Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 63 - 66)

2.3. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật

2.3.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Kế thừa quy định Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986, Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 tiếp tục thừa nhận về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, và hình thức của thỏa thuận chia tài sản chung này phải đƣợc lập thành văn bản. Tuy nhiên luật cũng quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì không đƣợc pháp luật công nhận.

Tuy vậy, trên thực tế tính cho đến nay các án kiện mà vợ chồng có yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không nhiều, đó là do tính chất của quan hệ hôn nhân. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ là trƣờng hợp đặc biệt ngoại lệ. Quy định này xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội: có một số trƣờng hợp vì lý do nào đó, mặc dù vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc, nhƣng không muốn ly hôn mà chỉ muốn ra ở riêng và yêu cầu chia tài sản chung (nhƣ vợ chồng đã già dù có mâu thuẫn sâu sắc nhƣng ly ôn sợ ảnh hƣởng đến hòa khí trong gia đình, con cháu lo buồn, hàng xóm chê cƣời; họ chỉ yêu cầu chia tài sản chung....). Một số trƣờng hợp thì do công việc kinh doanh buôn bán mà vợ, chồng cần phải có vốn để đầu tƣ kinh doanh, buôn bán nhƣng tài sản riêng không đủ mà ngƣời chồng hoặc ngƣời vợ kia lại không đồng ý cho sử dụng tài sản chung vào

công việc kinh doanh, buôn bán đó vì một lý do nào đó. Chính vì vậy, ngƣời vợ (chồng) đã yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung để làm vốn đầu tƣ kinh doanh. Cũng có trƣờng hợp do vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng (nhƣ trƣớc khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân ngƣời vợ hoặc chồng đó đã vay nợ (một khoản tiền hay tài sản) sử dụng vào nhu cầu riêng). Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thỏa thuận đƣợc về việc lấy tài sản chung để trả nợ riêng cho một bên thì vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để ngƣời vợ, chồng lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng nhằm thanh toán món nợ mà mình đã vay của ngƣời khác.

Quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ngoài việc đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo quyền và lợi ích mỗi cá nhân vợ, chồng đối với phần tài sản của mình trong khối tài sản chung còn nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của những ngƣời khác có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

Tuy nhiên chúng ta cần xác định Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không đồng nghĩa với việc thừa nhận vấn đề ly thân giữa vợ chồng. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt phƣơng diện, trong đó bảo đảm quyền nhân thân của vợ chồng khi lựa chọn nơi cƣ trú chung [49, Điều 55]; [50, Điều 20]. Việc vợ chồng sống chung hay ở riêng phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: điều kiện, hoàn cảnh nghề nghiệp, nguyện vọng của các cặp vợ chồng và cũng là quyền của vợ chồng. Pháp luật của Nhà nƣớc không thể, cũng không cần thiết phải “can thiệp” vào đời sống tình cảm riêng tƣ

của các cặp vợ chồng.

So với Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986, Điều 29, 30 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định cụ thể hơn về điều kiện, quyền yêu cầu và hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trƣớc đây, theo Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986, các trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại đều phải do Tòa án quyết định và nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng trong trƣờng hợp này giống với trƣờng hợp vợ chồng ly hôn [43, Điều 42].

Ngoài ra luật HN&GĐ năm 1986 không dự liệu về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân dẫn đến việc áp dụng chế độ tài sản chung của vợ chồng chƣa đƣợc thống nhất và gặp nhiều khó khăn.

Luật HN&GĐ năm 2000 quy định rõ hơn về các trƣờng hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: khi vợ chồng đầu tƣ kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác (nhƣ vợ chồng tuổi già, mặc dù có mâu thuẫn sâu sắc, nhƣng không muốn ly hôn mà chỉ muốn ở riêng và có yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân).... Còn về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Luật HN&GĐ năm 2000 cho phép hai vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết [46, Điều 29].

Nhƣ vậy, theo Luật HN&GĐ năm 2000 thì không nhất thiết mọi trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều phải do Tòa án quyết định, mà trƣớc hết sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận chia bằng văn bản. Nếu không thỏa thuận đƣợc với nhau thì vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đƣợc pháp luật dự liệu hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia thuộc sở hữu riêng của mỗi ngƣời, còn phần tài sản còn lại không chia thì vẫn là thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Nhƣ vậy, vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia một phần hay toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. [46, Điều 31], [5, Điều 8]. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã cụ thể hóa về hậu quả pháp lý liên quan tới chế độ tài sản của vợ chồng, sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trƣờng hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. [5, Điều 8, Khoản 2]. Từ nội dung hƣớng dẫn này ta có thể hiểu sau khi chia tài sản chung thì mọi tài sản trong thời kỳ hôn nhân do hai bên tạo ra, do thu nhập hợp pháp,... đều là tài sản riêng của vợ chồng trừ trƣờng hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Nhƣng chính điều này lại mâu thuẫn với Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng.

Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhà nƣớc và của ngƣời thứ ba về tài sản liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, khoản 2 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 đã dự liệu:“Việc chia tài sản chung của

vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận”[46, Điều 29, Khoản 2]. Cụ thể hóa vấn đề này Nghị định số 70/2001/NĐ-CP

hƣớng dẫn có quy định ngƣời có quyền, lợi ích liên quan đến việc chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố việc chia tài sản chung đó là vô hiệu [5, Điều 11].

Từ những nội dung trên, ta có thể thấy quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân vợ, chồng có điều kiện tham gia các giao dịch dân sự riêng. Tuy nhiên, quy định về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Luật HN&GĐ năm 2000 đã không dự liệu, trong khi đó Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định nguyên tắc chia nhƣ ly hôn [43, Điều 42]. Ngoài ra sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong trƣờng hợp này, “thời kỳ hôn nhân” vẫn tồn tại nên vẫn còn căn cứ xác lập tài sản

chung của vợ chồng. Nhƣng theo hƣớng dẫn tại Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ- CP cũng nhƣ quy định tại Điều 29, Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 đã có sự mâu thuẫn với Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra pháp luật đã không quy định về nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: nghĩa vụ cấp dƣỡng lẫn nhau, nghĩa vụ nuôi dƣỡng và chăm sóc con cái,....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 63 - 66)