Nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ hội thẩm nhân dân trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong đồng phạm theo bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 84 - 95)

2. Những vấn đề chung về quyết định hình phạt trong đồng phạm

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong đồng phạm

3.2.4. Nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ hội thẩm nhân dân trong

trong xét xử hình sự

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, thì việc xét xử ở cấp sơ thẩm phải có sự thẩm tham gia của HTND, và khi xét xử HTND ngang quyền với Thẩm phán. Vì vậy, đội ngũ HTND cũng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lƣợng của hoạt động QĐHP nói chung và QĐHP trong đồng phạm nói riêng. Để nâng cao năng lực và chất lƣợng của đội ngũ HTND cần thực hiện triệt để các vấn đề sau:

- HTND cần hiểu rằng, trong quá trình xét xử, Hội thẩm và Thẩm phán xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Để giải quyết đƣợc tốt vấn đề này, thì Ngành Tòa án hàng năm cần phải có kế hoạch quan tâm đầu tƣ kinh phí để bồi dƣỡng nâng cao trình độ pháp lý cho đội ngũ Hội thẩm. Vì khi HTND có sự am hiểu pháp lý nhƣ thẩm phán, thì chắc chắn rằng, trong quá trình giải quyết vụ án, hội thẩm sẽ không lúng túng, khi phán quyết bản án sẽ khách quan, khoa học. Có nhƣ vậy, mới giải quyết tốt vấn đề pháp luật đặt ra là thẩm phán và HTND ngang quyền nhau trong quá trình giải quyết vụ án. Đồng thời, cần tách bạch giữa HTND tham gia xét xử hình sự và HTND tham gia xét xử những vụ án không phải án hình sự. Để đảm bảo tính chuyên môn hóa cao, am hiểu các quy định của luật hình sự và luật tố tụng hình sự từ đó mới có thể xét xử đúng, đặc biệt là QĐHP chính xác đƣợc.

- Cần quy định rõ ràng hơn về tiêu chuẩn lựa chọn HTND, vì điều này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình xét xử; quy định rõ về cách thức lựa chọn, cách thức thành lập đoàn hội thẩm, quy định trách một cách rõ ràng quyền và nghĩa vụ pháp lý cho Hội thẩm; sáu tháng hoặc một năm, TAND cần có hội nghị tổng kết tình hình xét xử của Hội thẩm. Thông qua các cuộc hội nghị để đánh giá chất lƣợng hoạt động của Hội thẩm, Đoàn hội thẩm, từ đó Ngành Tòa án cần có

hƣớng giải quyết kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc của HTND. Chánh án TAND địa phƣơng cần có mối liên hệ với cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức tham gia Hội thẩm ở Tòa án mình. Để qua đó, có thông tin về ý thức, trách nhiệm hoạt động của Hội thẩm tại Tòa án mình với cơ quan, tổ chức. Cần có quy định thêm về tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công chức là HTND trong nhiệm kỳ của mình hoạt động đúng pháp luật có thể đƣợc tăng lƣơng trƣớc thời hạn.

- Pháp luật cần quy định trƣớc thời gian khai mạc phiên tòa yêu cầu HTND phải có thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án ít nhất một tuần mới đƣợc tham gia xét xử vụ án. Để tránh những trƣờng hợp Hội thẩm không đọc hồ sơ vụ án cũng tham gia xét xử, đồng thời tránh đƣợc trƣờng hợp "chữa cháy" hội thẩm, chủ tọa phải phải thay thế bằng hội thẩm khác, trong khi đó, quyết định vụ án đem ra xét xử không có tên Hội thẩm tham gia theo quyết định và chủ tọa phiên tòa lại phải giải thích cho các đƣơng sự về bổ sung Hội thẩm mới. Làm nhƣ vậy rất lúng túng cho hội thẩm nếu các đƣơng sự không đồng ý các hội thẩm đƣợc bổ sung không theo quyết định mà đƣơng sự đã nhận đƣợc.

Trong điều kiện Nhà nƣớc ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền XHCN, thì một trong những vấn đề nâng cao chất lƣợng xét xử của Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm đặc biệt. Do vậy, các chức danh trong hội đồng xét xử nhƣ Thẩm phán và HTND trong các phiên tòa càng phải thể hiện hết sức vai trò và trách nhiệm của mình. Vì hoạt động của các chức danh này ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng xét xử. Những tiêu chuẩn bắt buộc đối với hội thẩm là hội tụ điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, tƣ cách đạo đức, lối sống, ngoài ra, các hội thẩm cần phải có nhiệt huyết với công việc, có nhƣ vậy mới hoàn thành đƣợc trách nhiệm xét xử của mình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ việc nghiên cứu thống kê kết quả xét xử và phân tích một số trƣờng hợp cụ thể về quyết định hình phạt trong trƣờng hợp đồng phạm, ta có thể rút ra một số kết luận sau:

Một là, việc áp dụng quy định về đồng phạm và quyết định hình phạt trong trƣờng hợp đồng phạm trong thực tiễn xét xử đã đạt đƣợc những kết quả tích cực, thể hiện tình đúng đắn, tiến bộ của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế quyết định hình phạt trong trƣờng hợp đồng phạm vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, đặt ra vấn đề hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lƣợng giải quyết trong thời gian tới. Trong những năm vừa qua Tòa án nhân dân các cấp đã tuân thủ đầy đủ quy định của Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt trong đồng phạm nhằm giải quyết nhiều vụ án khác nhau trong đó có những vụ án hình sự phức tạp khác nhau. Trong đó, hoạt động quyết định hình phạt trong đồng phạm thể hiện chi tiết sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.

