Sự tham gia của Viện kiểm sát tại Tòa án cấp phúc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật việt nam (Trang 28 - 34)

Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Vai trò, vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước ta được quy định bởi các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Bộ máy Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc phân nhiệm rõ ràng, rành mạch giữa Quốc hội, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC là cơ sở để các cơ quan thực hiện quyền năng cụ thể của mình. Việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND, xét cho đến cùng là hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước tối cao do Quốc hội giao [24, tr 412].

Trước đây theo Hiến pháp 1992 chưa được sửa đổi, bổ sung và theo luật tổ chức VKSND 1992 thì "Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ, các cơ quan, ngang bộ, cơ quan khác thuộc chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất ’’ [11, tr 173]. Như vậy trước đây thì VKS có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trên phạm vi cả nước và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực tư pháp, trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự, VKSND có quyền kiểm sát việc lập hồ sơ của TAND, yêu cầu TAND hoặc tự mình điều tra, xác minh những vấn đề cần phải làm sáng tỏ để bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ án, khởi tố những vụ án dân sự theo quy định của pháp luật, tham gia phiên tòa xét xử những vụ án mà VKS đã khởi tố hoặc khởi kiện. Đối với những vụ án khác, VKS có quyền, có thể tham gia tố tụng vào bất cứ giai đoạn nào, nếu thấy cần thiết. Ngày nay trong

tình hình mới, với xu hướng hội nhập quốc tế trong, điều kiện cải cách tư pháp theo nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị thì chức năng nhiệm vụ trọng tâm của VKS là làm chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp mà không còn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội...

Việc VKS thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong đó có kiểm sát hoạt động xét xử là cần thiết. Sự tham gia của VKS trong hoạt động của Tòa án góp phần nâng cao chất lượng xét xử, bảo đảm việc giải quyết các vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Trong công tác kiểm sát xét xử, vấn đề quan trọng hàng đầu là kiểm sát tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án hay quyết định của Tòa án nhân dân. Khi phát hiện ra những sai lầm, thiếu sót trong bản án hoặc quyết định của Tòa án thì VKS có quyền kháng nghị theo các thủ tục, tùy thuộc vào từng giai đoạn như kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hay theo thủ tục tái thẩm.

Về sự tham gia của VKS trong quá trình tố tụng của Tòa án có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng theo quy định tại Điều 20 Luật tổ chức VKSND 2002 thì "VKSND kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết các vụ án đúng pháp luật, kịp thời". Tuy nhiên, việc kiểm sát của VKS có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, chứ không bắt buộc phải tham gia tất cả các phiên tòa xét xử các vụ án. Do đó không nên quy định VKSND khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự có trách nhiệm phải tham gia tất cả các phiên tòa [55, tr 32].

Có quan điểm khác lại cho rằng khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc

khác theo quy định của pháp luật, VKSND tham gia các phiên tòa và phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án, nhằm bảo đảm cho VKS thực hiện tốt hơn chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Bởi sự có mặt trực tiếp của VKS tại phiên tòa thì mới thấy rõ được cụ thể diễn biến của vụ án, pháp luật tố tụng dân sự quy định mọi chứng cứ phải được thẩm tra, tranh luận tại phiên tòa thì sự có mặt và đưa ra quan điểm của VKS sau khi hỏi, tranh luận mới sát thực, có cơ sở.

BLTTDS không quy định VKSND có quyền khởi tố các vụ án dân sự trong các trường hợp, như liên quan đến việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người chưa thành niên và một số trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình như các pháp lệnh tố tụng dân sự trước đây. Việc quy định bỏ quyền khởi tố đối vụ án dân sự của VKS là để tránh các can thiệp không cần thiết vào quyền tự quyết của các chủ thể dân sự. Bởi thực tế nếu VKS khởi tố vụ án thì KSV tham dự phiên tòa vừa có vai trò như đương sự, lại vừa có chức năng kiểm sát xét xử, do đó khó phân định Kiểm sát viên là người tham gia tố tụng hay là người tiến hành tố tụng [55, tr 51]. Việc bỏ thẩm quyền khởi tố của VKS như vậy là phù hợp.

Còn việc kháng nghị của VKS đối với bản án, quyết định sơ thẩm. Trong hoạt động kiểm sát công tác xét xử thì vấn đề quyền kháng nghị này là hết sức quan trọng để đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, để bảo vệ tính pháp chế trong tố tụng dân sự. Nhưng vấn đề thẩm quyền kháng nghị, nội dung các quan hệ pháp luật cần kháng nghị, hay nói cách khác là quyền kháng nghị của VKSND đến đâu thì đó là vấn đề cần phải xem xét.

