài sản riêng khi đủ 15 tuổi. Từ độ tuổi đó, con nuôi đã có khả năng nhận thức và có thể tự mình xác lập các giao dịch có tính chất tài sản mà không cần sự đồng ý của cha mẹ nuôi, trừ những giao dịch mà pháp luật chỉ cho phép người đã thành niên xác lập [29, Điều 20]. Điều này nhằm tôn trọng quyền tự quyết định của con nuôi trong quan hệ liên quan đến tài sản riêng của con nuôi, không phụ thuộc vào ý kiến và quyền định đoạt của cha mẹ nuôi. Tuy nhiên, luật cũng quy định, con nuôi từ đủ 15 tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình [30, Điều 44, khoản 2]; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Như vậy, việc con nuôi sống chung với gia đình cha mẹ nuôi sẽ được coi là thành viên của gia đình, do đó con nuôi sẽ có các quyền và nghĩa vụ tài sản đối với các thành viên khác trong gia đình chứ không chỉ có quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ nuôi, tuy nhiên việc sử dụng tài sản này hoàn toàn dựa trên quyết định cá nhân của con nuôi.
Quyền sở hữu mang tính độc quyền, nghĩa là người không phải là chủ sở hữu không có quyền gì đối với tài sản của người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu uỷ quyền. Cá biệt, người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự và trong chừng mực nào đó, người bị hạn chế năng lực hành vi chỉ có thể thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản thông qua vai trò của người đại diện. Thông thường, khi cần có người đại diện, thì cha mẹ nuôi là người đại diện cho con nuôi [30, Điều 39].
+ Cha mẹ nuôi quản lý tài sản riêng của con nuôi từ đủ mười lăm tuổi trở lên khi con nuôi không tự quản lý tài sản của mình mà nhờ cha mẹ nuôi quản lý [30, Điều 45, khoản 1];
+ Nếu con nuôi từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi định đoạt tài sản riêng của mình mà là tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ nuôi [30, Điều 46, khoản 2];
+ Nếu con nuôi chưa thành niên đủ 9 tuổi trở lên, thì khi định đoạt tài sản của con nuôi, cha mẹ nuôi phải tính đến nguyện vọng của con nuôi [30, Điều 46, khoản 1]. Luật không đòi hỏi rằng cha mẹ phải được sự đồng ý của con nuôi để định đoạt tài sản trong trường hợp này, ở độ tuổi từ đủ 9 tuổi trở lên, con nuôi vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về việc sử dụng tài sản và định đoạt tài sản riêng của mình. Hơn nữa, trên thực tế, việc thiết lập bằng chứng thật sự về việc cha mẹ đã ghi nhận nguyện vọng của con nuôi một cách tự nguyện, không hề ép buộc việc sử dụng và định đoạt tài sản của con nuôi hoàn toàn không đơn giản;
+ Trường hợp con nuôi mất năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ nuôi, với tư cách là người giám hộ đương nhiên chỉ có quyền định đoạt các tài sản có giá trị lớn của con nuôi theo các quy định tại Điều 69 BLDS năm 2005 và trong trường hợp cần thiết phải có người giám sát việc giám hộ đó theo quy định của pháp luật;
+ Cha mẹ nuôi không quản lý tài sản riêng của con nuôi trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con nuôi đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật [30, Điều 45, khoản 3]. Quy định này tôn trọng ý chí của người để lại di sản cho con nuôi theo di chúc. Có thể hiểu, đối với những tài sản riêng mà con nuôi được tặng cho hoặc được thừa kế theo di chúc mà trong di chúc họ đã chỉ định người quản lý tài sản đó thì cha mẹ nuôi sẽ không có quyền hạn gì đối với khối tài sản riêng đó của con nuôi. Do đó, trong thực tiễn áp dụng, cha mẹ nuôi sẽ không có quyền tác động, chi phối
có thể đưa ra lời khuyên cho con nuôi sử dụng tài sản sao cho hợp pháp và có ích nhất mà thôi.
- Quyền thừa kế giữa cha mẹ nuôi và con nuôi
Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ về thừa kế của cha mẹ và con. Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi - con nuôi phát sinh trên thực tế, được pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện. Con nuôi là người thừa kế thuộc hàng thứ nhất, ngang bằng với người thừa kế là con đẻ của cha mẹ nuôi, được hưởng phần thừa kế bằng với con đẻ của người nhận nuôi.
Tuy nhiên, trường hợp nuôi con nuôi không đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì quyền và nghĩa vụ thừa kế giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ không phát sinh và không được pháp luật bảo đảm thực hiện. Việc đăng ký nuôi con nuôi là cơ sở pháp lý để pháp luật thừa nhận quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi, bao gồm cả quan hệ thừa kế tài sản. Việc không đăng ký nuôi con nuôi không đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi, đồng thời không có cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện quyền thừa kế giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.
- Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Luật HN&GĐ quy định các con đều có quyền bình đẳng với nhau trong việc được cha, mẹ cấp dưỡng. Do đó, con trai, con gái, con đẻ, con nuôi, con trong thời ký hôn nhân, con ngoài thời kỳ hôn nhân đều được cha, mẹ cấp dưỡng như nhau. Trường hợp con chưa thành niên thì cha, mẹ sẽ cấp dưỡng cho con đến khi con thành niên và có khả
năng lao động. Trường hợp con đã thành niên bị tàn tật, không có khả năng lao động thì cha, mẹ sẽ cấp dưỡng cho con đến khi con có khả năng lao động.
Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ khi cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Luật HN&GĐ quy định các con bình đẳng với nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ. Vì vậy, không phân biệt con nuôi hay con đẻ của người nhận nuôi, con trong giá thú hay con ngoài giá thú đều phải cùng nhau cấp dưỡng cho cha, mẹ và phải cấp dưỡng cho đến khi cha, mẹ có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tài sản do hành vi trái pháp luật của con nuôi gây ra
Cha mẹ nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật kể từ ngày giao nhận con nuôi, trong đó có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con nuôi chưa thành niên gây ra theo quy định tại Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2000, Điều 606 và Điều 621 BLDS năm 2005.
Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ nuôi được quy định tại Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2000: “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự” [30]. Điều luật không phân định hành vi gây thiệt hại của con gây ra là hành vi của con nuôi hay con đẻ, cũng không xác định người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho con là cha mẹ đẻ hay cha mẹ nuôi của người con, do đó, cha mẹ đẻ hay cha mẹ nuôi đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho con.
Khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005 quy định:
Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài
sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình [29].
Điều 621 BLDS năm 2005 quy định về trường hợp bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý như sau:
Trường học, bệnh viện, các tổ chức khác nếu có lỗi trong việc quản lý, thì phải liên đới cùng cha, mẹ, người giám hộ bồi thường thiệt hại do người chưa đủ mười lăm tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự gây ra cho người khác trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý những người đó, nếu trường học, bệnh viện, các tổ chức khác không có lỗi, thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường [29].
Từ các quy định trên, việc cha mẹ nuôi phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con nuôi gây ra được phân thành các mức độ sau:
- Khi con nuôi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại, nếu có tài sản riêng thì phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Chỉ khi tài sản riêng của con nuôi không đủ để bồi thường thiệt hại, thì cha nuôi, mẹ nuôi mới phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình;
- Trường hợp con nuôi dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha nuôi, mẹ nuôi thì cha nuôi, mẹ nuôi phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của mình. Con nuôi dưới 15 tuổi là người chưa ở độ tuổi vị thành niên, chưa có năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại nên trách nhiệm bồi
thường thiệt hại toàn bộ thuộc trách nhiệm của cha, mẹ nuôi. Chỉ trong trường hợp tài sản của cha nuôi, mẹ nuôi không đủ đề bồi thường mà con nuôi chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại có tài sản riêng, thì tài sản riêng đó được lấy để bồi thường phần còn thiếu.
Trường hợp con nuôi đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ, thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của con nuôi để thực hiện việc bồi thường thiệt hại; Trường hợp thiệt hại do con nuôi dưới mười lăm tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý mà các cơ sở này có lỗi trong việc để người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì phải liên đới cùng với cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường. Lỗi của trường học, bệnh viện hay các tổ chức đang quản lý những người đó, thường là những lỗi về quản lý như thiếu trách nhiệm, lơ là nhiệm vụ…
Khi xác định mức độ lỗi của các tổ chức đang quản lý con nuôi thì cần chú ý đến độ tuổi của người chưa thành niên, mức độ bệnh tật của người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự một phần hay toàn bộ,…… để xác định chính xác mức độ trách nhiệm của cha, mẹ hoặc người trực tiếp quản lý người gây ra thiệt hại. Cũng có thể căn cứ vào hợp đồng giữa cha, mẹ hoặc người giám hộ và tổ chức quản lý (nếu có). Trong trường hợp các tổ chức quản lý đã làm hết trách nhiệm (không có lỗi) thì họ không phải bồi thường thiệt hại mà cha, mẹ hoặc người giám hộ phải bồi thường toàn bộ. Ví dụ: người chưa thành niên khi hết giờ học tập trong cơ sở giáo dục, trên đường trở về nhà đã gây ra tai nạn giao thông với người đi đường. Trong trường hợp này, cơ sở giáo dục là nơi dạy dỗ trẻ chưa thành niên nhưng họ chỉ có nhiệm vụ kiểm soát, giáo dục trẻ khi trong phạm vi nhà trường, do đó khi trẻ em có hành vi gây thiệt hại ngoài phạm vi nhà trường thì cơ sở đó sẽ không phải
2.2. Quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi
Lần đầu tiên Luật Nuôi con nuôi quy định về quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi. Tuy nhiên, đó là mối quan hệ giữa con nuôi với ai trong gia đình cha mẹ nuôi thì pháp luật lại không quy định rõ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì có thể nhận diện các mối quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi bao gồm: quan hệ giữa con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của cha mẹ nuôi; quan hệ giữa con nuôi với các con đẻ của cha mẹ nuôi; quan hệ giữa con nuôi với anh, chị, em ruột của cha mẹ nuôi.