của một số nước trên thế giới
Qua nghiên cứu việc pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nƣớc trên thế giới, điểm chung của nhà làm luật khi xây dựng chế độ sở hữu tài sản chung của vợ chồng bao gồm: căn cứ xác định tài sản chung, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với những tài sản đó dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội, chế độ sở hữu, truyền thống, phong tục, tập quán, tâm lý, nguyện vọng của ngƣời dân... Tuy nhiên quy định pháp luật của mỗi nƣớc có sự khác nhau, nhƣng nhìn chung tại những nƣớc có những điều kiện tƣơng đồng về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội thì có quy định tƣơng tự nhau về vấn đề này.
Ở các nƣớc phƣơng Tây, coi trọng quyền tự do của cá nhân, quyền tự do thỏa thuận và quyền tự do định đoạt của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình. [13, tr.106]. Chính vì vậy mà các nƣớc phƣơng Tây hầu nhƣ lựa chọn chế độ hôn ƣớc, chỉ khi vợ, chồng không có thỏa thuận hôn ƣớc mới áp dụng chế độ tài sản pháp định. Chế độ tài sản chung theo thỏa thuận (hôn ƣớc) tức vợ chồng có thể thỏa thuận về chế độ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Vợ chồng có thể thỏa thuận trên cơ sở lựa chọn theo một chế độ tài sản đƣợc quy định trong pháp luật hoặc họ có thể chọn một chế độ tài sản riêng biệt, hoàn toàn độc lập với chế độ tài sản theo quy định của pháp luật. Quan điểm này thể hiện ở pháp luật của nhiều nƣớc nhƣ: Nhật Bản (Điều 765 BLDS Nhật Bản), Thái Lan (Điều 1465 BLDS và Thƣơng mại Thái Lan), Cộng Hòa Pháp (Điều 1400 BLDS Cộng hòa Pháp),....
Do tính chất cộng đồng, ổn định và lâu dài của hôn nhân nên đòi hỏi các điều khoản trong hôn ƣớc có sự ổn định cao. Hôn ƣớc là căn cứ pháp lý để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản trong suốt thời kỳ hôn nhân của họ. Do đó, về nguyên tắc kể từ ngày thiết lập quan hệ hôn nhân, việc thực hiện hôn ƣớc thƣờng là "bất di bất dịch", các điều khoản trong hôn ƣớc không thể bị sửa đổi, Điều 1395 BLDS Cộng hòa Pháp năm 1804 quy định: Hôn ƣớc không thể thay đổi sau khi đã kết hôn. Theo Điều 758, Điều 759 BLDS Nhật Bản thì tài sản thuộc sở hữu chung có thể đƣợc thay đổi hoặc phân chia trong trƣờng hợp vợ chồng có thỏa
thuận hoặc trong trƣờng hợp vợ, chồng quản lý tài sản của nhau, nhƣng ngƣời đó thực hiện quản lý tài sản không tốt và ngƣời kia đã yêu cầu Tòa án HN&GĐ tƣớc bỏ việc quản lý nói trên. Nhƣ vậy, theo pháp luật Nhật Bản thì những quy định trong hôn ƣớc cũng có thể đƣợc thay đổi cho phù hợp với thực tế cũng nhƣ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và chồng.
Luật HN&GĐ của một số nƣớc (Pháp, Nhật Bản, Canađa, Australia, Thụy Điển, Mỹ,..)quy định chế độ tài sản theo quy định của pháp luật (hay còn gọi là chế độ tài sản pháp định). Trong đó pháp luật quy định cụ thể về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản đó, cũng nhƣ trong việc thực hiện các giao dịch giữa vợ chồng với ngƣời thứ ba. Việc thừa nhận chế độ tài sản pháp định trong pháp luật của các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa mang tính chất thay thế trong trƣờng hợp vợ chồng không có thỏa thuận bằng hôn ƣớc, hoặc với mục đích để vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản áp dụng cho họ (phổ biến trong pháp luật về HN&GĐ ở các nƣớc nhƣ Pháp, Nhật Bản, Canađa, Australia, Thái Lan...), Ví dụ Điều 1400 BLDS Cộng hòa Pháp quy định: “Chế độ cộng đồng tài
sản được thiết lập khi không có hôn ước hoặc khi vợ chồng tuyên bố kết hôn theo chế độ cộng đồng tài sản” [35, Điều 1400].
