Xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nƣớc về lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra lao động theo pháp luật lao động việt nam (Trang 75)

Lao động là hoạt động có mục đích của con người. Lao động tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sống con người. Lao động là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực lao động, để thực hiện chức năng quản lý, điều hành, nhà nước ban hành hệ thống pháp luật về lao động, trong đó quy định các vấn đề cơ bản liên quan đến lao động như việc làm, học nghề, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, công đoàn, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất…; hoạch định các chương trình, kế hoạch quốc gia về lao động việc làm phục vụ chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống chính sách và biện pháp lớn hướng vào các chương trình, kế hoạch đó; chính sách đào tạo nghề; thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát của nhà nước, đặc biệt là hoạt động Thanh tra lao động. Muốn quản lý lao động tốt thì phải có một hệ thống pháp luật lao động tốt và một hệ thống thiết chế pháp lý tốt, trong đó thanh tra, kiểm tra phải phát huy được vị trí, vai trò trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách và pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về lao động nói chung, trong đó có pháp luật về Thanh tra lao động, đang có những bất hợp lý so với thực tiễn, thậm chí, thiếu những quy định cần thiết để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này. Điều đó đỏi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thanh tra lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra lao động theo pháp luật lao động việt nam (Trang 75)