1.2. Khái quát các quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ
1.2.4. Quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo hệ
pháp luật của nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay
Cách mạng tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (02/09/1945). Tính tất yếu khách quan cần phải có một hệ thống quy phạm pháp luật để Điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngay sau cách mạng tháng Tám (1945) thành công, do điều kiện lịch sử xã hội, cách mạng Việt Nam phải đối phó với thù trong giặc ngoài, vì vậy Nhà nƣớc ta chƣa thể ban hành ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Nhìn chung, các quan hệ dân luật và HN&GĐ từ năm 1945-1950 vẫn đƣợc điều chỉnh bởi ba văn bản luật (DLBK, DLTK, DLGYNK) do thực dân Pháp ban hành trƣớc 1945 (theo Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đã cho phép áp dụng pháp luật cũ một cách chọn lọc, miễn sao không trái với lợi ích của chính thể Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa và lợi ích của nhân dân lao động).
Năm 1950 do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đòi hỏi cần phải xóa bỏ, hạn chế ảnh hƣởng của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến lạc hậu. Nhà nƣớc ta đã ban hành hai sắc lệnh điều chỉnh một số quan hệ HN&GĐ: Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về vấn đề ly hôn.
Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 chƣa dự liệu cụ thể về chế độ tài sản của vợ chồng, mặc dù vậy văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất Hiến pháp năm 1946 của nhà nƣớc ta đã ghi nhận “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” [9, Điều 9]. Sắc lệnh số 97/SL quy định: “Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” [9, Điều 5] và “người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt
Hộ” [9, Điều 6]. Nhƣ vậy, theo các quy định này Sắc lệnh số 97/SL thì lần đầu tiên
mọi mặt (trong đó có quyền bình đẳng về tài sản trong gia đình của vợ chồng). Quy định mang tính nguyên tắc này đã thể hiện bản chất của nền pháp chế mới dân chủ, tiến bộ hẳn so với hệ thống pháp luật dƣới thời thực dân, phong kiến ở nƣớc ta.
Theo quy định của Sắc lệnh số 97/SL thì toàn bộ tài sản của vợ chồng dù có trƣớc hay trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt về nguồn gốc, công sức tạo dựng... đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng và trên nguyên tắc bình đẳng, vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ngang nhau đối với tài sản chung. Nhƣ vậy, so với DLBK, DLTK thì Sắc lệnh số 97/SL của Nhà nƣớc ta đã thể hiện bản chất tốt đẹp, dân chủ của chế độ xã hội mới. Sắc lệnh đã đƣa ra một số quy định nhằm bảo đảm quyền con ngƣời, quyền bình đẳng giữa nam nữ, giữa vợ và chồng về mọi phƣơng diện mà hệ thống pháp luật dƣới chế độ thực dân, phong kiến không thể có đƣợc.
Bên cạnh đó, theo Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 cũng ghi nhận quyền bình đẳng giữa vợ chồng khi thực hiện quyền yêu cầu ly hôn. Nhƣng Sắc lệnh số 159/SL chƣa quy định rõ về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Song tại Điều 6 Sắc lệnh số 159/SL đã quy định Tòa án căn cứ quyền lợi của các con để quy định việc trông nom, dạy dỗ chúng, và hai vợ chồng phải cùng chịu trách nhiệm nuôi dạy các con theo khả năng.
Nhƣ vậy, theo quy định này thì khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng phải đƣợc chia, tùy theo khả năng của mỗi bên vợ, chồng phải cùng có nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con. Đáng tiếc là Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL không dự liệu về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng. Tuy vậy, cứ chiếu theo tinh thần của những văn bản này, chúng ta cũng có thể suy luận rằng: Tài sản chung của vợ chồng phải đƣợc chia đôi, mỗi bên vợ, chồng đƣợc một nửa giá trị tài sản chung (nguyên tắc này cũng đã đƣợc áp dụng theo DLBK, DLTK trƣớc đây) [13, tr.87].
Từ những quy định trên cho thấy, Sắc lệnh số 97/SL và sắc lệnh số 159/SL đã góp phần quan trọng nhằm hạn chế và xóa bỏ những quy định lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến về HN&GĐ. Đã ghi nhận sự bình đẳng giữa vợ chồng trên mọi phƣơng diện, tạo nền tảng để xây dựng một nền pháp chế mới dân chủ và tiến bộ trong lĩnh vực HN&GĐ của Nhà nƣớc XHCN.
Luật HN&GĐ năm 1959
Luật HN&GĐ năm 1959là công cụ pháp lý của Nhà nƣớc ta đƣợc xây dựng và thực hiện với hai nhiệm vụ cơ bản: xóa bỏ những tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu, xây dựng chế độ HN&GĐ mới XHCN.