+ Với chế độ cộng đồng tạo sản thì tài sản chung là những tài sản mà vợ, chồng có đƣợc trong thời kỳ hôn nhân. Những tài sản khác đều thuộc sở hữu riêng của vợ chồng kể cả tài sản đƣợc tặng cho, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Quy định này đƣợc pháp luật HN&GĐ nhiều nƣớc tƣ bản chủ nghĩa dự liệu: BLDS Cộng hòa Pháp (Điều 1401 đến Điều 1408), BLDS Nhật Bản (Điều 62), BLDS và thƣơng mại Thái Lan (Điều 1471 và Điều 1474),…
Tuy nhiên, thực tế ở nhiều nƣớc phƣơng Tây tính ƣu việt về sự dung hòa giữa lợi ích của gia đình và lợi ích cá nhân vợ, chồng của chế độ tài sản này chỉ tồn tại về mặt hình thức vì hầu nhƣ các cặp vợ chồng phƣơng Tây đều lựa chọn hôn ƣớc.
+ Với chế độ phân sản: các nƣớc áp dụng chế độ này thì vợ chồng không có tài sản chung, mà tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi ngƣời. Pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ của vợ chồng là phải đóng góp vào chi tiêu chung trong gia đình.
Xuất phát từ quan niệm gia đình đƣợc xây dựng trên cơ sở tình yêu thƣơng, quý trọng và bình đẳng, tự nguyện giữa các bên nên chế độ tài sản ƣớc định đã không đƣợc thừa nhận trong pháp luật HN&GĐ các nƣớc XHCN, chỉ có một hình thức chế độ tài sản duy nhất đƣợc thừa nhận là chế độ tài sản pháp định. Đây là quan niệm mang tính nguyên tắc đƣợc ghi nhận trong Luật HN&GĐ của Liên Xô (cũ), Cộng hòa nhân dân Ba Lan (cũ), Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), Cộng hòa XHCN Tiệp Khắc (cũ), Cộng hòa XHCN Bungari (cũ), Cộng hòa Cu Ba, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa... Điều 29 LGĐ Cộng hòa Cu Ba quy định: Chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản chung theo quy định của Bộ luật này. Chế độ tài sản này áp dụng kể từ ngày việc kết hôn đƣợc chính quyền công nhận hoặc từ ngày có cuộc sống chung...; chế độ tài sản này chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt không kể vì lý do gì.
Trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân của vợ, chồng với lợi ích chung của gia đình, cộng đồng và xã hội, pháp luật HN&GĐ các nƣớc XHCN đều ghi nhận ngoài sự tồn tại của chế độ tài sản chung, vợ chồng cũng có quyền có tài sản riêng (Khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ và giám hộ của Cộng hòa nhân dân Hunggari, Điều 13 Luật hôn nhân năm 1980 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,…). Thực tế cho thấy, việc chỉ thừa nhận chế độ tài sản pháp định đã khẳng định tính ƣu việt của pháp luật HN&GĐ XHCN trong việc gắn lợi ích cá nhân của vợ, chồng với các lợi ích chung, đặc biệt lợi ích của gia đình. Xuất phát từ gia đình luôn đƣợc đảm bảo một cơ sở vật chất thống nhất và vững chắc, tính bền vững của các quan hệ HN&GĐ XHCN luôn đƣợc khẳng định.