Hai là, để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong quyết định hình phạt trong trƣờng hợp đồng phạm cần có một hệ giải pháp đồng bộ, căn cơ tập trung vào ba nội dung:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế trong hệ thống pháp luật. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật bao gồm hoàn thiện quy định về đồng phạm, ví dụ nhƣ quy định cụ thể về những ngƣời đồng phạm trong đồng phạm, cũng nhƣ quy định về trách nhiệm hình sự của ngƣời vƣợt quá trong đồng phạm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng pháp luật hình sự trong thực tế Ngoài ra còn cần thực hiện việc hoàn thiện quy định về phạm tội có tổ chức trong đồng phạm. Kế tiếp là hoàn thiện quy định chung về quyết định hình phạt trong đồng phạm, trong đó có những quy định về quyết định hình phạt nói chung và quyết định hình phạt trong đồng phạm.

Thứ hai về giải pháp liên quan đến tổ chức và thực hiện bao gồm: giải pháp về nâng cao chất lƣợng xét xử tại Tòa án bằng việc tập trung nâng cao chất lƣợng Thẩm phán nhằm thực hiện tốt việc quyết định hình phạt đối với đồng phạm trong thực tiễn. Thẩm phán là đội ngũ cán bộ tòa án có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động quyết định hình phạt trong đồng phạm.

Thứ ba là giải pháp nâng cao chất lƣợng của đội ngũ Hội thẩm nhân dân trong hoạt động quyết định hình phạt trong đồng phạm.

KẾT LUẬN

Trong 5 năm trở lại đây (2014 - 2018), tình hình tội phạm vẫn diễn biến hết sức phức tạp, một số loại tội phạm mới xuất hiện với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt... đã làm cho công tác xét xử của Toà án gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả giải quyết các vụ án hình sự mà ngành Toà án đã đạt đƣợc trong những năm qua, có thể khẳng định chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động xét xử các vụ án hình sự đã đƣợc nâng lên rõ rệt. Nhiều vụ án lớn, tính chất phức tạp đã đƣợc Toà án đƣa ra xét xử đúng thời hạn, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đáp ứng đƣợc đòi hỏi chung của toàn xã hội. Số lƣợng các bản án, quyết định của Toà án có sai phạm và số ngƣời bị kết án oan ngày càng giảm mạnh... đã khẳng định sự cố gắng nỗ lực của các Toà án trong việc thực hiện mục tiêu xét xử đúng ngƣời, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội.

Đồng phạm và một hình thức thực hiện tội phạm đặc biệt mà trong đó hai ngƣời trở lên cùng thực hiện tội phạm. Do đó, khi tội phạm đƣợc thực hiện bởi đồng phạm thì tội phạm đó thay đổi về chất và mang tính nguy hiểm cao hơn tội phạm riêng lẻ. Vì vậy, QĐHP trong đồng phạm là trƣờng hợp QĐHP đặc biệt, vừa phải tuân thủ quy định chung của chế định QĐHP, vừa phải tuân thủ quy định đặc thù của trƣờng hợp đồng phạm. Việc nắm vững bản chất pháp lý của QĐHP sẽ giúp tòa án các cấp QĐHP trong thực tế đƣợc đúng. QĐHP trong đồng phạm là việc tòa án lựa chọn một loại và mức hình phạt cụ thể với mức độ cụ thể không chỉ cho một bị cáo mà cho nhiều bị cáo trong vụ án về một hoặc nhiều tội mà họ cùng phạm. QĐHP trong đồng phạm đúng không chỉ là cơ sở để đạt đƣợc mục đích của hình phạt cũng nhƣ nâng cao hiệu quả của hình phạt mà còn góp phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật XHCN. Do tính chất đặc thù của đồng phạm là một hình thức thực hiện tội phạm đặc biệt mà trong đó hai ngƣời trở lên cùng thực hiện tội phạm nên nguyên tắc xác định TNHS và QĐHP không giống với các trƣờng hợp phạm tội riêng lẻ. Khi QĐHP đối với những ngƣời phạm tội trong vụ án đồng phạm,

