Giải pháp tăng cường ý thức tự bảo vệ mình của cổ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 94 - 100)

Quy định của LDN về bảo vệ CĐTS chỉ là trao cho các cổ đông công cụ bảo vệ mình. Các công cụ này có được sử dụng hay không sử dụng và được sử dụng hiệu quả đến mức độ nào, phần lớn phụ thuộc vào chính các CĐTS. Ý thức của CĐTS trong việc tự chủ động bảo vệ mình là điều vô cùng quan trọng, mặc dù một cá nhân đơn lẻ CĐTS không thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình nhưng khi họ luôn ý thức được sự cần thiết của v ấn đề này và không còn thờ ơ, phó mặc số phận của mình cho các cổ đông lớn thì đây là đi ều kiện quan trọng để họ tập hợp, liên kết với nhau để tạo thành “nhóm cổ đông” thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép, thông qua đó ít nhiều thể hiện tiếng nói của mình trong công ty. Khi và chỉ khi CĐTS ý thức được sự cần thiết phải tự bảo vệ mình thì các quy định của pháp luật mới phát huy được vai trò của mình. Quá trình sử dụng “quyền của CĐTS” đồng thời sẽ là căn cứ để các nhà làm luật xây dựng và hoàn thiện “công cụ pháp lý”.

Do vậy về phía mình, CĐTS cần nắm vững quyền và phương thức bảo về quyền của mình. Trước hết là bằng cách tiếp cận các quy định của pháp luật, vận dụng linh hoạt các quyền mà pháp luật trao cho mình, để không còn lúng túng trước cổ đông lớn. Sau đó là ý thức đoàn kết, cùng nhau tập hợp lại thành “nhóm cổ đông”, ít nhiều thể hiện tiếng nói của mình trong công ty. Các CĐTS có thể tăng cường việc liên kết cùng nhau xác lập một tỷ lệ biểu quyết đối trọng với các cổ đông lớn được ghi nhận trong các văn bản pháp lý doanh nghiệp để có cơ hội tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của công ty; và cần phải chủ động trong việc thực hiện quyền giám sát của mình,

đặc biệt cần phải hiểu rõ và sử dụng vai trò của BKS một cách thông minh và phù hợp. Về phía các cơ quan nhà nước, cần phải tăng cường giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để các CĐTS có thể tiếp cận và nắm bắt pháp luật hơn nữa. Nhà nước có thể yêu cầu chính các CTCP mở các lớp phổ biến pháp luật về CTCP và các vấn đề liên quan đến CĐTS, hoặc là để công tâm hơn chính các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ CĐTS có thể mở các lớp học này…

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Sự phát triển của Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam” cho phép em đưa ra một số kết luận chung sau:

1. Nội dung Pháp luật về bảo vệ CĐTS trong CTCP tại Việt Nam đã xuất hiện khá sớm trong lịch sử hình thành và phát triển của LDN Việt Nam. Trải qua các thời kỳ, pháp luật về bảo vệ CĐTS nói riêng và CTCP nói chung ngày càng được hoàn thiện cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với các “ông chủ thấp cổ bé họng”.

2. Luận văn đã phân tích khái quát Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số; phân chia các giai đoạn phát triển của Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam. Nghiên cứu, phân tích pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số qua từng giai đoạn, để chỉ ra được sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số.

3. Luật Doanh nghiệp 2014 đã tích hợp tất cả các tinh túy của những năm tháng lịch sử thực hiện các pháp luật về công ty cổ phần nói chung và pháp luật về cổ đông thiểu số nói riêng để xây dựng cơ chế pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số mới thích hợp với Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Luận văn đã đưa ra được một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần qua kinh nghiệm lịch sử ở Việt Nam ở chương V, đó là:

- Pháp luật cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp lý đã có , cùng với việc xây dựng các giải pháp mới nhằm hoàn thi ện hơn nữa các quy định về quyền của cổ đông; Cơ cấu tổ chức nội bộ (cơ chế bảo vệ bên trong) và Kiểm soát bên ngoài (cơ chế bảo vệ bên ngoài).

trên TTCK, cơ chế thực thi các quy đi ̣nh xử lý vi pha ̣m lý vi pha ̣m và giải quyết tranh chấp các vấn đề liên quan đến quyền lợi của cổ đông.

- Cần quan tâ m nghiên cứu xây dựng các cơ chế về thành viên HĐQT và BKS độc lập để tăng cao hiệu quả trong việc quản trị doanh nghiệp

- Bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp xét xử quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ, quyền khởi kiện, và các vấn đề liên quan đến cổ đông thiểu số nói chung…

- Cần phải nâng cao vai trò hoặc thúc đẩy sự hình thành của các cơ quan độc lập như: cơ quan kiểm toán độc lập, tổ chức luật sư và các Hội, Hiệp hội, tổ chức Công đoàn...câu lạc bộ nhà đầu tư

- Bên ca ̣nh đó, các CĐTS không nên trông chờ một cách thụ động vào sự bảo vê ̣ từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền , mà họ phải ý thức được sự cần thiết của viê ̣c ho ̣ phải bảo vê ̣ quyền lợi của mình , để có thể chủ đô ̣ng bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất.