Tuy nhiên, chế độ tài sản pháp định này trong quá trình thực hiện đã có sự hạn chế, đó là cứng nhắc không cho phép vợ, chồng có quyền thỏa thuận thay đổi phƣơng thức xác định tài sản chung, tài sản riêng cũng nhƣ các quyền và nghĩa vụ có liên quan trong các trƣờng hợp cụ thể. Đặc biệt, khi vợ, chồng tham gia các giao dịch nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình nhiều khi cần sự linh hoạt, vì vậy nếu nhƣ chỉ áp dụng chế độ tài sản pháp định thì đôi khi làm lỡ mất cơ hội tham gia các giao dịch đó. Chính vì vậy, mà pháp luật HN&GĐ của một số nƣớc XHCN (Cộng hòa XHCN Việt Nam, Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ)...) bên cạnh việc quy định chế độ tài
sản pháp định mà vợ chồng phải tuân theo, đã ghi nhận vợ chồng có quyền thỏa thuận thay đổi một số nội dung trong chế độ tài sản đƣợc pháp luật quy định với điều kiện thỏa thuận đó phải có lý do chính đáng và không làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình. Ví dụ, Điều 14 LGĐ của Cộng hòa dân chủ Đức quy định: “Vợ chồng được giao ước với nhau khác với quy định của Điều 13 (điều
luật quy định chế độ sở hữu và tài sản của vợ chồng). Giao ước phải viết thành văn bản. Không được giao ước điều gì trái với các quy định về những vật thuộc sở hữu và tài sản chung phục vụ cho đời sống chung trong gia đình" [13, tr.120-121].
Từ những phân tích trên ta thấy rằng quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong pháp luật một số nƣớc trên thế giới có nhiều quy định khác nhau. Ở các nƣớc phƣơng Tây đa số áp dụng hôn ƣớc, vợ chồng tự thỏa thuận về tài sản trƣớc và sau khi kết hôn cũng nhƣ các quy định liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, và chỉ áp dụng theo quy định pháp luật khi mà vợ chồng không có hôn ƣớc. Còn ở các nƣớc XHCN thì hầu nhƣ chỉ áp dụng chế định tài sản theo quy định pháp luật, cho đến nay một số nƣớc đã bắt đầu ghi nhận sự thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản chung. Ví dụ nhƣ Khoản 1 Điều 28 Luật HN&GĐ 2014 của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chế độ tài sản chung của vợ chồng là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản chung của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản chung, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung; các trƣờng hợp và nguyên tắc phân chia tài sản chung giữa vợ và chồng theo luật định. Chế độ tài sản chung của vợ chồng đƣợc quy định trong pháp luật của Nhà nƣớc nhƣ là một tất yếu khách quan, nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng với nhau và liên quan tới quyền lợi của những ngƣời khác, góp phần ổn định các quan hệ xã hội;
Chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, tạo điều kiện để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản trong thời kỳ hôn nhân; góp phần điều tiết, ổn
định quan hệ tài sản trong giao lƣu dân sự, kinh tế, thƣơng mại. Đồng thời, nó còn là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau hoặc với những ngƣời khác trên thực tế, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản cho các bên vợ, chồng hoặc ngƣời thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.
Pháp luật HN&GĐ của Nhà nƣớc quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng phù hợp với sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống, phong tục, tập quán và bản chất của chế độ chính trị, xã hội. Đã có nhiều chế độ tài sản chung của vợ chồng đƣợc dự liệu trong hệ thống pháp luật của nhiều nƣớc trên thế giới. Nhà làm luật khi dự liệu về chế độ tài sản ƣớc định (dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng trƣớc khi kết hôn) hay chế độ tài sản pháp định (theo các căn cứ pháp luật nhƣ chế độ cộng đồng toàn sản,chế độ cộng đồng động sản và tạo sản,chế độ cộng đồng tạo sản…) đều xuất phát từ các điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống, phong tục, tập quán của nƣớc đó sao cho phù hợp và đảm bảo lợi ích chung của gia đình, và lợi ích của từng cá nhân vợ chồng.
Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay, nhà nƣớc ta đã có những quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng phù hợp với sự phát triển về kinh tế - xã hội theo từng thời điểm. Luật HN&GĐ Việt Nam từ không thừa nhận vợ có quyền gì trong khối tài sản chung của vợ chồng đến có quyền bình đẳng với chồng trong quản lý, sở hữu, định đoạt tài sản chung. Các quy định của pháp luật HN&GĐ về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng: căn cứ xác lập sở hữu chung hợp nhất, các trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng, nguyên tắc chia và hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng ngày càng đƣợc hoàn thiện.
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ SỞ HỮU CHUNG HỢP NHẤT CỦA VỢ CHỒNG 2.1. Căn cứ xác lập sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng
Sau khi hôn nhân đƣợc xác lập, thì cuộc sống chung giữa vợ chồng đòi hỏi phải có một khối tài sản nhằm bảo đảm nhu cầu đời sống của gia đình nhằm duy trì cuộc sống cũng nhƣ thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần, vật chất của vợ chồng, các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hôn nhân tồn tại.
Trƣớc đó luật HN&GĐ năm 1959 ra đời có thể coi là bƣớc đột phá, một cải cách nhằm xóa bỏ ý thức hệ tƣ tƣởng phong kiến đã ăn sâu vào ý thức con ngƣời qua hàng nhiều thế kỷ. Luật HN&GĐ năm 1959 có quy định: “Vợ và chồng đều có
quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” [42, Điều 15].
Kế thừa và phát triển quy định của Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định có sự thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế. Về căn cứ xác lập sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, về việc sử dụng tài sản chung của vợ chồng. Luật HN&GĐ năm 1986 quy định tài sản chung của vợ chồng gồm: tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản đƣợc thừa kế chung hoặc tặng cho chung [43, Điều 14].
Đến những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, sự phát triển nền kinh tế đa thành phần với nhiều hình thức sở hữu, xây dựng nhà nƣớc theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Pháp luật cũng theo hƣớng điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng cho phù hợp với thực tế cũng nhƣ sự phát triển kinh tế - xã hội. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về các căn cứ, nguồn gốc và thành phần các loại tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng đã tƣơng đối cụ thể, dễ vận dụng hơn nhiều so với Luật HN&GĐ năm 1986 trƣớc đây. Về tài sản chung của vợ chồng bao gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; tài sản do vợ chồng đƣợc thừa kế chung, đƣợc tặng cho chung; quyền sử dụng đất có đƣợc sau khi kết hôn,
thỏa thuận [46, Điều 27]. Và đặc biệt hơn là lần đầu tiên quy định về sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất đƣợc ghi nhận trong Luật HN&GĐ.
Khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ 2000 đã quy định về những tài sản tranh chấp là tài sản riêng của vợ, chồng nhƣng không đủ cơ sở chứng minh rằng tài sản đó là tài sản riêng của mỗi bên tài sản này sẽ là tài sản chung của vợ chồng. Đây là quy định mới của Luật HN&GĐ 2000 so với pháp luật trƣớc đó, xuất phát từ thực tế tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng, cuộc sống chung giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã có nhiều loại tài sản đƣợc sử dụng nhằm bảo đảm duy trì cuộc sống cũng nhƣ lợi ích chung của gia đình. Trong thời kỳ hôn nhân, thƣờng vợ chồng không tách bạch tài sản chung, tài sản riêng của nhau, vậy nên khi có tranh chấp, các loại tài sản khó chứng minh đƣợc là tài sản riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng. Nguyên tắc suy đoán này bảo đảm đƣợc sự công bằng trên cơ sở vì lợi ích chung của gia đình và của vợ chồng.
Vậy, dựa trên những cơ sở sau đây để nhà làm luật dự liệu về vấn đề tài sản chung của vợ chồng:
- Dựa vào thời kỳ hôn nhân; - Dựa vào nguồn gốc của tài sản.
2.1.1. Dựa vào thời kỳ hôn nhân
Về khái niệm thời kỳ hôn nhân, theo Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:
“Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” [46, Điều 8, Khoản 7]. Đây là căn cứ quan