Cổ đông lớn chi phối công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 73 - 74)

3.1. Một số bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ

3.1.5.Cổ đông lớn chi phối công ty

+ Cổ đông lớn trực tiếp bổ nhiệm đại diện của mình làm thành viên HĐQT hoặc những chức vụ quan trọng trong công ty.

Gần đây nhất, có thể kể đến vụ việc tố cáo “gia đình trị” tại Tổng Công ty VMS-South và đơn vị thành viên. Kết luận số 13802/KL-BGTVT về nội dung tố cáo tại VMS-South do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng ký cho thấy, kết quả xác định 15 người có quan hệ gia đình, họ hàng với TGĐ Công ty này. Kết luận cũng chỉ ra nhiều thiếu sót trong quy trình bổ nhiệm, tuyển dụng [26].

Một vụ việc bê bối điển hình khác là Vụ bê bối Vinashin. Tháng 8/2010, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành bắt giam ông Phạm Thanh Bình về hành vi"cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Ngoài việc thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại Vinashin gây hậu quả nghiêm trọng khiến Vinashin bên bờ vực phá sản.Ông Bình bị kết tội lạm dụng quyền hạn, bổ nhiệm người thân trong gia đình đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Tập đoàn, trực tiếp vi phạm, trái với "Quy chế quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác". Cụ thể, con trai ông Bình là Phạm Bình Minh, chỉ trong vòng 5 năm liên tiếp được thăng chức, từ một nhân viên tập sự trở thành Viện phó Viện Khoa học công nghệ tàu thủy, kiêm Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm và kiểm định tàu thủy. Ngay trong năm 2009, ông Bình đã ký quyết định bổ nhiệm con trai mình đến ba lần: bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tư vấn thiết kế công nghiệp; bổ nhiệm kiêm chức Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc Viện Khoa học công nghệ tàu thủy; bổ nhiệm kiêm Phó TGĐ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất. Việc bổ nhiệm con trai kiêm nhiệm các chức vụ trên, ông Bình không hề thông qua ý kiến Ban

thường vụ Đảng ủy Tập đoàn và Nghị quyết của HĐQT. Em ruột ông Bình là ông Phạm Thanh Phong, được ông Bình cất nhắc dần lên giữ chức Phó TGĐ Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Vinashin. Sau khi được cử làm đại diện góp vốn của Tập đoàn cho CTCP Vinashin - Tư vấn đầu tư, ông Bình bổ nhiệm em trai mình giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ. Em vợ ông Bình, bà Phạm Thu Hằng, được bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng đại diện của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam tại Nga. Từ 2004 đến nay làm Phó, rồi Trưởng ban Kinh doanh đối ngoại của Tập đoàn. Ông Bình còn ưu tiên "xẻ" vốn nhà nước trong Tập đoàn để cho người trong gia đình mình đứng tên làm đại diện như con trai Phạm Bình Minh được cử làm đại diện 10% vốn của Tập đoàn Vinashin trong CTCP kỹ thuật đóng tàu Vinashin, em trai Phạm Thanh Phong được cử làm đại diện 51% vốn của Tập đoàn Vinashin và Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Vinashin tại CTCP Vinashin - Tư vấn đầu tư [34].

+ Cổ đông lớn thông qua HĐQT chi phối ĐHĐCĐ, đặt CĐTS vào thế

việc đã rồi”. Năm 2010 CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Thành phố Hồ Chí Minh (ICT) dù chưa họp ĐHĐCĐ nhưng trong Nghị quyết HĐQT được đưa ra đã chính thức khẳng định ITC sẽ tăng vốn điều lệ lên gấp đôi và chia cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1. LDN 2005 thời kì này quy định những vấn đề như vậy phải thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ [12].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 73 - 74)