Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra lao động theo pháp luật lao động việt nam (Trang 86 - 91)

Để pháp luật về Thanh tra lao động hoàn thiện về nội dung và phát huy được những tác dụng tích cực trong thực tiễn, thì ngoài các giải pháp nêu trên, cần thực hiện tốt các giải pháp khác, cụ thể là:

- Khắc phục tình trạng văn bản pháp luật được ban hành thiếu thống nhất, không đồng bộ và kịp thời, dẫn đến khó khăn, vướng mắc khi tổ chức thực hiện, cần thường xuyên tiến hành rà soát, hệ thống hoá quy định về

hóathanh tra, Thanh tra lao động. Và trước khi ban hành văn bản pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành trao đổi, khảo sát với tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.

- Đổi mới cơ chế phối hợp giữa Thanh tra lao động với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra. Cụ thể là phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong việc thực hiện pháp luật lao động. Ủy ban quốc gia về bảo hộ lao động cần ban hành quy chế về sự phối hợp giữa Thanh tra lao động với Thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, pháp luật lao động, pháp luật về Thanh tra lao động và pháp luật khác như pháp luật về khiếu nại, tố cáo; pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động; pháp luật dạy nghề; pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng… nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong hoạt động Thanh tra lao động. Trong hoạt động thanh tra, cần kết hợp việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tư vấn đối tượng thanh tra để họ tự giác tuân thủ pháp luật và không vi phạm pháp luật.

- Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Thanh tra lao động, vì những yếu kém về năng lực của cán bộ thanh tra sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả một hệ thống. Cụ thể, cần xây dựng một chiến lược huấn luyện toàn diện cho Thanh tra lao động và các đối tác xã hội khác lấy chủ để "an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động" làm nội dung chính, trên cơ sở đó lồng ghép các chủ đề về Thanh tra lao động hợp nhất, đối thoại xã hội, nhằm tiếp tục nâng cao năng lực của Thanh tra lao động và nhận thức của các đối tác xã hội, người lao động về hợp tác với Thanh tra lao động và về vấn đề an toàn vệ sinh lao động thông qua huấn luyện. Vì mục tiêu cuối cùng của hoạt động thanh tra cũng như của công tác

huấn luyện là cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện quan hệ lao động.

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ, Thanh tra viên hàng năm đáp ứng yêu cầu hoạt động thanh tra. Tăng cường năng lực của hệ thống Thanh tra lao động và tăng cường biên chế Thanh tra lao động cho phù hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp, trước hết là các quận, huyện, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế là một trong những nội dung của Chỉ thị số 10/2008/CT-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, và tiến bộ trong doanh nghiệp. Có thể xây dựng kế hoạch tuyển dụng theo hướng xây dựng chỉ tiêu biên chế trên cơ sở số lượng doanh nghiệp từng vùng, từng địa phương hoặc trên cơ sở số lượng người lao động theo tiêu chí của ILO.

KẾT LUẬN

Thanh tra là một hoạt động là một đòi hỏi khách quan của công tác quản lý nhà nước nói chung, quản lý lao động nói riêng trong bất kỳ quốc gia nào. Thanh tra, kiểm tra là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, là phương thức bảo đảm cho quyền lực nhà nước được thực hiện đúng quy định. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội là tổ chức thanh tra đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó Thanh tra lao động là một nội dung, một hoạt động thanh tra. Được thành lập từ những ngày đầu thành lập nước, trải qua rất nhiều lần tách, nhập, chuyển đổi tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đã nhiều lần cải cách. Tuy nhiên, đến nay, Thanh tra lao động nói riêng và thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới mà một trong những nguyên nhân của tình trạng này là hệ thống pháp luật về thanh tra và pháp luật về Thanh tra lao động chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ. Việc nghiên cứu đề tài: "Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam" góp phần tạo ra một cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật về Thanh tra lao động, về thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động. Trên cơ sở đó, Luận văn phân tích, đánh giá thực tiễn, đưa ra những giải pháp đồng bộ trong việc hoàn thiện pháp luật về Thanh tra lao động nói riêng và pháp luật về thanh tra nói chung cũng như các pháp luật liên quan khác (Luật Dạy nghề, Luật Đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Khiếu nại, tố cáo, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính…), góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách, pháp luật về Thanh tra lao động.

Công cuộc đổi mới, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, đòi hỏi pháp luật phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của khoa học pháp lý và thực tiễn sinh động của cuộc sống. Trên cơ sở

nghiên cứu, đánh giá các quy định hiện hành và đối chiếu với thực tiễn áp dụng, có thể thấy rằng, pháp luật thanh tra, pháp luật về Thanh tra lao động đã tạo hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động và hoạt động này đã đạt được kết quả nhất định trong công tác quản lý nhà nước về lao động và đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để pháp luật Thanh tra lao động phát huy hiệu lực, hiệu quả, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó cần chú trọng các biện pháp xây dựng pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thanh tra, pháp luật Thanh tra lao động; công tác tuyển chọn, bồi dưỡng cán bộ Thanh tra lao động; hiện đại hoá công tác thanh tra...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra lao động theo pháp luật lao động việt nam (Trang 86 - 91)