Sự phát triển quy định của cơ chế bảo vệ bên ngoài về bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 63 - 67)

cổ đông thiểu số

2.3.1. Cơ chế bảo vệ bên ngoài theo Luật Công ty 1990

Trong giai đoạn đầu của Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số, ngay cả Luật công ty 1990, Đạo luật quy định trực tiếp về Công ty cổ phần còn rất ít và sơ sài, nên vai trò của các cơ chế bảo vệ bên ngoài trong gần 10 năm thi hành Đạo luật này đối với cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở giai đoạn này cũng rất mờ nhạt, không đáng kể.

2.3.2. Cơ chế bảo vệ bên ngoài theo Luật doanh nghiệp 1999

2.3.2.1. Cơ chế hành chính

Tại Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Tuỳ vào quy mô và lĩnh vực hoạt động, CTCP chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau. Trong thời gian này, ngoài LDN 1999 Văn phòng Chính phủ còn ban hành bản Điều lệ mẫu (Quyết định số 07/2002/QĐ-VPCP ngày 19 tháng 11 năm 2002) được khuyến cáo áp dụng đối với các công ty niêm yết trên các trung tâm giao dịch chứng khoán.

2.3.2.2. Cơ chế khởi kiện

Thời kỳ LDN 1999 có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/01/2000 đến trước ngày 01/07/2006) việc giải quyết tranh chấp kinh tế theo hình thức khởi kiện được thực hiện: tại Toà án Nhân dân theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 06/03/1994 (trước ngày 01/01/2005) và Bộ luật Tố tụng dân sự số: 24/2004/QH11 ngày 15/06/2004 (từ ngày 01/01/2005); hoặc bằng trọng tài theo quy định của Nghị định số 116/CP ngày 05 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế (trước ngày 01/07/2003) và Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 08/2003/PL-

2.3.2.3. Các thiết chế hỗ trợ khác

Để bảo vệ CĐTS có hiệu quả bên cạnh hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan tư pháp thì các cơ quan độc lập cũng đóng vai trò quan trọng. Đó là: cơ quan kiểm toán độc lập, tổ chức luật sư và vai trò của các Hội, Hiệp hội, tổ chức Công đoàn. Trong giai đoạn này, vai trò của các thiết chế này cũng chưa được coi trọng đúng mức

2.3.3. Cơ chế bảo vệ bên ngoài theo Luật doanh nghiệp 2005

2.3.3.1. Cơ chế hành chính

Bên cạnh Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán năm 2006 đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2007.

Ngày 13/3/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 12/2007/QĐ- BTC về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các Công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khoán. Quy chế này được xây dựng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khoán 2006 và Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Ngày 26/7/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 121/2012/TT- BTC quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng. Thông tư này được xây dựng căn cứ theo Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Chứng khoán 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán 2010; Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; Nghị định số 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Cùng với Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết và Thông tư 121 và các văn bản pháp luật khác đã góp phần rất nhiều trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp

sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước sau: Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBCKNN, các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, cơ quan quản lý thuế, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, hệ thống cơ quan thống kê. Các cơ quan quản lý nhà nước nói trên càng hoạt động hiệu quả bao nhiêu, đồng nghĩa với việc quyền lợi của CĐTS được đảm bảo bấy nhiêu

2.3.3.2. Cơ chế khởi kiện

Thời kỳ LDN 2005 có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/07/2006 đến trước ngày 01/07/2015) việc giải quyết tranh chấp kinh tế theo hình thức khởi kiện được thực hiện: tại Toà án Nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự số: 24/2004/QH11 ngày 15/06/2004; hoặc Giải quyết bằng trọng tài theo quy định của: Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25/02/2003 (trước ngày 01/01/2011) và Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17/06/2010 (từ ngày 01/01/2011).

2.3.3.3. Các thiết chế hỗ trợ khác

Các thiết chế hỗ trợ khác thời kỳ LDN 2005 có hiệu lực thi hành đã được chú ý hơn nhiều so với trước đây, nhưng vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả hỗ trợ như mong muốn

2.3.4. Cơ chế bảo vệ bên ngoài theo Luật doanh nghiệp 2014

2.3.4.1. Cơ chế hành chính

Tại Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, chỉ định cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Tùy vào quy mô và lĩnh vực hoạt động, CTCP chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước sau: Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBCKNN, các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, cơ quan quản lý thuế, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, hệ thống cơ quan thống kê. Cho một ví dụ, nếu doanh nghiệp là công ty đại chúng, niêm yết thì việc vi phạm các quy định về

và lợi ích) sẽ bị điều chỉnh chặt bởi các quy định về xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự trên TTCK. Trong quan hệ pháp luật về bảo vệ CĐTS, sự quản lý này đóng vai trò quan trọng. Các cơ quan quản lý nhà nước nói trên càng hoạt động hiệu quả bao nhiêu, đồng nghĩa với việc quyền lợi của CĐTS sẽ được đảm bảo bấy nhiêu.

2.3.4.2. Cơ chế khởi kiện

Theo quy định của LDN 2014 việc giải quyết tranh chấp kinh tế theo hình thức khởi kiện được thực hiện bằng một trong hai con đường: (i) Giải quyết tại Toà án Nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Số: 24/2004/QH11 ngày 15/06/2004; (ii) Giải quyết bằng trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17/06/2010 (từ ngày 01/01/2011). Trong đó:

- Tòa án: theo pháp luật Việt Nam, CĐTS có thể khởi kiện công ty, các thành viên trong công ty khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm nhưng CĐTS Việt Nam không thích kiện tụng ra tòa vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Trọng tài: là một biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính pháp lý, giống như việc kiện tụng ở tòa án và hoàn toàn khác biệt với nhóm các biện pháp không mang tính bắt buộc về mặt pháp lý như đàm phán, trung gian, thẩm tra và hòa giải. Hiện tại ở Việt Nam số lượng vụ tranh chấp thương mại do các tổ chức trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết cho đến thời điểm hiện tại là rất ít.

2.3.4.3. Các thiết chế hỗ trợ khác

Các thiết chế hỗ trợ khác trong giai đoạn này, như cơ quan kiểm toán độc lập, tổ chức luật sư và vai trò của các Hội, Hiệp hội, tổ chức Công đoàn, ngày càng được tôn trọng và hoàn thiện hơn các thời kỳ trước đó.

Chương 3

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

QUA KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)