Thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm khi có các sự kiện phát sinh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật việt nam (Trang 68 - 70)

2.6. Thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm

2.6.1. Thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm khi có các sự kiện phát sinh trong

sinh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm xem xét, nghiên cứu hồ sơ vụ án. Và tuỳ từng trường hợp, Toà án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau: Tạm đình chỉ xét xử vụ án; Đình chỉ xét xử vụ án; Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.[ 6, tr 170]

Điều 259 BLTTDS quy định: ‘‘Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, hậu quả của việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án và tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án được thực hiện theo quy định tại các điều 189,190 và 191 của Bộ luật này" đó là khi có các trường hợp:

1- Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sát nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan tổ chức đó.

2- Một bên đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.

3- Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế. 4- Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án.

5- Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.(Điều 189 BLTTDS) Theo hướng dẫn của Công văn số 310/NCPL ngày 24/10/1990, Công văn số 56/KHXX ngày 30/5/1997 của Toà án nhân dân tối cao và Nghị quyết số 02/2006/NQ- HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai " Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS thì: Quyết định tạm đình chỉ vụ án trước khi mở phiên tòa thì do thẩm phán được phân công làm chủ tọa giải quyết, quyết định. Còn tại phiên tòa phúc thẩm việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án được thực hiện theo quy định tạo Điều 259 và Điều 260 của Bộ luật này là do Hội đồng xét xử quyết định.[ 6, tr 173-174].

Điều 260 Bộ luật tố tụng dân sự quy định các trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án:

1. Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trong các trường hợp sau đây:

a. Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 192 của bộ luật này.

b. Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;

c. Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.

Và hậu quả của việc đình chỉ việc xét xử phúc thẩm, dẫn đến là bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp

phúc thẩm ra quyết định chỉ xét xử phúc thẩm. Hậu quả của việc đình chỉ xét xử phúc thẩm là dẫn đến chấm dứt các hoạt động tố tụng tại Tòa án cấp phúc thẩm do đó việc các Tòa án thực hiện các quy định của pháp luật về đình chỉ xét xử phúc thẩm phải hết sức nghiêm ngặt tuân thủ đúng các căn cứ mà pháp luật quy định.

Ngoài các căn cứ quy định tại điều 260 BLTTDS, thì nguyên tắc của việc xét xử phúc thẩm là: xem xét theo yêu cầu của người có kháng cáo, kháng nghị. Do đó pháp luật tố tụng còn quy định trường hợp Toà án cấp phúc thẩm có quyền đình chỉ xét xử phúc thẩm khi người kháng cáo đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt: ‘‘Người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa . Người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt". (Khoản 2 Điều 266 BLTTDS).

Do hậu quả rất lớn của việc đình chỉ việc xét xử phúc thẩm, nên trước khi ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm trong trường hợp này thì Tòa án phải có trách nhiệm giao nhận, tống đạt giấy triệu tập cho người kháng cáo thật đầy đủ, đúng theo quy định của pháp luật tố tụng, để đảm bảo chắc chắn người kháng cáo đã nhận được giấy triệu tập của Tòa án. Thời gian nhận được giấy triệu tập phải phù hợp để họ có đủ thời gian chuẩn bị cho việc bảo vệ quyền cũng như lợi chính đáng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật việt nam (Trang 68 - 70)