3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về quyền của cổ đông thiểu số
3.2.1.1. Nên thay đổi quy định về điều kiện thành lập nhóm cổ đông
Khoản 2 Điều 114 LDN 2014 quy định cho các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục
ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có một số quyền hạn thêm như: quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ; Đề cử người vào HĐQT và BKS; Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của BKS; Yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty. Theo em, tỉ lệ 10% là khá lớn để cổ đông các công ty đại chúng hay các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đạt được. Hơn nữa khi đã thỏa mãn điều kiện này thì phải thỏa mãn một điều kiện khác đó là phải sở hữu liên tục ít nhất sáu tháng. Nếu là các cổ đông lớn nhận chuyển nhượng nhưng không đủ sáu tháng thì họ có quyền biểu quyết hay không, luật không đề cập đến. Do vậy, nếu vẫn để quy định như cũ sẽ tạo sự phân biệt đối xử giữa cổ đông lớn và CĐTS, nếu là cổ đông lớn do nhận chuyển nhượng cổ phần nhưng chưa đủ sáu tháng thì vẫn có đầy đủ quyền, còn cổ đông nhỏ thì không. Pháp luật đã quy định: mỗi cổ phiếu như nhau đều cho cổ đông sở hữu nó những quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Và mặc dù cổ đông chưa sở hữu cổ phiếu đủ sáu tháng liên tục nhưng họ đã là cổ đông và những vấn đề mà Pháp luật quy định liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ. Theo em, sau này khi sửa đổi LDN 2014, Khoản 2 Điều 114 nên được quy định theo hướng: không quy định cổ đông, nhóm cổ đông phải sở hữu trong sáu tháng liên tục và đồng thời nên quy định một tỉ lệ nhỏ hơn 10%.
3.2.1.2. Về quyền nhận cổ tức
Thứ nhất, cần phải quy định thêm: việc chi trả cổ tức đúng thời hạn là trách nhiệm, nghĩa vụ của GĐ/TGĐ hoặc chủ tịch HĐQT; nếu không thực hiện đúng những người này phải chịu trách nhiệm cá nhân tương tự như việc trách nhiệm về công bố thông tin. Bởi nếu chỉ bắt doanh nghiệp trả thêm lãi suất hay phạt doanh nghiệp thì đây vẫn là tiền của cổ đông;
Thứ hai, nên quy định nếu doanh nghiệp vi phạm, bất cứ cổ đông nào cũng có quyền khởi kiện yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng hoặc bồi thường cho những thiệt hại mà doanh nghiệp gây ra cho mình.
Ngoài ra, về phía cổ đông: cần ý thức vấn đề thời điểm trả cổ tức và có thể yêu cầu đưa thời hạn này vào ngay trong nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên.
3.2.1.3. Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần
Về thời hạn mà công ty phải mua lại cổ phần trong trường hợp cổ đông yêu cầu, Điều 129 LDN 2014 quy định là 90 ngày làm việc. Em cho rằng thời hạn trên là khá dài và nên giảm thời hạn xuống. Vì thông thường chỉ có CĐTS mới thực hiê ̣n quyền này , họ là đối tượng dễ bị tác động tiêu cực nhất từ các quyết đi ̣nh của công ty có sự chi phối của các cổ đô ng lớn. Mặt khác, họ cũng chỉ sở hữu số lượng cổ phần không nhiều trong công ty , quy định thời hạn kéo dài như trên là không cần thiết và gây bất lợi cho cổ đông. Mô ̣t khi cổ đông đã yêu cầu công ty mua la ̣i cổ phần , nghĩa là họ không còn muốn gắn bó lâu dài với công ty , do vâ ̣y pháp luâ ̣t nên quy đi ̣nh công ty sớm giải quyết yêu cầu của cổ đông trong trường hợp này , để cổ đông có điều kiện thu hồi vốn và đầu tư ở những nơi khác.
Trong trường hợp giá cổ phần được xác đi ̣nh bằng cách thức đi ̣nh giá của tổ chức định giá chuyên nghiệp , pháp luật cũng không quy định cụ thể vấn đề chi phí đi ̣nh giá thuô ̣c về cổ đông yêu cầu hay phía công ty . Do đó, pháp luật cần thiết phải có quy đị nh cu ̣ thể xác đi ̣nh chi phí đi ̣nh giá thuô ̣c về bên nào để đảm bảo chế đi ̣nh này được thực thi mô ̣t cách hiê ̣u quả.
