Những ưu điểm của pháp luật về Thanh tra lao động hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra lao động theo pháp luật lao động việt nam (Trang 51 - 53)

Một là, quy định của pháp luật về Thanh tra lao động đã điều chỉnh tương đối toàn diện các lĩnh vực của quản lý nhà nước về lao động.

Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lý các vi phạm pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động là một trong những nội dung của quản lý nhà nước về lao động theo quy định tại Khoản 6 Điều 180 Bộ luật Lao động năm 1994. Sau khi Luật Thanh tra được ban hành, các văn bản pháp luật quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội cũng được ban hành, mặc dù với số lượng không

nhiều nhưng các văn bản này là sự cụ thể hóa các quy định về tổ chức, hoạt động của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lao động và phần nào phản ánh được sự đầy đủ của pháp luật lao động về Thanh tra lao động, phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Hai là, pháp luật lao động đã phân định rõ hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành phù hợp với nguyên tắc tổ chức bộ máy hành chính hiện nay là kết hợp quản lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm tăng cường công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các cấp. Pháp luật lao động quy định rõ chức năng của Thanh tra nhà nước về lao động (Điều 185 Bộ luật Lao động - được sửa đổi, bổ sung năm 2002); nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra nhà nước về lao động (Điều 186 Bộ luật Lao động - được sửa đổi, bổ sung năm 2002), tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội; nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, quyền, nghĩa vụ của Thanh tra viên, cộng tác viên, quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, phương tiện và kinh phí hoạt động, nhằm tránh lạm quyền, gây khó khăn, phiền hà và làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.

Ba là, pháp luật lao động quy định bổ sung các quy định về nhiệm vụ,

quyền hạn trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa, chống tham nhũng của cơ quan Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm đảm bảo sự thống nhất với các quy định trong các văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

Bốn là, pháp luật về Thanh tra lao động đã đáp ứng yêu cầu cơ bản của hội nhập quốc tế

Việt Nam đã phê chuẩn nhiều Điều ước quốc tế về lao động, trong đó có Công ước số 81 về Thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại và đã phần nào nội luật hóa các quy định của Công ước trên thông qua các quy

định về Thanh tra nói chung và Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội nói riêng.

Năm là: Đã kịp thời bổ sung các văn bản đáp ứng yêu cầu của thực tiễn như Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/5/2010 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động; Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra lao động theo pháp luật lao động việt nam (Trang 51 - 53)