Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật việt nam (Trang 98 - 99)

3.2.1. Các nguyên nhân khách quan: Trước đến phải nói đến hệ thống

pháp luật. hệ thống pháp luật của chúng ta đang trong giai đoạn hoàn thiện do đó nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống, cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện, tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao…[2, tr 1]. Các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật còn thiếu về số lượng, ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm, thậm chí một số văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo, nhiều quy định mâu thuẫn giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng. có văn bản hướng dẫn không rõ ràng làm cho có nhiều cách hiểu, cách vận dụng khác nhau giữa các địa phương, giữa các Thẩm phán trong cùng Toà án. Việc hướng dẫn áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền thường chưa đáp ứng được kịp thời các vướng mắc trong thực tiễn xét xử. Việc triển khai thi hành các quy định của BLTTDS bước đầu còn nhiều vướng mắc, lúng túng. Trong khi đó các vụ án phải giải quyết theo thủ tục phúc thẩm ngày càng tăng, tính chất của các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động ngày càng phức tạp. Số lượng biên chế cán bộ của ngành Toà án cũng hạn chế, tình trạng thiếu cán bộ ở nhiều Toà án địa phương, thậm chí có địa phương không có nguồn để tuyển dụng cán bộ và nhất là lực lượng Thẩm phán xét xử còn thiếu nhiều. Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của ngành còn nhiều hạn chế, chưa đủ điều kiện đáp ứng cho công tác xét xử [42, tr 16- 17].

3.2.2. Các nguyên nhân chủ quan: Qua các báo cáo tổng kết của

ngành Toà án, cũng đã công khai thừa nhận còn có một số các tồn tại đó là: Tinh thần trách nhiệm trong công tác, năng lực quản lý và điều hành của một số cán bộ lãnh đạo Toà án địa phương còn hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Toà án. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực xét xử

của một số cán bộ, Thẩm phán còn hạn chế. Một số bộ phận cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Đặc biệt còn có những trường hợp vi phạm pháp luật, làm trái công vụ [42, tr 18].

Ngoài ra công tác tổ chức, tuyển dụng, sử dụng cán bộ chưa hợp lý nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác, đặc biệt là chất lượng xét xử các loại án, cũng như việc để án tồn đọng quá thời hạn luật định, nhưng không chủ động đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo Toà án cấp trên để kiện toàn tổ chức hoặc có biện pháp để khắc phục tình trạng này. Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ để phát hiện, ngăn chặn, uốn nắn và xử lý vi phạm chưa kịp thời, trong một số trường hợp việc xử lý kỷ luật còn nhẹ, chưa đủ tác dụng giáo dục và phòng ngừa vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật việt nam (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)