Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 97)

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện và áp dụng

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật

3.2.1.1. Về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng

Trong trƣờng hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố chết, mất tích mà sau đó lại trở về pháp luật mới chỉ dự liệu về quan hệ hôn nhân, còn về vấn đề tài sản chung của vợ chồng thì Luật HN&GĐ năm 2000 chƣa đƣợc dự liệu cụ thể.

Quy định về hậu quả pháp lý về tài sản ở một số nƣớc quy định: theo yêu cầu của ngƣời bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà lại trở về, những ngƣời đã đƣợc chia di sản thừa kế của ngƣời đó phải trả lại những tài sản hiện còn; nếu cố tình giấu giếm nhằm chiếm giữ tài sản đó thì họ phải trả lại toàn bộ giá trị tài sản, kể cả hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó [35, Điều 130,131]; [22, Điều 32];.... Còn BLDS và Thƣơng mại Thái Lan quy định “... một người đã nhận được tài sản sau việc tuyên bố mất tích, nhưng mất quyền

của mình sau khi hủy bỏ lời tuyên bố đó, phải hoàn lại tài sản đó chỉ trong chừng mực người đó đã trở nên giàu có nhờ tài sản đó” [54, Điều 55]. Tƣơng tự, BLDS Nhật Bản

dự liệu rằng: “Người được hưởng tài sản từ tuyên bố mất tích sẽ bị mất các quyền của

mình khi tuyên bố này bị hủy bỏ. Tuy nhiên, người này chỉ chịu trách nhiệm trả lại tài sản đã nhận, tùy thuộc vào mức độ giàu lên hiện tại...” [22, Điều 32].

Tuy nhiên, thời điểm khôi phục quan hệ hôn nhân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong trƣờng hợp này, hệ thống pháp luật của nhiều nƣớc không quy định cụ thể (BLDS Nhật Bản, BLDS và thƣơng mại Thái Lan, DLBK Việt Nam...).

Riêng BLDS Cộng hòa Pháp (1804), giải pháp mà nhà làm luật lựa chọn trong trƣờng hợp này là “không phục hồi quan hệ hôn nhân”. Theo quy định BLDS Cộng hòa Pháp: “Hôn nhân của người mất tích bị chấm dứt, ngay cả khi bản án tuyên bố mất tích đã bị hủy” [35, Điều 132]. Nhƣ vậy, nếu đã không thể phục hồi

quan hệ hôn nhân, thì chế độ tài sản giữa vợ chồng cũng không thể khôi phục. Cũng có nghĩa rằng chế độ tài sản của vợ chồng sẽ đƣơng nhiên chấm dứt khi phán quyết của Tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết có hiệu lực.

Học hỏi sự tiến bộ này của BLDS Cộng hòa Pháp, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định về thời điểm chất dứt hôn nhân do vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết [52, Điều 65]. Nhƣ vậy khi phán quyết của Tòa án tuyên bố vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân chấm dứt, ngày hôn nhân chấm dứt đƣợc xác định là ngày chết đƣợc ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân trong trƣờng hợp này, còn quan hệ nhân thân và tài sản khi vợ chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về thì quy định khác. Không nhƣ BLDS Cộng hòa Pháp quy định ngƣời vợ, chồng đã bị tuyên bố chết lại trở về cũng không thể đƣơng nhiên phục hồi quan hệ hôn nhân, nếu vợ, chồng muốn tái hợp chung sống với nhau, họ phải đăng ký kết hôn tuân theo thủ tục chung. Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định về quan hệ nhân thân và tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về thì quan hệ nhân thân vẫn giữ nguyên tắc nhƣ Luật HN&GĐ năm 2000, còn về quan hệ tài sản thì đƣợc quy định cụ thể hơn:

+ Nếu nhƣ hôn nhân đƣợc khôi phục thì quan hệ tài sản đƣợc khôi phục từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có đƣợc trong thời gian có quyết định của Tòa án tuyên bố đã chết có hiệu lực đến khi có quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của ngƣời đó.

