Tài sản chung của vợ chồng là cơ sở kinh tế nhằm đáp ứng các lợi ích của vợ chồng cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy trong quá trình quản lý để đảm bảo lợi ích của cả vợ, chồng và những ngƣời liên quan pháp luật có quy định về việc vợ, chồng có thể bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự [49, Điều 23]. Và trên thực tế xem xét khi chia tài sản chung của vợ chồng thì nếu nhƣ một bên lời biếng, không chịu tạo lập tài sản chung hoặc có hành vi phá tán tài sản, hoang phí thì sẽ không đƣợc chia phần ngang bằng với ngƣời kia [46, Điều 95, Khoản 2, Điểm a]. Hay quy định về ngƣời vợ hoặc chồng đƣợc Tòa án chỉ định là đại diện theo pháp luật cho ngƣời còn lại khi bên ngƣời đó bị tuyên bố hạn chế mất năng lực hành vi dân sự [46, Điều 24].
của vợ chồng phải đƣợc bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Nhƣng chỉ nghĩa vụ nào đƣợc xác định là nghĩa vụ chung của vợ chồng thì khối tài sản chung của vợ chồng mới phải chịu trách nhiệm cho các nghĩa vụ đó. Trong pháp luật hiện nay các văn bản quy định, hƣớng dẫn áp dụng luật vẫn chƣa có quy định cụ thể về vấn đề này.
Trong cuộc sống, đôi khi do nhu cầu sinh hoạt gia đình hay để duy trì cuộc sống chung thì vợ chồng phải vay mƣợn tiền bạc, tài sản của ngƣời khác. Đây là khoản nợ mà vợ chồng phải có nghĩa vụ hoàn trả cho chủ nợ và khối tài sản chung phải đƣợc bảo đảm cho các khoản nợ đó. Theo quy định thì nếu là khoản nợ chung thì cả vợ và chồng đều phải có nghĩa vụ trả nợ, nhƣng nếu vợ hoặc chồng vay nợ sử dụng vào mục đích riêng, bảo đảm cho nhu cầu riêng của mỗi ngƣời thì ngƣời vợ, chồng đó phải có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng của mình.
Trên thực tế, khó có thể xác định đƣợc một khoản nợ là nợ chung hay nợ riêng của vợ, chồng nên khó xác định trách nhiệm trả nợ là trách nhiệm chung của vợ chồng hay riêng của mỗi cá nhân vợ, chồng. Mặt khác, truyền thống của gia đình ngƣời Việt Nam thƣờng coi trọng tình cảm, coi nhẹ tiền bạc, nhƣng đến khi có tranh chấp xảy ra thì lại thƣờng gay gắt và phức tạp. Một giải pháp đƣợc Luật HN&GĐ năm 2000 dự liệu đó là: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao
dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình” [46, Điều 25].
Quy định trên nhằm xác định nghĩa vụ chung của vợ chồng đối với các giao dịch dân sự hợp pháp do một bên vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch vì lợi ích của gia đình. Đây là một trong những quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000, khi dự liệu về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung. Từ đó cho thấy, nếu nhƣ một bên vợ, chồng có vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nhƣ ăn ở, học hành, chữa bệnh,... thì món nợ này đƣợc bảo đảm thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên quy định về thế nào là“nhu cầu thiết