Khi có kháng nghị của VKS đối với bản án, quyết định sơ thẩm thì việc phát sinh thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm là đương nhiên. Khi VKS ra quyết định kháng nghị thì VKS phải gửi ngay kháng nghị cho

đương sự, người có liên quan đến kháng nghị. Người được thông báo về kháng nghị có quyền gửi ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa án. Kháng nghị của VKS có thể là kháng nghị về mặt hình thức của bản án, quyết định của Toà án sơ thẩm cũng có thể là về nội dung của bản án, quyết định sơ thẩm hoặc cả về hình thức lẫn nội dung của bản án quyết định sơ thẩm.

Kháng nghị về hình thức của bản án, quyết định sơ thẩm là việc VKS cùng cấp hoặc trên một cấp sau khi xem xét bản án, quyết định sơ thẩm phát hiện ra sự vi phạm của Tòa án đã ra bản án, quyết định so thẩm đã vi phạm về thủ tục tố tụng trong việc ra các bản án, quyết định đó như vi phạm về thủ tục tố tụng trong việc ra các bản án, quyết định. Chẳng hạn như việc tại phiên tòa sơ thẩm các đương sự trong vụ án đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án về nội dung còn vấn đề án phí thì họ đề nghị Tòa xem xét cho phù hợp. Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong đó quyết định luôn cả phần án phí mà các đương sự phải chịu trong cùng quyết định công nhận sự thỏa thuận này. Như vậy là không đúng mà theo quy định tại khoản 2 Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự quy định : "Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án". Do đó trong trường hợp này lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm cần phải ra

bản án trong đó ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự đối phần các đương sự đã thỏa thuận trong bản án và quyết địnhvề phần án phí mà các đương sự không thống nhất được ; Hoặc vi phạm về thời hạn ra quyết định sự công nhận sự thoả thuận của các đương sự như: "Hết thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán...ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự’’ (Khoản 1 Điều 178 BLTTDS).

Kháng nghị về nội dung bản án, quyết định sơ thẩm là việc sau khi xem xét nội dung của bản án, quyết định sơ thẩm VKS cùng cấp, hoặc trên một

cấp phát hiện ra việc áp dụng pháp luật về nội dung giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm không đúng với các quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các đương sự, bảo vệ trật tự chung của xã hội nếu Viện kiểm sát ra kháng nghị và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, xét xử lại về phần nội dung có vi phạm này. Vấn đề kháng nghị của VKS về phần nội dung của bản án, quyết định sơ thẩm cũng có các ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng : Vì sự công bằng xã hội, đảm bảo tính pháp chế trong TTDS và tránh sự vi phạm đến quyền, lợi ích chính đáng cho các đương sự có thể và lý do nào đó như việc đương sự không hiểu biết pháp luật nên không kháng cáo, do đó PLTT quy định thẩm quyền kháng nghị đối VKS là cần thiết. Có ý kiến khác lại cho rằng : Trong quan hệ dân sự quyền tự định đoạt của đương sự cần được tôn trọng tối cao. Khi đương sự thấy rõ phán quyết liên quan đến quyền, lợi ích, của mình qua phiên tòa xét xử của Toà án cấp sơ thẩm và đã không có ý kiến gì thể hiện sự bất đồng đối với phán quyết đó, do vậy họ đã đồng ý với quyết định của Toà án sơ thẩm nên không kháng cáo. Do đó việc Viện kiểm sát kháng nghị đối với phần nội dung đối với họ là không cần thiết, cần tôn trọng ý kiến của đương sự.

Sự tham gia của Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm với tư cách là người tiến hành tố tụng đó là trong trường hợp, trong quá trình giải quyết tại Tòa án cấp sơ thẩm có sự khiếu nại của đương sự về việc thu nhập chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc trong tất cả các yêu cầu về dân sự (việc dân sự). Hay các vụ án do Viện kiểm sát kháng nghị thì vai trò Kiểm sát viên tại phiên tòa là người tham gia xét hỏi cùng hội đồng xét xử, đưa ra những ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án, thực hiện quyền kiểm sát trực tiếp tại phiên tòa theo quy định của pháp luật. Đối với những vụ án do Viện kiểm sát kháng nghị thì Viện kiểm sát có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp. Theo quy định của khoản 2 Điều 21 BLTTDS và hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 03

/2005/TTLT- VKSNDTC - TANDTC ngày 01.9. 2005 thì VKSND tham gia phiên tòa đối với tất cả các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, và trong giai đoạn phúc thẩm trong các trường hợp: "Khi Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm đã tham gia phiên tòa sơ thẩm; Khi Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án sơ thẩm không tham gia phiên tòa sơ thẩm sơ thẩm nhưng có kháng nghị hoặc Vịên kiểm sát cấp trên trực tiếp có kháng nghị bản án sơ thẩm, trong trường hợp đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án cấp phúc thẩm’’. Và đối với các trường hợp này thì Viện kiểm sát phải tham gia đầy đủ các phiên tòa của Tòa án cấp phúc thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật việt nam (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)