Cơ chế bảo vệ bên trong theo Luật doanh nghiệp 2005

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 53 - 56)

2.2. Sự phát triển quy định của cơ chế bảo vệ bên trong về bảo vệ

2.2.3. Cơ chế bảo vệ bên trong theo Luật doanh nghiệp 2005

Theo Điều 95 LDN 2005, Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. Chế định về điều kiện thành lập BKS đã được quy định chặt chẽ hơn. Trước đây, LDN 1999 chỉ quy định “đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát”.

2.2.3.1. Đại hội đồng cổ đông

Theo Điều 96 LDN 2005 Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Do vậy, các cổ đông có quyền biểu quyết có thể thông qua Đại hội đồng cổ đông để thực hiện các quyền của ĐHĐCĐ như sau:

- Thông qua định hướng phát triển của công ty;

- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;

- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty [20, Điều 96];

* Trường hợp cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật.

định tại LDN 1999. Tuy nhiên, ĐHĐCĐ được bổ sung thêm: (i) quyền quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác (trước đây ĐHĐCĐ chỉ có quyền quyết định bán tài sản) và (ii) quyền xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty.

Ngoài ra theo LDN 2005, các vấn đề liên quan đến thể thức tiến hành triệu tập và họp ĐHĐCĐ cũng được quy định chi tiết hơn như quy định về danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ, chương trình và nội dung họp ĐHĐCĐ, quy định về mời họp ĐHĐCĐ, quyền dự họp ĐHĐCĐ, điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ… Riêng đối với Thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ, Điều 97 LDN 2005 đã quy định thêm về việc họp ĐHĐCĐ thường niên: ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Quy định này giúp đảm bảo hơn quyền lợi của các CĐTS, các cổ đông thông qua cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty và quyền lợi của mình.

2.2.3.2. Hội đồng quản trị

Về cơ bản các quyền của HĐQT theo LDN 2005 không có sự thay đổi nhiều so với LDN 1999. Trong quan hệ pháp luật về bảo vệ CĐTS, HĐQT phần lớn bảo vệ quyền lợi và phục vụ vì lợi ích của các cổ đông đa số. Hầu hết công việc quản lý và kinh doanh của công ty đều được quyết định bởi HĐQT hay chính là các cổ đông lớn hoặc đại diện của họ trong cơ quan này

2.2.3.3. Giám đốc/Tổng giám đốc

Về cơ bản các quyền của GĐ/TGĐ theo LDN 2005 không có sự thay đổi so với LDN 1999. Trong quan hệ pháp luật về bảo vệ CĐTS, GĐ/TGĐ là

một chủ thể quan trọng vì khi họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cũng đồng nghĩa với việc các quyền của CĐTS được đảm bảo. LDN 2005 trao cho GĐ/TGĐ những quyền riêng biệt với HĐQT, nhằm giúp cho GĐ/TGĐ không phải phụ thuộc quá nhiều vào HĐQT. Hơn nữa, pháp luật cũng đặt ra những tiêu chí lựa chọn giám đốc, phân định quyền lực rõ ràng giữa GĐ/TGĐ với HĐQT để công ty có thể phát triển bền vững cũng như CĐTS được bảo vệ. Nhưng trên thực tế, GĐ/TGĐ do chính HĐQT bổ nhiệm, do vậy GĐ/TGĐ vẫn thường có xu hướng đứng về phía HĐQT, bỏ qua lợi ích của CĐTS.

2.2.3.4. Ban kiểm soát

Theo LDN 2005 mặc dù các nội dung về Ban kiểm soát đã được quy định chặt chẽ hơn so với LDN 1999, nhưng trong quan hệ pháp luật về bảo vệ CĐTS, vai trò của BKS dường như không có sự thay đổi. BKS được Luật tin tưởng, trao quyền nhưng trên thực tế chưa thể hiện được vai trò bảo vệ cổ đông. Thời gian LDN 2005 thi hành, có nhiều việc làm sai trái của HĐQT và GĐ/TGĐ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của cổ đông nhưng không hề có sự cảnh báo, phát hiện từ phía BKS. Nguyên nhân chủ yếu là do BKS vẫn còn phụ thuộc phần lớn vào HĐQT. Mặc dù BKS trên danh nghĩa do ĐHĐCĐ bầu ra, nhưng thực chất là người của các cổ đông lớn “gài vào”; hơn nữa, thành viên BKS cũng chỉ là một người lao động bình thường trong công ty, chịu sự quản lý và nhận lương do các cổ đông lớn quyết định, BKS không thể không “lờ” đi những sai trái của HĐQT, GĐ/TGĐ hay những người quản lý công ty. Tóm lại, vai trò của BKS trong vấn đề bảo vệ CĐTS trên thực tế gần như không có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)