Về điều kiện để thực hiện quyền: Pháp luật chỉ cho phép cổ đông thực thi quyền này trong hai trường hợp cu ̣ thể là “Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty”. Theo em đối với riêng các CĐTS , pháp luâ ̣t nên quy đi ̣nh “trong trường hợp số lượng CĐTS trong CTCP chi ếm một
tỷ lệ quá thấp, dẫn đến tỷ lê ̣ sở hữu cổ phần do họ nắm giữ không đạt đủ điều kiê ̣n để lập nhóm cổ đông theo quy đi ̣nh của pháp luật hoặc Điều lê ̣ công ty , thì cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần” . Bởi vì ở những CTCP mà số lượng cổ phần do tất cả các CĐTS nắm giữ chiếm mô ̣t tỷ lê ̣ quá thấp, dẫn đến quyền lợi của ho ̣ không được đảm bảo bằng biê ̣n pháp gián tiếp cuối cùng là thông qua nhóm cổ đông , thì quy định này sẽ giúp CĐTS tránh được tình tra ̣ng phải ở la ̣i công ty , chịu sự chèn ép của cổ đông lớn và có thể chủ động lựa chọn con đường đầu tư có lợi cho đồng vốn của mình . Hơn thế nữa, quy đi ̣nh này sẽ bắt buô ̣c các CTCP phải tôn tro ̣ng q uyền lợi của CĐTS nếu công ty có nhu cầu thu hút các nhà đầu tư vốn nhỏ . Bình thường, mặc dù pháp luật luôn khuyến khích các CTCP quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần để lập nhóm cổ đông trong Điều lệ thấp hơn so với quy định của pháp luật (10%), để tạo điều kiện cho CĐTS có thể đóng góp tiếng nói của mình vào công ty thông qua nhóm cổ đông . Nhưng trên thực tế , các cổ lớn luôn tìm mọi cách hạn chế đến mức thấp nhất sự tham gia của CĐTS vào các ho ạt động của công ty, Điều lệ của CTCP thường quy đi ̣nh tỷ lê ̣ sở hữu cổ phần để lâ ̣p nhóm cổ đông là 10% như luâ ̣t đi ̣nh. Nếu pháp luâ ̣t trao thêm quy ền cho CĐTS như ý kiến đề xuất, sẽ buộc các CTCP phải hạ điều kiện về tỷ lệ sở hữu cổ phần để lâ ̣p nhóm cổ đông trong Điều lê ̣ công ty xuống thấp , nhằm ha ̣n chế viê ̣c CĐTS thực hiê ̣n quyền này . Hơn thế nữa, các cổ đông lớn sẽ phải tôn trọng , đối xử bình đẳng với CĐTS để giữ được ho ̣ ở la ̣i công ty . Như vâ ̣y, chỉ cần trao cho CĐTS quyền năng này thì trong mo ̣i trường hợp CĐTS đều sẽ được bảo vệ, có thể là được bảo vệ thông qua nhóm cổ đông hoặc từ ý thức , thái độ tôn tro ̣ng CĐTS của công ty . Ví dụ, mô ̣t CTCP có 100 cổ đông, trong đó có 10 cổ đông lớn sở hữu tới 93% vốn điều lê ̣, 90 CĐTS còn la ̣i chỉ sở hữu 7% vốn điều lê ̣ (thường xảy ra đối với những CTCP có vốn góp chi phối của nhà nước). Do vậy, 90 CĐTS của công ty không thể bảo vê ̣ được quyền lợ i của
mình thông qua chế định “nhóm cổ đông” nếu công ty cũng quy đi ̣nh về điều kiê ̣n lập thành nhóm cổ đông là 10% như luâ ̣t đi ̣nh . Trong trường hợp này, nếu pháp luâ ̣t trao cho CĐTS quyền được yêu cầu công ty mua la ̣i cổ phần, thì CĐTS sẽ tránh được tình trạng phải ở lại và chịu sự chèn ép của các cổ đông lớn. Về phía công ty , nếu không muốn các CĐTS thực hiê ̣n quyền rút vốn , làm ảnh hưởng đến uy tín , tài sản và hoạt động của công ty , thì công ty bắt buô ̣c phải: (i) quy đi ̣nh giảm điều kiê ̣n về tỷ lê ̣ sở hữu cổ phần để lâ ̣p nhóm cổ đông trong Điều lê ̣ công ty nhằm loa ̣i bỏ quyền năng này của CĐTS ; hoă ̣c (ii) đối xử mô ̣t cách dân chủ , công bằng và tôn tro ̣ng quyền lợi của CĐT S để tránh tình trạng họ bất mãn và rút vốn ra khỏi công ty.
