Những hạn chế và tồn tại trong hoạt động của Thanh tra lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra lao động theo pháp luật lao động việt nam (Trang 69 - 71)

lao động

Một là, một tình trạng chung trong hoạt động Thanh tra lao động trên

các lĩnh vực thanh tra chính sách lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động là sai phạm nhiều, kiến nghị nhiều nhưng xử lý ít. Phải chăng nguyên nhân là do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra viên lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công việc hay do quy định của pháp luật về thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm có sự bất hợp lý? Vậy, mục đích thanh tra có đạt được triệt để không?

Hai là, tình trạng khai báo, điều tra về tai nạn lao động chậm so với quy định, được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thừa nhận trong "Thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2008". Cụ thể là, theo báo cáo của 63 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong cả nước, xảy ra 508 vụ tai nạn

lao động chết người nhưng đến ngày 01/02/2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới nhận được 181 biên bản điều tra. Nghĩa là còn tới 327 vụ tai nạn lao động chết người không được điều tra, hoặc có điều tra nhưng "chìm xuồng".

Như vậy, với hầu hết các vụ tai nạn lao động chết người xảy ra, rất ít chủ sử dụng lao động bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chuyện để "xử lý nội bộ" nếu cứ tiếp diễn sẽ trở thành tiền lệ không chính thức, nên không có tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động tái diễn, có hoạt động thanh tra nhưng mục đích thanh tra không đạt được triệt để.

Ba là, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng tai nạn lao

động hàng năm là do cả người sử dụng lao động và người lao động chưa thực hiện tốt công tác an toàn lao động. Thực tế là người sử dụng lao động thì không muốn chi những khoản tiền không nhỏ để trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động, còn người lao động mặc dù nhận thức rõ rằng làm việc trong tình trạng không có phương tiện bảo hộ lao động là quá mạo hiểm đến tính mạng, nhưng vì cuộc sống, vì tình trạng "việc chê người", "người cần việc" nên họ buộc phải chấp nhận mà không yêu cầu hoặc dù có yêu cầu được trang bị phương tiện bảo hộ lao động nhưng cũng khó được chủ sử dụng lao động chấp nhận.

Bốn là, mặc dù hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đều

có thông báo tình hình tai nạn lao động và có đánh giá về những lĩnh vực sản xuất thường xảy ra tai nạn lao động chết người, các loại yếu tố, thiết bị gây nhiều tai nạn lao động chết người, các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động, tuy nhiên, tình trạng tai nạn lao động năm sau vẫn nghiêm trọng hơn năm trước, vẫn xảy ra tại các lĩnh vực sản xuất, vẫn do các loại yếu tố, thiết bị gây tai nạn lao động đã được tổng kết của năm trước. Tuy nhiên, người ta không thấy vai trò của Thanh tra lao động. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng "xảy ra liên tiếp các vụ tai nạn lao động có trách nhiệm

của cơ quan quản lý nhà nước. Đó là việc thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về an toàn lao động còn lơ là" [40].

Mặc dù các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức nhiều đoàn thanh tra, liên tục thanh tra công tác an toàn lao động, đặc biệt là tại các công trình xây dựng, thế nhưng số vụ tai nạn lao động vẫn cứ tăng đều, đặc biệt là các vụ tai nạn lao động làm chết người gia tăng một cách đáng lo ngại. Phải chăng chúng ta đang "bất lực với tai nạn lao động chết người?".

Năm là: Các quy định tại Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 11/4/2004 về xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động không còn phù hợp với thực tế nữa, như: mức xử phạt thấp, mức cao nhất chỉ đến 20 triệu đồng, nhiều hành vi vi phạm pháp luật chưa được quy định...do đó không đảm bảo tính giáo dục và răn đe trong các quyết định xử phạt của cơ quan thanh tra, khiến cho doanh nghiệp "nhờn thuốc".

Sáu là, việc đảm bảo các chế độ, chính sách cho người lao động bị tai nạn trong các vụ tai nạn lao động chưa kịp thời. Khi xảy ra tai nạn lao động, cơ quan công an là người đầu tiên thực hiện nhiệm vụ điều tra. Nếu vụ việc không có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì lúc đó Thanh tra lao động mới vào cuộc. Như vậy phải sau một thời gian ít nhất là 2 tháng, người lao động bị tai nạn lao động mới được xem xét hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra lao động theo pháp luật lao động việt nam (Trang 69 - 71)