Thống nhất ý chí giữa các bên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ (Trang 73 - 75)

Chƣơng 4 : ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

4.2. Điều kiện có hiệu lực theo pháp luật Hoa Kỳ

4.2.3. Thống nhất ý chí giữa các bên

Ý chí của các bên trong hợp đồng là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ. Sự thống nhất ý chí được ví như các bên đã có sự gặp gỡ về ý chí (meeting of the mind) mà cả hai đều hiểu rõ những điều khoản của hợp đồng là gì và đều đồng ý chịu sự ràng buộc bởi những điều khoản đó. Sự thống nhất ý chí được thể hiện xuyên suốt quá trình giao kết hợp đồng. Theo pháp luật Hoa Kỳ, những trường hợp sau đây thể hiện sự vi phạm nguyên tắc thống nhất ý chí:

Thứ nhất, hợp đồng được giao kết do có sự lừa dối, gian lận.

Để xác định có sự lừa dối trong giao kết hợp đồng, pháp luật Hoa Kỳ căn cứ vào các yếu tố: (1) có sự tạo ra thông tin không đúng sự thật về đối tượng, nội dung của hợp đồng; bên đưa ra thông tin biết được điều điều đó là không đúng sự thật; (3) Mục đích của việc lừa dối là để nhằm được giao kết hợp đồng với bên kia; (4) phía bên bị lừa dối đã tin vào thông tin đó và dẫn đến giao kết hợp đồng; (5) có thiệt hại thực tế xảy ra liên quan đến việc bị lừa dối.

Hậu quả pháp lý của hợp đồng được xác lập do lừa dối có thể dẫn đến huỷ bỏ hợp đồng và bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, hợp đồng được giao kết do có sự hiểu nhầm, nhầm lẫn.

Nhần lẫn xảy ra có thể do một bên hoặc do cả hai bên trong hợp đồng và hậu quả pháp lý hai trường hợp này không giống nhau. Nếu do một bên thì chưa đủ cơ sở để huỷ bỏ hay thoả thuận lại hợp đồng. Nếu cả hai đều cùng nhầm lẫn thì cho phép được huỷ bỏ giao kết hợp đồng theo yêu cầu của bên đề nghị hoặc người chấp nhận đề nghị. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp

do hai bên nhầm lẫn đều có thể huỷ bỏ hợp đồng mà chỉ trong trường hợp nhầm lẫn về nội dung chủ yếu khi giao kết hợp. Trong từng trường hợp cụ thể, Toà án sẽ xác định những nội dung nào được gọi là nội dung chủ yếu. Nếu chỉ nhầm lẫn về luật áp dụng, nhầm lẫn về biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, nhầm lẫn về giá cả nhưng mới chỉ là thoả thuận mà chưa thực thi ..v.v thì hợp đồng vẫn có hiệu lực [20, p. 125].

Thứ ba, hợp đồng được giao kết do có sự ép buộc (duress) hoặc lạm

dụng ảnh hưởng (undue influence).

Sự ép buộc hoặc lạm dụng ảnh hưởng trong giao kết hợp đồng đều tước đoạt đi ý chí độc lập của một bên để tự do giao kết hợp đồng. Sự bắt buộc có thể được xem như là hành động của một bên đối với bên kia để làm hoặc không làm việc gì thông qua việc đe doạ về thể chất, tinh thần hoặc kinh tế. Trái lại, với sự gây ảnh hưởng đối với người khác để được giao kết hợp đồng là trường hợp sử dụng áp lực quá mức và sự phụ thuộc trong mối quan hệ riêng với nhau như quan hệ thân tín như cha mẹ đối với con cái, bác sĩ đối với bệnh nhân, chủ đối với vệ sỹ…v.v.

Sự ép buộc về thể chất là việc sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực của một bên đối với một bên khác để giao kết hợp đồng. Sự ép buộc có thể không dùng vũ lực hay đe doạ vũ lực và bằng các tác động tâm lý khác buộc bên bị ép buộc phải giao kết hợp đồng. Sự thúc ép, đe doạ về kinh tế cũng phổ biến trong giao kết hợp đồng.

Hợp đồng được giao kết do ép buộc hoặc do lợi dụng sự ảnh hưởng của một bên đối với bên khác trong hợp đồng thì bên bị đe doạ hoặc bên bị lạm dụng ảnh hưởng có thể yêu cầu toà án tuyên hợp đồng vô hiệu.

Tuy nhiên, trên thực tế hợp đồng chỉ đạt được sự thống nhất ý chí một cách toàn diện khi hai bên bình đẳng với nhau, trong một số trường hợp khác khi có sự bất bình đẳng về chủ thể thì hợp đồng không đảm bảo yếu tố này. Đó chính là hợp đồng công cộng mà một bên là tư nhân và một bên là đại

diện cho công quyền. Hợp đồng công cộng được soạn thảo sẵn bởi bên đề nghị và mang tính chất là hợp đồng mẫu (hay còn gọi là hợp đồng sáp nhập), bên được đề nghị phải chấp nhận giao kết với những điều khoản có sẵn vì lợi ích công cộng. Như vậy, hợp đồng công cộng không có khả năng hoà hợp ý chí của các bên, tức là yếu tố cầu thành quan trọng nhất của khái niệm hợp đồng đã bị mất [16, tr.8, 14 ].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)