Dựa vào nguồn gốc tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 52 - 58)

2.1. Căn cứ xác lập sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng

2.1.2. Dựa vào nguồn gốc tài sản

2.1.2.1. Tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân

Sau khi kết hôn, quan hệ hôn nhân đƣợc xác lập, khi đó vợ chồng cùng nhau tạo dựng tài sản chung để duy trì cuộc sống gia đình, đảm bảo các nhu cầu của đời sống chung, đáp ứng các nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau, nuôi dƣỡng và giáo dục con cái,… Tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đƣợc hiểu là vợ chồng dựa vào năng lực của chính bản thân để tạo ra thu nhập mua tài sản hoặc chính vợ, chồng trực tiếp sử dụng sức lao động của mình để tạo ra tài sản.

Hành vi tạo ra tài sản của vợ, chồng còn đƣợc hiểu là vợ, chồng đã sử dụng tiền bạc, tài sản của mình, thông qua các hợp đồng mua sắm các tài sản đó, chuyển quyền sở hữu tài sản từ ngƣời khác, sang quyền sở hữu của vợ chồng (nhƣ mua nhà ở, ti vi, xe máy, giƣơng, tủ, bàn ghế, chuyển quyền sử dụng đất....); bảo đảm cho các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của gia đình hoặc để vợ chồng đầu tƣ sản xuất, kinh doanh. Nhƣ vậy, những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật về HN&GĐ của nhiều nƣớc đều quy định nhƣ vậy. Ví dụ nhƣ theo khoản 2 Điều 30 Luật gia đình Cộng hòa Cuba quy định:

Tài sản chung của vợ chồng đƣợc xác lập bao gồm những tài sản do vợ chồng mua sắm đƣợc và quyền lợi tạo ra trong thời gian hôn nhân bằng tiền hoặc vốn chung dù là nhân danh cả hai vợ chồng hay nhân danh một ngƣời mà mua sắm tài sản để tạo quyền lợi.

2.1.2.2. Thu nhập hợp pháp của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

Trƣớc đây Luật HN&GĐ năm 1986 đã dự liệu tài sản chung của vợ chồng bao gồm “thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng

trong thời kỳ hôn nhân” [43, Điều 14]. Kế thừa quy định đó Luật HN&GĐ năm 2000 cũng quy định tài sản chung của vợ chồng, còn bao gồm những “thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời ky hôn nhân” [46, Điều 27, Khoản 1]. Đây đƣợc coi là loại tài sản

Theo từ điển tiếng Việt thì “thu nhập” đƣợc hiểu là “nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó” [39, tr.990]. Còn theo từ điển thuật ngữ

về thuế thì “thu nhập” là quyền lợi kinh tế, tiền hay giá trị nhận đƣợc.

Nhƣ vậy, thu nhập của vợ chồng thuộc khối tài sản chung của vợ chồng là những lợi ích vật chất mà vợ, chồng có đƣợc do tham gia lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo thực hiện, vợ chồng đƣợc hƣởng thành quả lao động hoặc các lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại, cũng nhƣ các hoa lợi, lợi tức thu đƣợc từ các loại tài sản của vợ chồng trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh. Thu nhập của vợ chồng gồm có nhiều loại, nhƣng thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh là loại thu nhập ổn định, cơ bản và chủ yếu. Vợ chồng bằng hành vi của mình, tạo thu nhập thông qua quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đời sống xã hội hiện nay, thu nhập chủ yếu của các cặp vợ chồng thƣờng là tiền lƣơng, tiền công lao động, những thu nhập và tài sản do vợ chồng làm kinh tế gia đình (chăn nuôi, trồng trọt, tiểu thủ công nghiệp...), hoặc lợi nhuận thông qua việc sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định tài sản chung của vợ chồng cũng bao gồm các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể hóa quy định này, tại mục 3, điểm a Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã hƣớng dẫn: Những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thƣởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số hoặc những tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 Bộ luật dân sự... trong thời kỳ hôn nhân [27].