3.2.1.4. Về hình thức tham dự và thực hiện quyền biểu quyết
Các văn bản hướng dẫn LDN 2014 cần quy định rõ quy trình, thủ tục và các điều kiện thực hiện việc tham dự ĐHĐCĐ bằng các hình thức khác (cụ thể đối với từng hình thức khác) để tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng quy định trên vào thực tế. Cũng như cần quy định rõ các thể thức tiến hành họp ĐHĐCĐ, thủ tục ủy quyền biểu quyết, thủ tục lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua Quyết định của ĐHĐCĐ.
Ngoài ra, em cũng xin đề xuất nên sử dụng số phiếu “không tán thành” (hay còn gọi là quyền phủ quyết) trong các ĐHĐCĐ. LDN có quy định về loại phiếu “không tán thành” trong các ĐHĐCĐ nhưng giá trị của lá phiếu “không tán thành” như thế nào thì lại chưa được xem xét tới (trong khi đó liên quan đến việc họp HĐQT thì Khoản 4 Điều 149 LDN 2014 quy định thành viên phản đối thông qua các nghị quyết sai trái của HĐQT thì sẽ được miễn trừ trách nhiệm nếu quyết định đó gây ra thiệt hại cho công ty). Thực tế cho thấy, trong một số trường hợp số phiếu “không tán thành” có thể được sử dụng để bảo vệ quyền lợi của các CĐTS. Ví dụ, trường hợp các CĐTS phản đối việc cổ đông lớn muốn bãi nhiệm thành viên HĐQT mà mình bầu nên thì
LDN có thể quy định rằng “quyết định miễn nhiệm thành viên HĐQT (trong trường hợp miễn nhiệm không có lý do theo điều Khoản 2 Điều 156 LDN 2014) sẽ không được thông qua nếu nhận được số phiếu không tán thành của số cổ đông đại diện ít nhất 10% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp”. Quy định này là hợp lý vì nếu cổ đông hoặc nhóm cổ đông chiếm 10-20% cổ phần biểu quyết có quyền đề cử một ứng viên thì họ cũng có quyền được phản đối hành động nào muốn miễn nhiệm người được họ đề cử.
3.2.1.5. Quy định về việc bãi miễn thành viên HĐQT và BKS
Quy định này cần được cụ thể hoá vì nó có thể loại bỏ hiệu quả của công cụ bầu dồn phiếu. Để hoàn thiện hơn quy định này nên xác định cụ thể những trường hợp nào, những lý do nào có thể được viện dẫn làm nguyên nhân cho việc bãi miễn thành viên HĐQT/BKS. Nội dung này chưa được LDN 2014 thể hiện nhưng hy vọng sẽ sớm được cập nhập trong các lần bổ sung sửa đổi sau hoặc sẽ được quy định cụ thể trong các nghị định hướng dẫn thi hành.