+ Nếu hôn nhân không đƣợc khôi phục thì tài sản có trƣớc khi có quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực mà chƣa chia thì đƣợc giải quyết nhƣ chia tài sản khi ly hôn [52, khoản 2, Điều 67].

việc áp dụng căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng trong trƣờng hợp này, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề tài sản chung của vợ chồng trong trƣờng hợp vợ, chồng bị tuyên bố đã chết sau đó trở về. Nhƣng quy định chƣa làm rõ quan hệ về tài sản trong trƣờng hợp khi mà hôn nhân không đƣợc khôi phục, nếu nhƣ tài sản có trƣớc khi có quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đã chia thì đƣợc giải quyết nhƣ thế nào? Điều này cần pháp luật dự liệu, vậy nên chúng ta cần xem xét và bổ sung tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề thực tiễn cũng nhƣ khi tranh chấp xảy ra.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 67 Luật HN&GĐ năm 2014 thì quan hệ hôn nhân sẽ đƣơng nhiên đƣợc khôi phục kể từ thời điểm kết hôn nếu vợ hoặc chồng của ngƣời bị tuyên bố là đã chết chƣa kết hôn với ngƣời khác. Từ quy định này, ta có thể hiểu rằng “thời kỳ hôn nhân” trong trƣờng hợp này chƣa từng bị gián đoạn, nhƣ vậy căn cứ theo Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 thì thu nhập do vợ, chồng có đƣợc trong khoảng thời gian bị tuyên bố mất tích vẫn coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nhƣng Luật HN&GĐ năm 2014 lại quy định về quan hệ tài sản: “tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về

việc tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản tiêng của người đó” [52, Điều 67, Khoản 2,

Điểm a], điều này hoàn toàn mâu thuẫn với Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014.

3.2.1.2. Về thành phần tài sản chung của vợ chồng

Theo quy định Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 thì thành phần tài sản chung của vợ chồng đƣợc quy định bao gồm:

- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

- Tài sản mà vợ chồng đƣợc thừa kế chung hoặc đƣợc tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;

- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có đƣợc sau khi kết hôn.

Nhƣ vậy theo quy định trên thì thành phần tài sản chung của vợ chồng không đƣợc liệt kê đầy đủ, ví dụ nhƣ hoa lợi lợi tức từ tài sản riêng của vợ chồng thì đƣợc

Khắc phục những thiếu sót này, Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 ngoài thành phần tài sản chung của vợ chồng nhƣ Luật HN&GĐ năm 2000 quy định thì đã quy định bổ sung thêm về thành phần tài sản chung của vợ chồng:

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, trừ trƣờng hợp đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật HN&GĐ năm 2014.

- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có đƣợc sau khi kết hôn, trừ trƣờng hợp vợ hoặc chồng đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng hoặc có đƣợc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Quy định này góp phần bổ khuyết những nội dung còn thiếu, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi xảy ra.

3.2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung

Chính vì khó có thể phân biệt đƣợc “nợ chung” hay “nợ riêng” giữa vợ chồng, nên Điều 25 Luật HN&GĐ năm 2000 đã dự liệu về trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện. Kế thừa điều này, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện, ngoài ra còn quy định cụ thể về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng và trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với những nghĩa vụ chung của tài sản vợ chồng [52, Điều 27, 37]. Quy định này đã rõ ràng và cụ thể hơn so với Luật HN&GĐ năm 2000 tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ chung hay nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng.

3.2.1.4. Về đăng ký sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng

Trƣớc đây Luật HN&GĐ năm 1959 và 1986 của Nhà nƣớc ta không quy định vấn đề đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng, đã có nhiều hạn chế trong việc thực hiện và áp dụng luật. Bởi lẽ, vợ, chồng trƣớc tiên với tƣ cách là công dân, quyền sở hữu của cợ chồng đối với tài sản chung cũng thuộc phạm trù quyền sở hữu của công dân [41, Điều 27], [44, Điều 58]. Đăng ký quyền sở hữu của vợ chồng liên quan đến các loại tài sản chung có giá trị lớn (nhà ở, quyền sử dụng đất, xe máy, ô tô, tàu, thuyền vận tải,...) là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của vợ chồng đối với các tài sản đó. Thông qua việc đăng

ký quyền sở hữu, Nhà nƣớc bằng pháp luật công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của vợ chồng đối với các tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác, điều chỉnh đƣợc các hành vi xử sự của vợ chồng, của những ngƣời khác khi ký kết các hợp đồng liên quan trực tiếp đến tài sản chung của vợ chồng và còn là căn cứ pháp lý nhằm giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của những chủ thể khác khi quyền lợi của họ đƣợc bảo đảm trực tiếp từ tai sản chung của vợ chồng. Đăng ký quyền sở hữu là một thủ tục (pháp lý) hành chính để Nhà nƣớc công nhận, bảo hộ quyền sở hữu của công dân.