Từ những nội dung trên, ta thấy kể từ thời điểm kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân hợp pháp thì thu nhập do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả hai vợ chồng hoặc của vợ, của chồng có đƣợc đều là tài sản chung của vợ chồng mà không phân biệt tài sản nào do vợ, tài sản nào do chồng tạo ra. Ngoài ra, tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng không phân biệt ai làm ra hay ai làm ra nhiều, ai làm ra ít mà quy định đều là tài sản chung của vợ chồng. Đây là một điểm

rất đặc biệt trong căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng khác với sở hữu chung theo phần. Đặc điểm này là bản chất của quan hệ sở hữu và chỉ có đƣợc trong quan hệ hôn nhân. Điều này đƣợc ghi nhận tại Điều 15 Luật HN&GĐ năm 1959, Điều 14 Luật HN&GĐ năm 1986 và Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000.

Nhƣ vậy căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng chủ yếu và cơ bản là dựa vào những thu nhập do lao động, do hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác và không bị hạn chế về giá trị tài sản mà vợ hoặc chồng có đƣợc thu nhập hợp pháp.

2.1.2.3. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung

Căn cứ này không phổ biến bằng hai căn cứ trên, nhƣng cũng là căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Đây là trƣờng hợp xác lập tài sản chung của vợ chồng dựa trên quyền định đoạt của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế [49, Điều 245, 631, 686].

- Vợ chồng được thừa kế chung:

Theo quy định của pháp luật thừa kế thì vợ chồng không thể cùng đƣợc thừa kế theo pháp luật của bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng. Vợ chồng cùng đƣợc thừa kế chung chỉ trong trƣờng hợp thừa kế theo di chúc. Vợ và chồng cùng đƣợc thừa kế chung theo di chúc đƣợc hiểu là vợ và chồng cùng đƣợc chỉ định là những ngƣời thừa kế hƣởng chung phần di sản theo di chúc của ngƣời để lại di sản. Việc xác định vợ và chồng cùng đƣợc thừa kế chung theo di chúc là căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng. Việc xác định này nhằm để phân biệt với trƣờng hợp vợ hoặc chồng đƣợc thừa kế theo di chúc hoặc cả vợ và chồng cùng đƣợc thừa kế theo di chúc nhƣng với tƣ cách là từng ngƣời thừa kế riêng.

Trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng đều đƣợc thừa kế theo di chúc của một ngƣời, nhƣng phần di sản của mỗi ngƣời đƣợc xác định cụ thể trong nội dung của di chúc, thì không thể đƣợc xem là căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Trong trƣờng hợp này thì vợ và chồng đƣợc thừa kế riêng, phần di sản mỗi ngƣời đƣợc thừa kế là tài sản riêng của mỗi ngƣời. Và phần di sản này chỉ là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi vợ hoặc chồng sáp nhập phần di sản của mình

vào khối tài sản chung hay vợ chồng thỏa thuận đó là tài sản chung. Nhƣ vậy, căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng do thừa kế chung chỉ phát sinh trong trƣờng hợp là vợ chồng cùng đƣợc chỉ định thừa kế khối di sản chung trong di chúc.

- Vợ, chồng được tặng cho chung:

Vợ, chồng đƣợc tặng cho chung tài sản là căn cứ xác lập sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Trong đời sống thực tế, vợ chồng cùng đƣợc bố mẹ vợ hoặc chồng, bạn bè hoặc những ngƣời thân thích bên nội hoặc ngoại tặng cho chung, khi đó tài sản đƣợc tặng cho chung này là tài sản sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.

Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại những tranh chấp liên quan đến sự kiện này. Trên thực tế đã cho thấy, việc bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng tặng cho vợ chồng nhà ở, quyền sử dụng đất,… nếu vợ chồng hòa thuận thì không sao, nhƣng khi có tranh chấp xảy ra thì trở nên phức tạp.

Có những trƣờng hợp vợ chồng ly hôn, ngôi nhà hoặc diện tích đất mà bên bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng đã cho hai vợ chồng khi mới lập nghiệp nhƣng không có văn bản, không có hợp đồng tặng cho… Vì vậy, đến khi ly hôn tài sản này không đƣợc coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để chia khi ly hôn. Những nguyên nhân dẫn đến vấn đề này nhƣ sau:

+ Do ngƣời Việt Nam chúng ta sống trọng tình nghĩa, rất ngại đề cập đến vấn đề tài sản khi mà tình cảm đang mặn nồng. Vì vậy, khi cha mẹ hay ngƣời thân tặng cho tài sản đã không lập văn bản nào để ghi nhận sự kiện đó. Đến khi có tranh chấp xảy ra thì không có căn cứ nào chứng minh đó là tài sản đó là thuộc khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