ngoài việc tuân theo các nguyên tắc QĐHP trong đồng phạm, tòa án còn phải dựa vào các căn cứ QĐHP đƣợc quy định trong BLHS để tạo cơ sở pháp lý cho tòa án QĐHP đƣợc đúng đắn. Các căn cứ QĐHP là cơ sở pháp lý đƣợc quy định trong BLHS mà Tòa án tuân thủ khi QĐHP cho ngƣời phạm tội. Các căn cứ này bao gồm: tính chất của đồng phạm; tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, mức độ tham gia của từng ngƣời đồng phạm; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của riêng từng đồng phạm. Qua thực tiễn áp dụng quy định về QĐHP trong đồng phạm cho thấy khi QĐHP đối với ngƣời phạm tội nói chung và đối với từng ngƣời đồng phạm nói riêng vẫn có nhiều thiếu sót nhƣ QĐHP còn quá nhẹ, áp dụng chế định án treo không đúng quy định pháp luật... Để nâng cao hiệu quả hoạt động QĐHP của tòa án thì công tác bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ cải tiến phƣơng pháp làm việc của các cán bộ xét xử giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mặt khác, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân để nhân dân hiểu và tự giác tuân thủ pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho hoạt động xét xử của Tòa án thật sự có hiệu quả.

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, pháp luật và thực tiễn QĐHP trong trƣờng hợp đồng phạm trên địa bàn cả nƣớc, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QĐHP trong trƣờng hợp đồng phạm nhƣ: hoàn thiện quy định của BLHS và Bộ luật tố tụng hình sự về đồng phạm theo hƣớng tạo cơ chế cho phép Hội đồng xét xử QĐHP đối với ngƣời đồng phạm phù hợp với vai trò và mức độ tham gia đồng phạm của họ; kịp thời ban hành văn bản hƣớng dẫn áp dụng pháp luật liên quan đến QĐHP trong trƣờng hợp đồng phạm; triển khai thực hiên án lệ, tăng cƣờng nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ làm công tác xét xử, tăng cƣờng cơ sở vật chất cho hoạt động xét xử...Chúng tôi tin rằng những giải pháp này không chỉ phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự ở nƣớc ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Báu. Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2000.

2. Nguyễn Thị Bình. Quyết định hình phạt trong đồng phạm, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, 2010, tr.16.

3. Bộ Tƣ pháp - Viện khoa học pháp lý. Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa và NXB Tƣ pháp, Hà Nội, 2006.

4. Bộ Tƣ pháp. Bộ luật hình sự Vƣơng quốc Thụy Điển (Bản dịch tiếng việt, tài liệu tham khảo), Hà Nội, 1996.

5. Lê Cảm. Về chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn), Tòa án nhân dân Hà Nội, số 8,1988.

6. Lê Cảm. Bản chất pháp lý của quy phạm, “nguyên tắc Quyết định hình phạt” tại Điều 37 BLHS Việt Nam (Một số vấn đề lý luận- thực tiễn và hoàn thiện pháp luật), Tòa án nhân dân Hà Nội, số 11, 1989.

7. Lê Cảm. Những cơ sở khoa học - thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật hình sự nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay, Khoa học (KHXH) Hà Nội, số 4, 1999.

8. Lê Cảm. Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000.

9. Lê Cảm (Chủ biên). Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, (Tái bản lần thứ nhất, 2003), Hà Nội, 2001. 10. Lê Cảm (Chủ biên). Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số

nƣớc trên thế giới, Thông tin Khoa học pháp lý, Hà Nội, số 6, 2002.

11. Lê Cảm. Hệ thống pháp luật hình sự Liên bang Nga, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, Hà Nội, 2003.

12. Lê Cảm (Chủ biên). Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003.

13. Lê Văn Cảm. Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.

14. Lê Cảm. Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của Phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999.

15. Lê Cảm. Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật Hình sự (tập I), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000.

16. Lê Cảm . Vai trò của thực tiễn xét xử trong việc phát triển và hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam, tạp chí Tòa án nhân dân, số 16/2004.

17. Lê Cảm. Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 18. Lê Cảm (Biên soạn). Nhận thức khoa học về phần chung pháp luật hình

sự Việt Nam sau pháp điển hóa lần thứ ba (sách chuyên khảo), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018.

19. Chính phủ. Sắc lệnh số: 27/SL ngày 28/02 về truy tố các tội bắt cóc, ám sát, tống tiền, Hà Nội, 1946.

20. Lê Đăng Doanh. Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 1999.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới, Hà Nội, 2002.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020, Hà Nội, 2005.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, Hà Nội, 2005. 24. Lê Văn Đệ. Định tội danh và Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt

Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004.

25. Đinh Bích Hà. Bộ luật hình sự Nhật Bản – bản dịch, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội, 2010.

26. Nguyễn Thị Hậu . “Trách nhiệm hình sự của những ngƣời đồng phạm - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tr.25, 2013.

27. Nguyễn Ngọc Hòa. Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1991.

28. Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên). Giáo trình Luật hình sự, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.tr.234, 2008.

29. Nguyễn Thị Thu Hòa. “Ngƣời thực hành trong đồng phạm theo luật hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong đồng phạm theo bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 84 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)