Luật HN&GĐ năm 1959 không dự liệu chế độ tài sản ƣớc định, mà chỉ quy định: “Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài
sản có trước và sau khi cưới” [42, Điều 15]. Theo quy định này, thể hiện chế độ tài
sản của vợ chồng theo luật HN&GĐ năm 1959 dự liệu là chế độ cộng đồng toàn sản: Toàn bộ các tài sản của vợ chồng dù có trƣớc và trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt nguồn gốc tài sản và công sức đóng góp, đều thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng. Vợ, chồng có quyền bình đẳng ngang nhau khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung và luôn có kỷ phần bằng nhau trong khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất đó.
Luật HN&GĐ năm 1959 tại Điều 16 và Điều 29 đã dự liệu hai trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng là khi vợ, chồng chết trƣớc và khi vợ chồng ly hôn. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Ngoài ra, luật cũng quy định: “Khi ly hôn, cấm đòi trả của” [42, Điều 28], nhằm xóa bỏ một trong những tập tục lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến trƣớc đây.
Quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 1959 đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, góp phần xóa bỏ triệt để những tàn tích lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến, thực hiện chế độ HN&GĐ XHCN ở nƣớc ta. Tuy nhiên, sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, kéo theo sự thay đổi của đời sống trong lĩnh vực HN&GĐ khiến quá trình thực hiện Luật HN&GĐ năm 1959 (trong đó có các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng) đã gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Điều này do một số quy định của Luật HN&GĐ năm 1959 chƣa cụ thể, hoặc không còn phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, Luật HN&GĐ năm 1986 đã đƣợc ban hành.
Luật HN&GĐ năm 1986
chồng hẹp hơn so với Luật HN&GĐ năm 1959 bao gồm: tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân và tài sản do vợ chồng đƣợc tặng cho chung, thừa kế chung [43, Điều 14]. Bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đã ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng [43, Điều 16]. Ngƣời vợ, chồng có tài sản riêng có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Luật HN&GĐ năm 1986 cũng đã quy định bảo đảm quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung; quy định rõ mục đích sử dụng tài sản chung của vợ chồng là nhằm bảo đảm những nhu cầu chung của gia đình; vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mƣợn và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải đƣợc sự thỏa thuận của hai vợ chồng [43, Điều 15].
Đối với các trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 dự liệu ba trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng:
- Chia khi một bên vợ, chồng chết trƣớc; - Khi vợ, chồng ly hôn;
- Chia khi hôn nhân đang tồn tại;
Quy định chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại là quy định mới của Luật HN&GĐ năm 1986, xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội và với mục đích bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng cũng nhƣ của những ngƣời có lợi ích liên quan (ngƣời thứ ba) đến tài sản chung của vợ chồng.
Về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đã dự liệu “Nguyên tắc chia đôi tài sản chung” của vợ chồng trong các trƣờng hợp [43, Điều 17, 18, 42]:
+ Trƣờng hợp một bên vợ, chồng chết trƣớc, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi, phần tài sản của ngƣời chết đƣợc chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Nguyên tắc “chia đôi” tài sản chung của vợ chồng trong trƣờng hợp này là chia bình quân, mỗi bên vợ, chồng đƣợc một nửa (1/2) giá trị tài sản chung, mà không cần phải dựa vào công sức đóng góp tạo dựng tài sản chung của vợ, chồng [43, Điều 17].
+ Đối với trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, khi có lý do chính đáng; hoặc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng ly hôn, nguyên tắc chia đôi tài sản chung chỉ mang tính ƣớc lệ (xuất phát từ kỷ phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung bằng nhau, một đặc điểm của tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất); khi chia, Tòa án vẫn phải dựa vào công sức đóng góp trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản cung của vợ chồng. Vẫn có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo tỷ lệ nhiều, ít khác nhau cho các bên vợ, chồng.
Nhƣ vậy, chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 1986 của Nhà nƣớc ta có nhiều điểm khác biệt so với Luật HN&GĐ năm 1959 trƣớc đây: quy định với căn cứ xác lập khối tài sản chung hẹp hơn rất nhiều so với chế độ cộng đồng toàn sản của Luật HN&GĐ năm 1959; đã cụ thể hóa trong một chừng mực nhất định các loại tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng, mục đích sử dụng tài sản chung vào nhu cầu đời sống chung của gia đình,quyền bình đẳng của vợ, chồng trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung, các trƣờng hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng, v.v... [13, tr.97].
Luật HN&GĐ năm 2000
Giống với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nƣớc ta cũng không dự liệu về chế độ tài sản ƣớc định giữa vợ chồng vì không phù hợp với tập quán truyền thống của gia đình Việt Nam. Chế độ cộng đồng tài sản pháp định mà Luật HN&GĐ năm 2000 quy định là chế độ cộng đồng tạo sản áp dụng cho các cặp vợ chồng. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về phạm vi quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các loại tài sản đó, các trƣờng hợp chia tài sản chung và hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng.
So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 khi quy định về chế độ tài sản của vợ chồng đã có sự đổi mới cả về kỹ thuật lập pháp và nội dung cụ thể; Góp phần bổ khuyết một số điểm hạn ch khi dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 1986 [13, tr.103 -104].