+ Do nhận thức của ngƣời dân Việt Nam ta còn chƣa cao, cảm thấy không cần thiết ký kết các văn bản tặng cho do không nắm rõ quy định của pháp luật. Và có ngƣời còn cho rằng làm văn bản ký kết nhƣ thế làm ảnh hƣởng tới tình cảm các bên, cho rằng không tin tƣởng nhau hay nhƣ thế nào. Trong khi đó pháp luật quy định rõ các trƣờng hợp tặng cho phải làm văn bản tặng cho có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, hay làm hợp đồng có chứng nhận của văn phòng công chứng. Ví dụ: tặng cho nhà ở [53, tr.173-177].

2.1.2.4. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn

Theo quy định của BLDS và pháp luật đất đai, quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản có tính chất đặc thù. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nƣớc thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm đúng mục đích và hiệu quả. Nhà nƣớc giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài [48, Điều 17,18]. Cá nhân có quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Theo Khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có đƣợc sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có đƣợc trƣớc khi kết hôn, đƣợc thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.

Cụ thể hơn điều này, tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định:

- Quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc một bên vợ hay chồng đƣợc Nhà nƣớc giao, kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng (các quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở đƣợc Nhà nƣớc giao, đất chuyên dùng,…).

- Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hay chỉ một bên vợ hoặc chồng đƣợc Nhà nƣớc cho thuê là tài sản chung của vợ chồng, cũng là tài sản chung của vợ chồng đối với đất mà vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của ngƣời khác.

- Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có đƣợc trƣớc khi kết hôn, đƣợc thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận [13, tr.157-158].

2.1.2.5. Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung, những tài sản không đủ chứng cứ xác định là tài sản riêng

Thực tế cuộc sống chung giữa vợ chồng cho thấy, do quan hệ vợ chồng đƣợc xác lập dựa trên yếu tố tình cảm, yêu thƣơng gắn bó giữa vợ chồng nên khi cuộc sống

hòa thuận hạnh phúc, vợ chồng thƣờng không phân biệt tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Cả vợ và chồng đều mong muốn sử dụng các loại tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu chung của gia đình, của vợ chồng; giữa vợ chồng thƣờng không phân biệt tài sản chung và tài sản riêng, không phân biệt “của anh” hay “của tôi”. Trong thời gian chung sống vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí tạo dựng tài sản chung. Đồng thời, vợ chồng cũng thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản vì quyền lợi của gia đình. Trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng, giữa vợ chồng có thể thỏa thuận cho rằng tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng hoặc là tài sản riêng của vợ, chồng. Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng đã tự nguyện nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Việc vợ, chồng tự nguyện nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng có thể là mặc nhiên hoặc bằng văn bản. Thực tế giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng cho thấy nhiều trƣờng hợp khó xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ chồng. Vì đời sống chung của gia đình, nhiều trƣờng hợp tài sản riêng của một bên đã đƣợc bảo đảm cho nhu cầu chung của gia đình mà không còn nữa hoặc có sự chuyển hóa, trộn lẫn giữa các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong quá trình sử dụng dẫn tới các ranh giới (căn cứ) ban đầu về tài sản chung và tài sản riêng giữa vợ chồng không còn nữa và rất khó xác định. Xuất phát từ thực trạng đó, nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng và hợp lý, Luật HN&GĐ năm 2000 đã dự liệu “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung” [46, Điều 27, Khoản 3]. Đây là nguyên tắc suy đoán

về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, lần đầu tiên đƣợc quy định trong Luật HN&GĐ của Nhà nƣớc ta (trƣớc đây Luật HN&GĐ năm 1986 không quy định cụ thể về nguyên tắc này).

Bên cạnh quy định những căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định tƣơng đối cụ thể về quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung trong việc: tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng đƣợc sử dụng để bảo đảm nhu

cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tƣ kinh doanh phải đƣợc vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận [46, Điều 28]. Trong trƣờng hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

Tóm lại, Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng là dựa vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc của các loại tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Những quy định này có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm quyền của vợ chồng đối với tài sản chung, giúp các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xác định tài sản chung của vợ chồng chính xác, nhằm giải quyết tốt các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng.

2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 52 - 58)