Chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 66)

2.3. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật

2.3.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn

Theo nguyên tắc chung, khi phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng hoàn toàn chấm dứt khi vợ chồng ly hôn và tài sản chung của vợ chồng sẽ đƣợc chia theo yêu cầu của các đƣơng sự. Do nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động mà những năm vừa qua ở nƣớc ta các án kiện ly hôn gia tăng. Việc giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn luôn là loại việc khó khăn, phức tạp, có nhiều vƣớng mắc khi vợ chồng ly hôn. Trên nguyên tắc bảo

đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng, Luật HN&GĐ luôn ƣu tiên sự thỏa thuận của các bên, và chỉ khi vợ chồng không thỏa thuận đƣợc thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết [46, Điều 95, Khoản 1].

Pháp luật quy định vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về chia tài sản khi ly hôn vừa phù hợp với nguyện vọng của các bên, lại tạo điều kiện thuận lợi cho thi hành án sau này. Trƣờng hợp vợ chồng không thỏa thuận đƣợc với nhau thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ chồng và những ngƣời có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản của vợ chồng, Tòa án trƣớc khi quyết định cần phải xác định đâu là tài sản chung của vợ chồng và ai là ngƣời có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản của vợ chồng. Nguyên tắc giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng phải xem xét đến thu nhập thực tế của vợ, chồng, công sức đóng góp trong việc tạo dựng, quản lý tài sản chung; những tài sản nào chia đƣợc bằng hiện vật hoặc phải thanh toán bằng tiền; điều kiện, hoàn cảnh, nghề nghiệp của vợ, chồng khi ly hôn; hai vợ chồng sống riêng hoặc cùng chung sống với gia đình bên nhà chồng (vợ)... khi chia, Tòa án áp dụng các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng [46, Điều 95-99].

Nếu có tranh chấp về tài sản riêng của vợ chồng, bên nào cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì phải có nghĩa vụ chứng minh, nếu không có chứng cứ chứng minh tài sản đang có tranh chấp là tài sản riêng thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng [46, Điều 27, Khoản 3].

Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về các nguyên tắc chung về việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, đặc biệt đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng. Về chia tài sản chung vợ chồng cho thấy khi chia tài sản đối với các loại tài sản là bất động sản (nhƣ nhà ở, quyền sử dụng đất) thƣờng gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Vì những tài sản này thƣờng có giá trị lớn, khi tình cảm yêu thƣơng gắn bó giữa vợ chồng mặn nồng thì không sao, nhƣng khi ly hôn thì tình cảm không còn, lợi ích về tài sản đƣợc đề cao nên giữa họ thƣờng có tranh chấp với nhau về tài sản rất gay gắt, nhiều vụ việc kéo dài do đƣơng sự khiếu kiện. Chính vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định cụ thể về các trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ, chồng là nhà ở, quyền sử dụng đất và trong các trƣờng hợp mà vợ chồng còn sống

Theo đó, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã quy định khá cụ thể về việc chia tài sản là nhà ở hoặc quyền sử dụng đất thuộc tài sản chung của vợ chồng hoặc thuộc khối tài sản của gia đình (bên nhà chồng hoặc bên nhà vợ)... [5, Điều 24-29]. Tùy từng vụ việc cụ thể, Tòa án sẽ xem xét và quyết định việc chia tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của các đƣơng sự, nhất là quyền lợi chính đáng của ngƣời vợ và con chƣa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống bản thân.

Về vấn đề giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã chấp nhận bảo đảm quyền lƣu cƣ của vợ, chồng: nếu nhƣ nhà riêng đó đã đƣa vào sử dụng chung thì khi ly hôn bên vợ hoặc chồng sở hữu nhà có nghĩa vụ hỗ trợ cho bên kia tìm chỗ ở mới, nếu bên kia có khó khăn và không thể tìm đƣợc chỗ ở mới thì đƣợc lƣu cƣ trong thời hạn 6 tháng để tìm chỗ ở khác [5, Điều 30, Khoản 1]. Quy định về bảo đảm quyền lƣu cƣ của vợ, chồng này là quy định mới và rất có ý nghĩa của Luật HN&GĐ năm 2000.

Một số vấn đề cần làm sáng tỏ về mặt lý thuyết và thực tiễn áp dụng luật để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng là:

Thứ nhất, cần phải xác định những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do

lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác mà mỗi bên vợ, chồng có đƣợc kể từ khi vợ chồng có đơn yêu cầu ly hôn đƣợc Tòa án thu lý và giải quyết. Những tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời gian tòa án xét xử vụ kiện ly hôn và những tài sản mà vợ, chồng tạo ra trong thời gian phán quyết ly hôn của Tòa án chƣa có hiệu lực pháp luật đƣợc coi là tài sản chung hay tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng. Theo nguyên tắc chung về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, tất cả những tài sản do vợ, chồng tạo ra, những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản mà vợ chồng đƣợc tặng cho chung, thừa kế chung khi vợ chồng ly hôn mà bản án, quyết định ly hôn của Tòa án chƣa có hiệu lực vẫn đƣợc tính là thuộc khối tài sản chung của vợ chồng do thời gian này vẫn thuộc “thời kỳ hôn nhân”.

