Chƣơng 4 : ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
4.3. Nhận xét điều kiện hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp
4.3.3. Điều kiện về sự tự nguyện theo pháp luật Việt Nam và sự thống nhất ý
nhất ý chí theo pháp luật Hoa Kỳ.
Sự thống nhất ý chí hay sự tự nguyện trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ đều xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí trong giao kết hợp đồng. Đây là nguyên tắc cơ bản và thông suốt trong chế định giao kết hợp đồng nói riêng, chế định về hợp đồng nói chung. Do vậy, tất cả những trường hợp giao kết hợp đồng mà thiếu đi sự tự nguyện, tự do ý chí thì không thể đảm bảo điều kiện hiệu lực của hợp đồng. Pháp luật hai quốc gia đều coi sự lừa dối, gian lận, sự nhầm lẫn, hiểu lầm, sự ép buộc, đe doạ là sự vi phạm thống nhất ý chí giữa các bên trong hợp đồng. Hậu quả pháp lý do vi phạm điều kiện trên giữa hai nước quy định về cơ bản là không thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có quy định khác nhau, cụ thể:
Trường hợp hai bên giao kết mà trong đó có ít nhất một bên nhầm lẫn thì theo pháp luật Việt Nam hợp đồng đó sẽ vô hiệu. Với pháp luật Hoa Kỳ không phải lúc nào có sự nhầm lẫn đều dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Do có sự phân biệt giữa sự nhầm lần của một bên và nhầm lẫn hai bên, nên theo pháp luật Hoa Kỳ, hợp đồng có sự nhầm lẫn của một bên ít khi bị tuyên vô hiệu, còn hợp đồng hai bên nhầm lẫn thường bị tuyên vô hiệu do nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng.
Pháp luật Hoa Kỳ còn quy định trong trường hợp lạm dụng ảnh hưởng là sự vi phạm điều kiện thống nhất ý chí giữa các bên trong giao kết hợp đồng. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam chưa đề cập đến trường hợp này.
4.3.4. Điều kiện về hình thức.
Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo tính an toàn pháp lý trong giao dịch, pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ đều quy định một số loại hợp đồng phải được lập bằng một hình thức nhất định để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực.
Tuy nhiên, tư duy pháp lý về hình thức hợp đồng giữa hai nước có điểm khác nhau, cụ thể là:
- Quy định về việc ký văn bản và hiệu lực của hợp đồng. Theo pháp luật Việt Nam yêu cầu hợp đồng bằng văn bản phải có chữ ký của hai bên [1, Điều 404, khoản 4]. Trong khi pháp luật Hoa Kỳ có thể thừa nhận hợp đồng chỉ cần có chữ ký của bên có nghĩa vụ trong hợp đồng mà sau này sẽ là cơ sở để bên còn lại yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ.
- Hậu quả pháp lý của hợp đồng do vi phạm về hình thức. Theo pháp luật Việt Nam, sự vi phạm hình thức dẫn đến hợp đồng vô hiệu và do vậy coi như hợp đồng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Như vậy, hình thức hợp đồng mang ý nghĩa là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong nhiều trường hợp. Nhưng, theo pháp luật Hoa Kỳ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, hợp đồng bằng văn bản mang ý nghĩa là chứng cứ hơn là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Việc các bên không tuân thủ về hình thức của hợp đồng chỉ là vấn đề hợp đồng có khả thi hay không chứ không phải là vấn đề được công nhận có hiệu lực hay không. Việc không tuân thủ về hình thức làm mất đi cơ sở chứng minh về sự tồn tại của hợp đồng, do đó không thể yêu cầu toà án buộc bên kia phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Các bên vẫn có thể tự thực hiện nghĩa vụ với nhau theo thoả thuận mà toà án không can thiệp vào. Cũng chính
vì vậy, nên pháp luật Hoa Kỳ không có quy định xử lý hợp đồng vô hiệu giống như pháp luật Việt Nam.
Theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng vi phạm về hình thức nếu được khắc phục theo quyết định của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một thời hạn nhất định thì vẫn có hiệu lực. Quy định này là phù hợp để các bên được tự do khẳng định lại ý chí của mình nếu thực sự muốn thiết lập quan hệ hợp đồng. Đồng thời, quy định này cũng là một giải pháp để hạn chế tuyên bố hợp đồng vô hiêu do vi phạm về hình thức. Tuy nhiên, quy định trên sẽ thiếu tính khả thi nếu một hoặc trong các bên không muốn làm cho hợp đồng có hiệu lực pháp lý, vì một khi đã có việc một hoặc các bên phải yêu cầu toà án quyết định buộc một bên khắc phục lỗi về hình thức hợp đồng thì điều đó có nghĩa là hai bên không còn thiện chí hợp tác với nhau nữa, nhất là một bên không muốn sự tồn tại của hợp đồng đó để có lợi cho mình. Ví dụ, A đồng ý bán nhà cho B bằng một giấy viết tay. Sau một thời gian, A nhận thấy nhà của mình nằm trên đất liền kề với đất quy hoạch mở rộng đường giao thông nên đã quay lại yêu cầu B trả lại nhà. B không trả nhà, A làm đơn ra toà yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu. B có yêu cầu phản tố đề nghị toà án buộc A phải thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng bán nhà. Trong trường hợp này, toà sẽ căn cứ vào Điều 134 quyết định B phải thực hiện đúng quy định về hình thức hợp đồng mua bán nhà trong một thời hạn. Nếu A không thực hiện, Toà tuyên hợp đồng vô hiệu do vi phạm về hình thức. Cũng trường hợp tương tự như vậy, nhưng nếu áp dụng pháp luật Hoa Kỳ thì A sẽ khó lấy lại căn nhà nếu không có sự thoả thuận hợp lý với B để B chấp nhận. Việc các bên không đáp ứng yêu cầu về hình thức của hợp đồng mua bán nhà, toà án không xem xét giải quyết vì không có cơ sở làm bằng chứng giao dịch giữa các bên. Theo đó, các bên phải tự giải quyết với nhau, toà không can thiệp.
Pháp luật Việt Nam không có quy định ngoại lệ cho những trường hợp vô hiệu do không tuân thủ về hình thức như pháp luật một số bang ở Hoa Kỳ.
Mặc dù các quy định của một số bang Hoa Kỳ yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản nhưng trong một số trường hợp ngoại lệ, hình thức bằng miệng có thể được chấp nhận như đã trình bày tại mục 3.2.6 của chương 4.