3.2.1.6. Quyền yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ
Khoản 3 điều 114 LDN 2014 quy định “Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao” nhưng lại không quy định thế nào là vi phạm nghiêm trọng. Điều này khiến quy định trên chỉ mang tính hình thức không thực tế. Do vậy, trong các văn bản hướng dẫn LDN 2014 cần quy định rõ thế nào là vi phạm nghiêm trọng, trong những trường hợp nào thì HĐQT đã vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông. Điều này giúp cổ đông nắm rõ quyền của mình, tránh tình trạng triệu tập ĐHĐCĐ tùy tiện hay cổ đông không dám thực hiện quyền của mình. Đây cũng chính là mức giới hạn cho
Đối với vấn đề triệu tập ĐHĐCĐ bất thường: Thứ nhất, tại Điểm a Khoản 3 Điều 136 LDN 2014 cho phép HĐQT triệu tập họp bất thường ĐHĐCĐ nếu “xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty” là một quy định khá rủi ro, vi phạm quyền lợi của CĐTS. Bởi vì HĐQT thường là đại diện cho tiếng nói của cổ đông lớn, trao cho họ quyền triệu tập ĐHĐCĐ bất thường bất cứ lúc nào là một việc làm nguy hiểm. Do đó, tại nghị định hướng dẫn thi hành LDN 2014 nên hạn chế vấn đề này theo hướng quy định chế tài phạt đối với mỗi thành viên HĐQT nếu HĐQT triệu tập họp ĐHĐCĐ bừa bãi, làm ảnh hưởng đến lợi ích cũng như hoạt động của công ty, đặc biệt là CĐTS. Thứ hai, LDN 2014 chưa quy định rõ ràng về việc ĐHĐCĐ bất thường được tổ chức như thế nào khi thời hiệu tổ chức ĐHĐCĐ thường niên vẫn còn (từ 4 đến 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính). Tại nhiều CTCP khi đang trong thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên, nhóm cổ đông lớn thông qua HĐQT đã tiến hành triệu tập ĐHĐCĐ bất thường để thực hiện các mục tiêu và lợi ích nhóm của mình, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của các CĐTS còn lại. Mặt khác, trong nhiều trường hợp khi nhóm CĐTS khởi kiện ra Tòa án thì Tòa mặc nhiên công nhận lý do “vì lợi ích của công ty” hoặc đơn giản là “vì LDN không quy định vấn đề này”. Để giải quyết tồn tại trên, trong nghị định hướng dẫn thi hành LDN 2014 sắp tới, nên quy định theo hướng “trong thời gian tổ chức ĐHCĐ thường niên, doanh nghiệp không được tổ chức ĐHCĐ bất thường để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ thường niên”.
3.2.1.7. Đối với nhóm quyền về thông tin-kiểm soát
Pháp luật nên yêu cầu CTCP công bố thông tin cụ thể và chi tiết hơn; không chỉ là cung cấp các thông tin trong quá khứ mà cả thông tin tương lai như về thay đổi thị trường sản phẩm, thị trường đầu ra của công ty, những tác động của thị trường vốn và những yếu tố khác hoặc nhóm thông tin về HĐQT như: thành viên HĐQT có sở hữu bao nhiêu phần trăm trong công ty và
những công ty khác, năng lực kinh nghiệm của HĐQT, ai giới thiệu vào HĐQT… để thể hiện đường lối, sách lược phát triển công ty. Thông qua đó các nhà đầu tư, đă ̣c biê ̣t là CĐTS có thể dự tính và chủ đô ̣ng trong quyết đi ̣n h đầu tư của mình; đồng thời phần nào ha ̣n chế được tình tra ̣ng cổ đông lớn sử du ̣ng các thông tin chưa được công bố để giao dịch chứng khoán thu lợi bất chính.
Ngoài ra, cần phải quy đi ̣nh trách nhiê ̣m của người quản lý (HĐQT và BKS) khi không ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi để CĐTS tiếp câ ̣n thông tin m ột cách chính đáng khi họ yêu cầu. Cùng với đó cũng cần phải mở rô ̣ng thẩm quyền khởi kiê ̣n c ủa CĐTS thông qua nhóm cổ đông : nếu HĐQT, BKS và những người quản lý công ty có hành vi gây khó khăn, hạn chế hoặc ngăn cản quyền tiếp câ ̣n thông tin của CĐTS thì CĐTS có quy ền khởi kiện những người này ra Tòa. Các quy định này sẽ giúp quyền tiếp câ ̣n thông tin c ủa CĐTS được bảo vệ mạnh mẽ hơn.
3.2.1.8. Quyền kiểm soát các giao dịch tư lợi
Thực tế cho thấy trong hầu hết các trường hợp , các công ty chưa xác đi ̣nh cu ̣ thể đư ợc các đối tượng thuô ̣c diê ̣n các bên có liên quan c ủa công ty; chưa có phương pháp thu thâ ̣p, tâ ̣p hợp, lưu trữ và quản lý hồ sơ về các bên có liên quan và chưa xác đi ̣nh được các giao di ̣ch với các bên có liên quan cần kiểm soát. Vì vậy, để phát huy quyền kiểm soát các giao dịch tư lợi: Thứ nhất,
nghị định hướng dẫn thi hành LDN nên hướng dẫn cụ thể chi tiết hơn nữa về khái niệm người có liên quan của doanh nghiệp và cá nhân người quản lý