Hủy bản án bản án, quyết định sơ thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật việt nam (Trang 37 - 42)

1.7. Thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm

1.7.3. Hủy bản án bản án, quyết định sơ thẩm

Hủy bản án quyết định sơ thẩm là việc Tòa án cấp trên không thừa nhận tính hợp pháp, tính có căn cứ và sự tồn tại của bản án, quyết định sơ thẩm. Vì bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đã có những vi phạm về thủ tục tố tụng hoặc vi phạm về vấn đề áp dụng các quy định của pháp luật về nội dung khi giải quyết vụ án.

Việc quyết định thẩm quyền hủy bản án của Tòa án cấp trên đối Tòa án cấp dưới xét về trật tự tố tụng cũng như thực tế áp dụng, để tìm ra chân lý khách quan, chứng minh sự thật của các quan hệ pháp luật có tranh chấp, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các đương sự khi mà cấp sơ thẩm không tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng về việc tiến hành tố tụng hoặc vi phạm các quy định về việc điều tra, thu thập chứng cứ thì vấn đề không thừa nhận sự tồn tại của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm sẽ được đặt ra.

Các trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bao gồm:

+ Trường hợp khi việc chứng minh và thu thập chứng cứ không đúng theo quy định của pháp luật tố tụng: Pháp luật tố tụng dân sự quy định

về việc chứng minh và thu thập chứng cứ là rất chặt chẽ, bảo đảm tính sự thực, tính khách quan của chứng cứ, chứng minh. Cơ quan đi thu thập chứng cứ, chứng minh; Người đi thu thập chứng cứ hay người giao nộp chứng cứ, hoặc người cung cấp chứng cứ cũng đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật TTDS. Chỉ những gì có thật được đương sự, cá nhân, cơ quan tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do pháp luật TTDS quy định mới được coi là chứng cứ hợp pháp và để làm căn cứ giải quyết vụ án (Điều 81 BLTTDS)

Việc thu thập chứng cứ phải do các nguồn, đó là: Do đương sự cung cấp hoặc do Tòa án thu thập. Khi chứng cứ nào đó có trong hồ sơ vụ kiện, có thể làm căn cứ để giải quyết vụ án thì chứng cứ đó phải biết rõ nguồn gốc, phải được giao nộp theo đúng trình tự do pháp lật quy định. Trong các trường

hợp đương sự không thể thu thập được chứng cứ và có yêu cầu Tòa án hoặc trường hợp xét thấy cần thiết để có cơ sở giải quyết khách quan vụ án thì Tòa án sẽ tiến hành thu thập chứng cứ.

Pháp luật TTDS Việt nam quy định rất cụ thể các trường hợp Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ; Các biện pháp để Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ đó là: Bằng lời khai của đương sự, của người làm chứng, qua trưng cầu giám định, quyết định định giá tài sản, xem xét thẩm định tại chỗ, ủy thác thu nhập chứng cứ, yêu cầu cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ ....(Điều 85 BLTTDS). Và cấp phúc thẩm chỉ coi việc thu thập chứng cứ là hợp pháp khi cấp sơ thẩm tiến hành theo đúng các quy định như việc lấy lời khai của đương sự, của người làm chứng khi phần tự khai của họ chưa đầy đủ hoặc khi họ có yêu cầu lấy lời khai của họ. Việc lấy lời khai phải được thực hiện tại trụ sở của Tòa án còn nếu ở ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của UBND, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản. Việc định giá tài sản của Tòa án phải được thành lập bằng một hội đồng định giá, thành phần hội đồng định giá phải đầy đủ các cơ quan chuyên môn. Việc giám định tài liệu, chữ ký, chữ viết, giám định đồ vật phải được thực hiện tại cơ quan chức năng có đủ trình độ, năng lực thực hiện. Nếu việc thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm thực hiện không đúng các quy định này thì đều có thể được coi là việc thu thập chứng cứ không đúng và là các căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm.

