Quyền của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 58 - 61)

2.1. Căn cứ xác lập sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng

2.2.1. Quyền của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất

Vợ, chồng bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình [46, Điều 19, Điều 28]. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất trong đó vợ, chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do hai vợ chồng cùng tạo ra một cách trực tiếp và không phụ thuộc vào công sức đóng góp của mỗi bên vợ, chồng khi tạo lập tài sản.

Với tƣ cách là đồng chủ sở hữu tài sản chung, vợ chồng có quyền bình đẳng với nhau khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận sử dụng tài sản chung nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình, sao cho việc sử dụng, định đoạt tài sản chung đem lại lợi ích nhiều nhất cho cuộc sống chung của vợ chồng; bảo đảm nghĩa vụ nuôi dƣỡng, giáo dục các con, cũng nhƣ quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình.

Do tính tất yếu của cuộc sống chung của vợ chồng đòi hỏi vợ chồng phải có quan hệ giao dịch với những ngƣời khác liên quan đến tài sản chung, nhằm đảm bảo nhu cầu của gia đình, của vợ chồng. Chính vì thế, nhà làm luật đã dự liệu:

- Đối với những giao dịch thông thƣờng, liên quan đến những tài sản giá trị không lớn nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình, thì vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung đó luôn đƣợc pháp luật coi là sự thỏa thuận đƣơng nhiên của cả hai vợ chồng (mặc dù chỉ có một bên vợ, chồng định đoạt tài sản). Ví dụ: hàng ngày vợ, chồng dùng tiền bạc, tài sản chung bảo đảm các nhu cầu về ăn, ở, học hành, chữa bệnh... thì các giao dịch này luôn đƣợc coi là đã có sự thỏa thuận đƣơng nhiên của cả hai vợ chồng.

- Đối với những tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn thì khi định đoạt, phải có sự thỏa thuận của hai vợ chồng (tivi, tủ lạnh, xe máy, ô tô, tàu, thuyền đánh cá, quyền sử dụng đất, nhà ở...). Nếu pháp luật quy định hợp đồng liên quan đến tài sản chung của vợ chồng này phải đƣợc ký kết bằng văn bản (hợp đồng mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất,...) thì hình thức của hợp đồng phải tuân theo quy định của pháp luật. Vợ, chồng phải cùng trực tiếp ký vào văn bản (hợp đồng), nếu chỉ có một bên trực tiếp ký thì phải có giấy ủy quyền cho vợ, chồng ký thay, hợp đồng mới có hiệu lực [49, Điều 28, Khoản 3].

Cụ thể hóa quy định trên và xuất pháp từ thực tế, nhằm bảo đảm lợi ích chung của gia đình Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ đã quy đối với giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mà có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình; hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt riêng thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhƣng đã đƣa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình đều phải có sự thỏa thuận của vợ chồng theo đúng hình thức mà pháp luật quy định.

Nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc giúp Tòa án giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ còn quy định:

3. Tài sản có giá trị lớn của vợ chồng nói tại khoản 1, khoản 2 điều này đƣợc xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng.

4. Trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các quyền giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này mà không có sự đồng ý của một bên, thì bên đó có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo quy định tại Điều 122 BLDS năm 2005 và hậu quả pháp lý đƣợc giải quyết theo quy định tại Điều 137 BLDS năm 2005 [5, Điều 4, Khoản 3,4].

Sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng có những đặc điểm riêng biệt, khác với sở hữu chung theo phần:

- Tài sản chung của vợ chồng đƣợc sử dụng nhằm bảo đảm nhu cầu đời sống chung của gia đình;

- Một bên vợ, chồng không thể tự ý định đoạt tài sản chung có giá trị lớn nếu không có sự thỏa thuận của bên kia.

Nhà nƣớc ta bằng pháp luật đã quy định về chế độ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng theo một quy chế pháp lý đặc biệt chặt chẽ nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của vợ chồng, của gia đình và của những ngƣời khác liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Quy định tại Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000, Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 03/10/2001 đã tạo cơ sở pháp lý rất quan trọng mang tính thực tiễn áp dụng Luật HN&GĐ, liên quan tới các quy định về giao dịch dân sự trong BLDS.

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, khi có tranh chấp về tài sản chung giữa vợ chồng liên quan tới quyền lợi của những ngƣời khác trong các trƣờng hợp: ký kết hợp đồng về mua, bán, tặng cho, thừa kế xuất phát từ khối tài sản chung của vợ chồng, các cấp Tòa án đã có những quan điểm không thống nhất trong thực tiễn áp dụng luật liên quan tới khối tài sản chung của vợ chồng.

Ví dụ: Thực tế có một số trường hợp một bên vợ, chồng đi công tác vắng nhà, khi trở về đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng (tuyên bố hợp đồng

mà người chồng, vợ kia đã ký kết với người khác liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng):

- Có Tòa án đã công nhận hợp đồng đó có giá trị một nửa (1/2) về phía người chồng, vợ đã trực tiếp ký kết hợp đồng đó với người khác; và xác định một nửa (1/2) giá trị hợp đồng bị coi là vô hiệu (phần giá trị tài sản về phía người chồng, vợ đi vắng không có hiệu lực); đồng thời, buộc người chồng, vợ kia phải bồi thường cho người giao kết hợp đồng đó bằng đúng phần giá trị của người vợ, chồng đi vắng đã không có sự thỏa thuận khi định đoạt tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng.

- Có trường hợp Tòa án tuyên bố hợp đồng do một bên vợ, chồng tự định đoạt tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng mà không có sự thỏa thuận của người vợ, chồng kia luôn bị coi là vô hiệu (toàn bộ), khi có yêu cầu [13, tr.166].

Nhƣ vậy những quy định pháp luật trên đã tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ và thống nhất trong thực tiễn áp dụng luật liên quan đến quyền tự định đoạt tài sản chung của vợ, chồng. Góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, cũng nhƣ trong vợ chồng, giúp ổn định các quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Từ đó tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)