Đặc điểm của pháp luật về Thanh tra lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra lao động theo pháp luật lao động việt nam (Trang 49 - 51)

Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống văn bản pháp luật về Thanh tra lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra nói chung và pháp luật lao động nói riêng. Những đặc điểm này không chỉ giúp chúng ta nhận diện đúng đắn về vị trí của pháp luật về trí của Thanh tra lao động mà còn là cơ sở lý luận khoa học để đánh giá thực trạng pháp luật, từ đó có định hướng rõ ràng cho những giải pháp hoàn thiện pháp luật về Thanh tra lao động, từ đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói riêng, pháp luật quốc gia nói chung.

Thứ nhất: Pháp luật lao động là pháp luật chuyên ngành, do đó các quy

định về Thanh tra lao động vừa đảm bảo tính chuyên môn,vừa phải phù hợp với các quy định của pháp luật về Thanh tra

Thanh tra lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối tượng Thanh tra lao động cũng là đối

tượng quản lý, nội dung thanh tra phụ thuộc vào nội dung quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động vừa đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật thanh tra, vừa đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thứ hai: Nội dung thanh tra chính là các nội dung được quy định trong

Bộ luật Lao động l994 và các đạo Luật sửa đổi, bổ sung, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động (các quy định về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, dạy nghề, …).

Thứ ba: Pháp luật về Thanh tra lao động mang tính thủ tục chặt chẽ Thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng là hoạt động được thực hiện theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả của hoạt động một cách chính xác, khách quan. Để tiến hành một cuộc Thanh tra lao động, pháp luật lao động quy định thủ tục hết sức chặt chẽ từ khâu ra quyết định thanh tra đến việc chỉ đạo, báo cáo ra kết luận và xử lý kiết luận thanh tra. Tính chặt chẽ của thủ tục thanh tra thể hiện như sau:

- Xác định chặt chẽ chủ thể tiến hành Thanh tra lao động, tức là chủ thể ra quyết định thanh tra, xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra như Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và thành viên Đoàn thanh tra; những biện pháp cưỡng chế có thể được áp dụng trong quá trình thanh tra;

- Quy định thủ tục chặt chẽ từ khâu ra quyết định thanh tra đến các bước thực hiện và nhiệm vụ của từng giai đoạn thanh tra; quy định phương thức thanh tra; thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thanh tra, kết luận thanh tra và xử lý kiến nghị thanh tra…

Thứ tư: Pháp luật về Thanh tra lao động gắn liền với pháp luật khiếu nại, tố cáo và pháp luật phòng chống tham nhũng.

Ngoài nhiệm vụ thanh tra, Thanh tra lao động có nhiệm vụ rất quan trọng là giải quyết khiếu nại và phòng chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra lao động theo pháp luật lao động việt nam (Trang 49 - 51)