Vai trò của Thanh tra Lao động Thƣơng binh và Xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra lao động theo pháp luật lao động việt nam (Trang 29 - 32)

Bên cạnh vai trò của hoạt động thanh tra như đã phân tích tại mục 1.1.4, Thanh tra lao động - Thương binh và Xã hội còn có vai trò đặc thù sau:

Một là, vai trò trong hoạt động quản lý nhà nước về lao động

Nằm trong hệ thống của ngành thanh tra và là tổ chức thanh tra của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội là công cụ không thể thiếu nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước,

bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế và củng cố nguyên tắc quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.

Hai là, vai trò trong hoạt động xây dựng pháp luật

Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội đã có những đóng góp quan trọng trong việc hoạch định chính sách và đảm bảo cho các chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của ngành. Thông qua hoạt động thanh tra, phát hiện ra những sơ hở, những mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định của pháp luật, những bất cập giữa quy định của pháp luật và thực tiễn, từ đó có những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật lao động nói riêng và pháp luật quốc gia nói chung.

Ba là, vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động. Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được đặt ra như một đòi hỏi khách quan. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là quá trình kết hợp hài hòa giữa việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và yêu cầu của bạn hàng, giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội, giữa quyền lợi của người lao động và quyền lợi của doanh nghiệp, giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế mà không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Vai trò của Thanh tra lao động là thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểu đúng và sâu sắc hơn việc thực hiện đầy đủ pháp luật lao động quốc gia, thông qua hình thức hoạt động thanh tra theo đoàn, Thanh tra viên phụ trách vùng và sử dụng phiếu tự kiểm tra pháp luật lao động tại doanh nghiệp. Kết quả là đã mở rộng khả năng tiếp cận doanh nghiệp để thanh tra, giám sát hoặc hướng dẫn, tư vấn pháp luật lao động; tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động sâu

rộng đến mỗi người lao động và người sử dụng lao động, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp và người lao động trong quá trình lao động sản xuất.

Thực hiện truyền thống tốt đẹp "uống nước nhớ nguồn", Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội góp phần chăm lo cho các đối tượng hưởng các chế độ, chính sách người có công, giúp đỡ các đối tượng xã hội, góp phần phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, ổn định và an toàn xã hội.

Bốn là, vai trò trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

Giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng là công việc luôn gắn liền với hoạt động thanh tra. Việc thực hiện các hoạt động này có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo pháp chế, kỷ luật và hiệu quả của quản lý nhà nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển bình thường của các quá trình kinh tế - xã hội, quyền dân chủ của công dân.

Trong pháp luật nước ta, quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân là các quyền chính trị hàng đầu được ghi nhận trong các Hiến pháp. Thông qua khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét lại các quyết định, hành vi của cơ quan, nhân viên nhà nước bị xem là trái pháp luật, xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, bảo vệ kịp thời pháp chế, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trước sự xâm hại của các hành vi trái pháp luật của cơ quan, nhân viên nhà nước.

Thanh tra lao động là một loại của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, một nội dung thanh tra chuyên sâu vào lĩnh vực lao động, bao gồm thanh tra về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, an toàn lao động, vệ sinh lao động, dạy nghề. Do đó, Thanh tra lao động hoạt động không nằm ngoài mục đích thanh tra của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, không vượt quá chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội và hoạt động nhằm phát huy vai trò của thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng.

Để thực hiện quản lý nhà nước về lao động, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ lao động, Bộ luật Lao động 1994 dành một chương (Chương XVI) quy định về Thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động với 07 điều quy định về Thanh tra lao động. Một số quy định về Thanh tra lao động được sửa đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002. Các quy định này bao gồm quy định về: chức năng của Thanh tra Nhà nước về lao động (Điều 186 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002), nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra Nhà nước về lao động (Điều 187 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002), quyền của Thanh tra viên (Điều 187 Bộ luật Lao động), những việc Thanh tra viên không được làm (Điều 188 Bộ luật Lao động), cơ chế phối hợp thanh tra, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra lao động theo pháp luật lao động việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)