- Tăng cường công tác truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ CĐTS trong CTCP;

Tất cả các giải pháp này cần phải được tiến hành đồng bộ tùy theo tình hình cụ thể. Có như vậy mới mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác bảo vệ CĐTS trong CTCP tại Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty: vốn, quản lý & tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005, NXB Tri Thức.

2. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương Mại - Phần chung và thương nhân, NXB ĐHQGHN.

3. Chính phủ (2010), Nghị định 102/2010/NĐ-CP, nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của LDN 2005, Hà Nội.

4. Hoàng Duy (2014), “Ông chủ nhỏ” nhọc nhằn dự đại hội, http://www.vpbs.com.vn/News/2014/3/6/287120.aspx.

5. Hữu Đạo (2015), Cổ đông nội bộ giao dịch cổ phiếu “chui”, cần xử nặng, http://tinnhanhchungkhoan.vn.

6. Bùi Xuân Hải (2011), Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông pháp luật và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia.

7. Đỗ Thái Hán (2012), Bảo vệ Cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ phần ở Việt Nam, Luận Văn Thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội. 8. Lam Hồng (2013), Xét xử vụ tham nhũng tại Công ty cổ phần Vifon:

Lợi dụng cổ phần hóa để moi tiền Nhà nước, http://www.baomoi.com. 9. Đỗ Tuấn Hùng (2010), Bảo vệ cổ đông thiểu số”, Khóa luận tốt nghiệp

cử nhân luật, Đại học Luật TP HCM.

10. Nguyễn Thị Thu Hương (2015), Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học Viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

11. KT (2009), KBC: Phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 10:3, http://cafef.vn/bat-dong-san/kbc-phat-hanh-co-phieu-thuong- cho-co-dong-hien-huu-ty-le-103-200911523134227.chn.

12. Hạnh Lệ (2010), ITC: Thưởng 1:1 để tăng vốn gấp đôi sau đó chào bán tỷ lệ 2:1, http://cafef.vn/ITC-31162/itc-thuong-11-de-tang-von-gap-doi- sau-do-chao-ban-ty-le-21.chn.

13. Mai Linh (2015), Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) có niêm yết trong năm nay?, http://cafef.vn/thi-truong-chung- khoan/tong-cong-ty-co-phan-thiet-bi-dien-viet-nam-gelex-co-niem-yet- trong-nam-nay-20150429102406271.chn.

14. Trung Linh (2014), Cổ tức mùa đại hội - kỳ 3: Cổ phiếu thưởng chỉ là “tự sướng”, http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/co-tuc-mua- dai-hoi-ky-3-co-phieu-thuong-chi-la-tu-suong-90557.html.

15. Trần Phú Minh (2007), FPT lập nhiều công ty con để làm gì?, http://vietbao.vn/kinh-te/FPT-lap-nhieu-cong-ty-con-de-lam-

gi/30191334/92/.

16. Hà Phan (2010), Lộ tẩy giao dịch nội gián, http://www.tienphong.vn. 17. Quốc hội (1990), Luật công ty, Hà Nội.

18. Quốc hội (1999), Luật doanh nghiệp, Hà Nội. 19. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội. 20. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội. 21. Quốc hội (2006), Luật chứng khoán, Hà Nội.

22. Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại, Hà Nội. 23. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, Hà Nội.

24. Quách Thúy Quỳnh (2010), “Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (tháng 4).

25. Bành Quốc Tuấn & Lê Hữu Linh (2012), Hoàn thiện cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, Doanh nghiệp - Vị thế & Hội nhập. 26. Ngọc Thành (2015), Bổ nhiệm quá nhiều người thân là điều không

27. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, Hà Nội.

28. Bùi Trang (2015), Thăng trầm thị trường chứng khoán và những bài học quá khứ…, http://tinnhanhchungkhoan.vn.

29. Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang (2008), Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần - So sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Vương Quốc Anh, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật TP HCM.

30. Hải Vân (2015), Chậm trả cổ tức, doanh nghiệp “phải” trả lãi cho nhà đầu tư?, http://tinnhanhchungkhoan.vn.

II. Tài liệu Website

31. http://finance.tvsi.com.vn/News/2010512/93394/ai-bao-ve-co- dong.aspx, Ai bảo vệ cổ đông?.

32. http://hoidapphapluat.org/quyen-du-hop-dai-hoi-co-dong-cua-co-dong- nho-cong-ty-co-phan-hien-nay, Quyền dự họp đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ công ty cổ phần hiện nay.

33. http://nhipcaudautu.vn/thi-truong/chung-khoan/tri-bi-thau-tom-hoa-hay- phuc-3262102/#axzz41Ai7T2VY, TRI bị thâu tóm: Họa hay phúc?.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 94 - 100)