Tại khoản 2 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định: Trong trƣờng hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Đây là một trong những quy định cụ thể (mới) của Luật HN&GĐ năm 2000 liên quan đến quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung.

Theo luật định, các tài sản thuộc tài sản chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 bao gồm: nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu (xe mô tô, ô tô, tàu, thuyền đánh cá,...) (khoản 1 Điều 5 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP). Việc đăng ký các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải ghi tên của cả vợ và chồng theo quy định tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đƣợc thực hiện kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực (18/10/2001).

Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và gia đình; quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba; sự an toàn trong giao dịch khi xác lập, thực hiện các giao dịch đối với tài sản chung của vợ chồng mà theo quy định pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng nhƣng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng, Luật HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung quy định về việc đại diện giữa vợ và chồng trong trƣờng hợp này [52, Điều 26]. Ngoài ra Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định về việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử

dụng đối với tài sản chung thì ngoài việc phải ghi tên hai vợ chồng trên giấy chứng nhận thì vợ chồng có thể thỏa thuận khác [52, Điều 34].

Theo đó, việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng đƣợc thực hiện theo quy định về căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng, đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh.

Trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng có tên trên các giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với ngƣời thứ ba trái với quy định của Luật HN&GĐ về đại diện giữa vợ và chồng thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trƣờng hợp có đủ căn cứ xác định ngƣời thứ ba ngay tình theo quy định của BLDS [28].

Tuy nhiên, đến ngày 01/01/2015 thì Luật HN&GĐ năm 2014 mới có hiệu lực. Vậy nên, để tránh những rắc rối phát sinh trong phân chia tài sản vợ, chồng thì cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để ngƣời dân hiểu việc đứng tên cả hai ngƣời là yêu cầu chính đáng và do luật định. Nếu tài sản trong hôn nhân chỉ đứng tên một ngƣời thì không những khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp mà còn khó khăn trong cả các giao dịch thƣờng ngày (nhƣ chuyển nhƣợng, góp vốn, thế chấp, tặng cho…). Đặc biệt, các cơ quan chức năng khi làm các thủ tục liên quan (nhất là chuyển nhƣợng) cần kiểm soát, xác minh chặt để tránh việc làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời còn lại có quyền sở hữu, quyền sử dụng chung.

3.2.1.5. Về chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng

Luật HN&GĐ năm 2000 đã không dự liệu về nguyên tắc chia (đôi) tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng có yêu cầu, có lẽ đây là một “khiếm khuyết” của Luật HN&GĐ năm 2000. Khắc phục kiếm khuyết này, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhƣ Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 đó là: Nếu nhƣ không thỏa thuận đƣợc và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì chia nhƣ ly hôn [52, Điều 38, Khoản 3]. Nhƣ vậy, trƣớc tiên pháp luật vẫn ƣu tiên sự thỏa thuận của vợ chồng, chỉ khi vợ chồng không thỏa thuận đƣợc về chia tài sản chung và có yêu cầu thì tòa án mới giải quyết.

Việc pháp luật HN&GĐ chỉ công nhận vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền khởi kiện của ngƣời thứ ba trong trƣờng hợp này không đƣợc thừa nhận [46, Điều 29], [52, Điều 38] là hoàn toàn phù hợp về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, khi áp dụng quy định này vào thực tiễn vẫn còn vấn đề bất cập và cần phải có sự vận dụng linh hoạt hơn. Theo luật hiện hành, khi vợ, chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản đó đƣợc thực hiện bằng tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ chồng không sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có thoả thuận [46, Điều 33]; [52, Điều 44]. Vấn đề đặt ra là, rất có thể ngƣời có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản. Trong trƣờng hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của ngƣời có quyền (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của ngƣời có nghĩa vụ thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ không đƣợc đảm bảo.

Chính vì vậy, theo tôi pháp luật cần quy định rõ: Trong trường hợp

có đủ chứng cứ cho rằng, vợ chồng không có thoả thuận hoặc không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì người có quyền có thể yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để lấy phần tài sản của người vợ hoặc người chồng có nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ. Yêu cầu của người có quyền sẽ không được Toà án công nhận, nếu việc chia tài sản chung ảnh hưởng nghiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)