Giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 36)

1.7. Thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm

1.7.1. Giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm

Giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm thừa nhận tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm. Giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm thấy việc kháng cáo của đương sự, việc kháng nghị của viện kiểm sát đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án sơ thẩm là không có căn cứ nên không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị, thừa nhận tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm.

Việc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị có thể là không chấp nhận về mặt hình thức hoặc không chấp nhận về mặt nội dung.

Về mặt hình thức : Đó là việc người có quyền kháng cáo hoặc có quyền kháng nghị đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục, về thời hạn kháng cáo. Chẳng hạn như việc kháng cáo của người không có quyền kháng cáo, đó là việc người có đơn kháng cáo không phải là đương sự, người đại diện của đương sự có liên quan đến quyền, nghĩa vụ dân sự trong vụ kiện. Hay là kháng nghị của người không có thẩm quyền kháng nghị hoặc việc ủy quyền kháng nghị không hợp pháp thì mặc dù có kháng cáo, kháng nghị của những người đó thì Tòa án cấp phúc thẩm cũng không thể chấp nhận việc kháng cáo, hay kháng nghị này. Hoặc trường hợp vi phạm về thời gian kháng cáo, kháng nghị. Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

chỉ cho phép người kháng cáo, kháng nghị được thực hiện quyền này trong một thời hạn nhất định ngoài thời hạn này thì các kháng cáo, kháng nghị đều không được chấp nhận. Trừ những trường hợp có lý do chính đáng mà vì những lý do này, các đương sự không thể thực hiện việc kháng cáo đúng thời hạn do luật định. Nhưng họ phải đưa ra các căn cứ để chứng minh sự bất khả kháng của họ và họ phải làm đơn, tường trình rõ lý do của việc kháng cáo quá hạn đó. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét lý do kháng cáo quá hạn bằng một hội đồng gồm ba thẩm phán. Nếu xét thấy lý do đó là chính đáng như do họ bị ốm đau, bị rơi vào các tình trạng bất khả kháng ... thì sẽ được hội đồng xét kháng cáo quá hạn chấp nhận. Nếu không thì việc kháng cáo quá hạn đó đương nhiên không bao giờ được xem xét và tất nhiên thủ tục xét xử phúc thẩm sẽ không phát sinh, bản án, quyết định sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Pháp luật TTDS Việt Nam không quy định kháng nghị quá hạn do đó vì bất cứ lý do gì việc kháng nghị quá hạn của VKS cũng không được chấp nhận.

Về mặt nội dung : Đó là việc Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng cấp

sơ thẩm đã thực hiện đúng thẩm quyền về việc giải quyết vụ án, xác định đúng quan hệ pháp luật cần giải quyết, việc điều tra, thu thập chứng cứ, chứng minh đã đầy đủ; xác định đúng tư cách đương sự và đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật về nội dung để giải quyết vụ kiện, không vi phạm về thời hạn, về thành phần người tiến hành tố tụng... Thì cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định không chấp nhận việc kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên toàn bộ quyết định của bán án, quyết định sơ thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)