Thứ hai, thực tế khi vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm yêu thƣơng

không còn, trƣớc khi ly hôn vợ hoặc chồng thƣờng có hành vi phá tán, giấu giếm tài sản, tiền bạc là tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác, nhƣ trên đã phân tích, tài sản chung của vợ chồng vẫn (có thể) đƣợc xác lập khi vợ chồng đã nộp đơn ly hôn hoặc trong thời gian phán quyết ly hôn của Tòa án chƣa có hiệu lực pháp luật. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để bảo đảm đƣợc khối tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn để phân chia theo yêu cầu của vợ chồng. Nếu không có biện pháp bảo đảm nào thì trƣớc khi Tòa án giải quyết việc ly hôn, có thể vợ chồng đã thực hiện hành vi phá tán hoặc giấu giếm tài sản chung, sau khi có phán quyết ly hôn sẽ không còn tài sản chung để phân chia, không bảo đảm đƣợc quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ, chồng cũng nhƣ quyền, lợi ích hợp pháp của những ngƣời khác có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn.

Chính vì thực tiễn trên mà một giải pháp đã đƣợc pháp luật tố tụng của một số nƣớc và hệ thống pháp luật ở nƣớc ta dƣới chế độ cũ dự liệu đó là: tính đến thời điểm vợ, chồng nộp đơn ly hôn tại Tòa án, họ phải có nghĩa vụ kê khai các tài sản thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng, Tòa án sẽ tạm thời “phân định” giao tài sản chung đó cho vợ, chồng quản lý. Nhƣ vậy, khi ly hôn, khối tài sản chung của vợ chồng đƣợc bảo đảm để chia khi vợ chồng có yêu cầu. Nên chăng, Luật HN&GĐ hoặc pháp luật tố tụng dân sự của Nhà nƣớc ta cần dự liệu giải pháp này nhằm ngăn chặn các hành vi giấu giếm, phá tán tài sản chung của vợ chồng trƣớc khi Tòa án giải quyết ly hôn [13, tr.195].

2.3.3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước

Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt khi vợ, chồng chết hoặc khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật. Quan hệ hôn nhân chấm dứt, tài sản chung của vợ chồng sẽ đƣợc chia theo yêu cầu của ngƣời chồng hoặc vợ còn sống hoặc của những ngƣời thừa kế của ngƣời vợ, chồng đã chết. Theo nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, trong đó có quan hệ về thừa kế tài sản của nhau giữa vợ chồng. Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định: “vợ chồng có quyền thừa kế

Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia đôi, phần tài sản của ngƣời vợ, chồng chết thì theo BLDS của Nhà nƣớc ta quy định chia theo hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

- Nếu nhƣ vợ hoặc chồng chết trƣớc để lại di chúc định đoạt phần tài sản của mình thì di sản sẽ đƣợc thực hiện theo di chúc, trừ trƣờng hợp ngƣời thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc [49, Điều 669]

- Nếu nhƣ vợ hoặc chồng chết trƣớc không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì phần tài sản của vợ, chồng đã chết trong khối tài sản chung sẽ đƣợc chia cho những ngƣời thừa kế theo pháp luật của ngƣời chết. Ngƣời chồng, vợ còn sống đƣợc hƣởng một suất thừa kế cùng với cha, mẹ và các con của ngƣời chết, vì những ngƣời thừa kế cùng hàng đƣợc hƣởng phần di sản bằng nhau [49, Điều 674- 676].

Điều kiện để vợ, chồng đƣợc hƣởng tài sản thừa kế của nhau theo luật định phải có quan hệ hôn nhân đƣợc thừa nhận. Cho đến nay, theo quy định của hệ thống pháp luật HN&GĐ, quan hệ vợ chồng đƣợc pháp luật thừa nhận bao gồm hôn nhân hợp pháp (có Giấy chứng nhận kết hôn, việc kết hôn phải tuân thủ các điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn) và hôn nhân thực tế. Riêng đối với trƣờng hợp vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống có quyền quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trƣờng hợp trong di chúc có chỉ định ngƣời khác quản ký di sản hoặc những ngƣời thừa kế thỏa thuận cử ngƣời khác quản lý di sản [46, Điều 31, Khoản 2].

Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định một vấn đề hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của những ngƣời thừa kế, đây là quy định mới xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội, nhằm bảo vệ quyền lợi của vợ chồng và gia đình. Theo quy định này thì việc chia di sản thừa kế ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của một trong hai bên, gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà ngƣời thừa kế đƣợc hƣởng nhƣng chƣa chia trong một thời gian nhất định [46, Điều 31, Khoản 3]. Quy định này dựa trên cơ sở bảo đảm ổn định cho cuộc sống của bên còn sống, cũng nhƣ của những thành viên gia đình mà ngƣời vợ, chồng trƣớc khi chết phải có nghĩa vụ nuôi dƣỡng, cấp dƣỡng (cha, mẹ, các con của ngƣời chết) và việc chia di sản thừa kế ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của

họ. Hƣớng dẫn cụ thể hơn tại Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 có quy định chi tiết hơn về việc hạn chế quyền yêu cầu chia si sản thừa kế của vợ chồng khi một bên chết. Ngoài ra tại điểm a mục 4 Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23/12/2000 cũng chỉ rõ: việc chia di sản ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình là trong trƣờng hợp ngƣời chết có để lại di sản, nhƣng nếu đem di sản này chia cho những ngƣời thừa kế đƣợc hƣởng thì vợ hoặc chồng còn sống và gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nhƣ: không có chỗ ở, mất nguồn tƣ liệu sản xuất duy nhất,...

Bên cạnh đó, luật quy định Tòa án sẽ thụ lý yêu cầu chia tài sản thừa kế khi đã hết hạn do Tòa án xác định hoặc bên ngƣời vợ, chồng còn sống đã kết hôn với ngƣời khác.

Khác với Luật HN&GĐ năm 1986 của Nhà nƣớc ta trƣớc đây đã quy định

“nguyên tắc chia đôi tài sản chung” [43, Điều 17] của vợ chồng khi vợ, chồng chết

trƣớc, Luật HN&GĐ năm 2000 đã “quên” không dự liệu về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong trƣờng hợp này. Đây là điểm khác biệt so với chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn [46, Điều 95]. Trong hai trƣờng hợp này, mặc dù về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia đôi do xuất phát từ sở hữu chung hợp nhất, nhƣng Tòa án vẫn phải căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo lập, quản lý tài sản chung. Từ đó Tòa án đƣa ra quyết định chia phần tài sản chung cho mỗi bên vợ, chồng với giá trị tài sản khác nhau phụ thuộc vào công sức đóng góp của họ.

Đối với trƣờng hợp vợ, chồng đã bị Tòa án tuyên bố chết và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhƣng sau một thời gian vì lý do nào đó mà ngƣời vợ, chồng đó trở về thì việc xác định tài sản chung của vợ chồng rất phức tạp vì pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình của Nhà nƣớc ta chƣa có dự liệu về vấn đề này. Luật HN&GĐ năm 2000 mới chỉ đề cập về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng khi một bên vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà lại trở về, còn quan hệ tài sản giữa vợ chồng (nhất là hậu quả pháp lý đối với khối tài sản chung của vợ chồng) thì chƣa đƣợc pháp luật dự liệu [46, Điều 26].Vậy trong trƣờng hợp này, những tài sản do mỗi bên vợ,

chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên trong khoảng thời gian từ khi phán quyết của Tòa án tuyên bố ngƣời vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật cho đến khi ngƣời đó trở về sẽ thuộc khối tài sản tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của vợ chồng? Vấn đề này Luật HN&GĐ năm 2000 chƣa dự liệu cụ thể, vậy nên luật HN&GĐ cần dự liệu vấn đề này nhằm tạo căn cứ pháp lý thống nhất khi áp dụng.

Đối với quan hệ nhân thân và tƣ cách chủ thể của ngƣời bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà lại trở về, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Theo quy định của BLDS năm 2005 thì tƣ cách chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) của ngƣời đã bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà lại trở về phải đƣợc tính từ ngày ngƣời

đó “trở về” hoặc từ ngày “có tin tức xác thực là người đó còn sống”, chứ không

phải từ ngày quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố ngƣời đó đã chết có hiệu lực pháp luật. Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố ngƣời đó đã chết dựa trên căn cứ “yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền và lợi ích liên quan, Tòa án ra

quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết” [49, Điều 83, Khoản 1].

Xét thấy, trƣờng hợp vợ, chồng đã bị tuyên bố chết, sau này vì lý do nào đó ngƣời đó lại trở về thì quan hệ hôn nhân của họ đƣơng nhiên đƣợc khôi phục nếu nhƣ ngƣời chồng hoặc vợ kia chƣa kết hôn với ngƣời khác. Tuy nhiên, chế độ tài sản chung của vợ chồng đƣợc xác định nhƣ thế nào khi ngƣời chồng hoặc vợ đó trở về, pháp luật HN&GĐ và BLDS lại chƣa dự liệu về vấn đề này. Có thể có hai trƣờng hợp:

+ Sau khi ngƣời vợ, chồng đã bị tuyên bố là đã chết, tài sản chung của vợ chồng chƣa chia, ngƣời chồng, vợ (còn sống) đang quản lý tài sản chung của vợ chồng;

+ Sau khi tuyên bố vợ, chồng đã chết, tài sản chung của vợ chồng đã đƣợc chia, phần tài sản của ngƣời vợ, chồng trong khối tài sản chung đã chia cho những ngƣời thừa kế của ngƣời đó.

Vậy, vấn đề đặt ra là:

Thứ nhất, khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố ngƣời vợ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 66)