+ Trường hợp thứ hai mà Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét để hủy bản án, quyết định sơ thẩm đó là: Việc Tòa án sơ thẩm thu thập chứng

cứ chưa đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được. Đó là việc Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét thu thập chứng cứ đủ cho việc giải quyết vụ án, bỏ lọt các tài liệu chứng cứ chứng minh cho việc quyết định nội dung, quan hệ có tranh chấp. Như bỏ lọt tài sản có tranh chấp, không điều tra, xác minh đầy đủ về người tham gia tố tụng, xác định sai hoặc bỏ lọt người

tham gia tố tụng...Thông thường những trường hợp này, để đảm bảo quyền kháng cáo của các đương sự, bảo đảm tính khách quan của việc giải quyết vụ án. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ hủy bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm.

+ Trường hợp thứ ba đó là: Thành phần của hội đồng xét xử sơ thẩm

không đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng là căn cứ để Tòa án cấp phúc thảm hủy bản án sơ thẩm thì thấy: Vấn đề thành phần hội đồng xét xử là thể hiện sự uy quyền, tính khách quan của việc xét xử. Hội đồng xét xử là người thay mặt Nhà nước trong quá trình xét xử tại phiên tòa; có quyền nhân danh Nhà nước ra các bản án, quyết định liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ của các đương sự do đó đòi hỏi hội đồng xét xử phải thực sự vô tư, công tâm, khách quan. Luật Tố tụng dân sự quy định các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng. Đó là các trường hợp “Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự, họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự người làm chứng người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó, hoặc có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ” (Điều 46 BLTTDS) ngoài ra đối với Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân còn có các điều kiện khác đó là: “Họ cùng trong một hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm , giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, ủy ban thẩm phán Tòa án nhân cấp Tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm; họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là kiểm sát viên, thư ký Tòa án” (Điều 47 BLTTDS). Do tính chất quan trọng của các quyết định của hội đồng xét xử, bảo đảm tính tôn nghiêm của hoạt động xét xử của Tòa án thì bất kỳ sự vi phạm nào đối với thành phần hội đồng xét xử cũng đều là những căn cứ để

Tòa án cấp phúc thẩm không thừa nhận tính hợp pháp của bản án quyết định sơ thẩm.

+ Trường hợp huỷ bản án, quyết định do Toà án cấp sơ thẩm có sự vi

phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục

tố tụng là việc Tòa án cấp sơ thẩm đã có những sai phạm về mặt thủ tục tố tụng dẫn đến việc giải quyết xét xử vụ án không tuân thủ những quy định của pháp luật tố tụng dân sự làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ án như có sự vi phạm về nguyên tắc sự về có mặt của các đương sự. Toà án chỉ có thể xét xử vắng mặt đương sự khi Tòa án đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 hoặc có yêu cầu của đương sự xin xử vắng mặt. Hay vi phạm về nguyên tắc xét xử liên tục. Hoặc có sự vi phạm về nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự... Việc pháp luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền và các căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm là bảo đảm tính tôn nghiêm của pháp luật bảo đảm cho trật tự chung của các quan hệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các đương sự.

Chương 2

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP PHÚC THẨM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm là một giai đoạn tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án tại Toà án. Thủ tục giải quyết vụ án tại giai đoạn phúc thẩm bao gồm các giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị cho việc mở phiên toà phúc thẩm, đó là giai đoạn xem xét các điều kiện làm phát sinh thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án phúc thẩm, xem xét giải quyết các yêu cầu về việc thu thập chứng cứ, thẩm quyền của Tòa án trong việc xem xét nội dung vụ án, phạm vi xem xét và thẩm quyền ra các phán quyết trước hay tại phiên toà phúc thẩm. Làm rõ các vấn đề này sẽ cho thấy bản chất của việc xét xử phúc thẩm và là cơ sở cho việc vận dụng đúng các quy định của pháp luật cũng như các nguyên lý, lý luận về xét xử phúc thẩm.

2.1. Căn cứ làm phát sinh thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)