Nghĩa của quyết định hình phạt trong đồng phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong đồng phạm theo bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 36 - 39)

2. Những vấn đề chung về quyết định hình phạt trong đồng phạm

2.3 nghĩa của quyết định hình phạt trong đồng phạm

Thứ nhất, QĐHP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị -xã hội và pháp lý.

Góp phần củng cố và giữ vững pháp chế, trật tự pháp luật XHCN. Hình phạt mà Tòa án tuyên cho ngƣời phạm tội phải tƣơng xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Hình phạt đã tuyên thỏa đáng sẽ làm cho ngƣời bị kết án thấy đƣợc tính chất sai trái của hành vi của mình cũng nhƣ sự cần thiết của bản án đã tuyên cho họ, từ đó tự giác tuân thủ pháp luật; đồng thời hình phạt đã tuyên thỏa đáng sẽ đủ sức răn đe những ngƣời không "vững vàng" trong xã hội để họ từ bỏ ý định phạm tội, tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nƣớc. Hơn nữa, việc Tòa án tuyên hình phạt thỏa đáng cho ngƣời phạm tội sẽ có tác dụng giáo dục sâu rộng trong quần chúng nhân dân, làm cho quần chúng nhân dân thấy đƣợc sự nghiêm minh của luật pháp để tự giác tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Thứ hai, QĐHP đúng là cơ sở pháp lý đầu tiên để đạt được mục đích của hình phạt: trừng trị và giáo dục.

Việc QĐHP phải đảm bảo cho hình phạt đã tuyên đạt đƣợc cả hai mục đích này. Trừng trị và giáo dục là hai mặt có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và là hai mặt của một thể thống nhất trong khi QĐHP và Tòa án không đƣợc coi nhẹ mặt nào [37, tr.57]. Chỉ khi hình phạt đƣợc quyết định một cách chính xác và công bằng thì mục đích của hình phạt mới đạt đƣợc, tức là có tác dụng giáo dục và cải tạo ngƣời phạm tội, ngăn ngừa phạm tội mới và giáo dục ngƣời khác. Hình phạt đƣợc quyết định quá nhẹ so với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm đã đƣợc thực hiện sẽ sinh ra ở ngƣời phạm tội và ở những ngƣời khác thái độ xem thƣờng pháp luật, còn hình phạt đƣợc quyết định quá nặng sẽ gây ra ở ngƣời bị kết án sự không tin tƣởng vào tính công bằng của pháp luật và sự

công minh của các cơ quan tiến hành tố tụng, từ đó dẫn đến hậu quả là giảm ý nghĩa phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt.

Thứ ba, QĐHP đúng là cơ sở quan trọng để có thể nâng cao hiệu quả của hình phạt.

Hiệu quả của hình phạt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau nhƣ xây dựng pháp luật hình sự, QĐHP, chấp hành hình phạt, tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho công dân. Trong các yếu tố trên thì QĐHP đúng là yếu tố quan trọng nhất. Việc xây dựng hệ thống pháp luật hình sự hoàn thiện chỉ có ý nghĩa khi QĐHP trong thực tế đƣợc đúng. Mặt khác, việc chấp hành hình phạt chỉ phát huy tác dụng nếu Tòa án QĐHP đúng. Những yếu tố xã hội khác đảm bảo hiệu quả của hình phạt nhƣ vấn đề tuyên truyền giáo dục pháp luật cho công dân để công dân tự giác chấp hành hình phạt sẽ không thể phát huy tác dụng khi QĐHP không đúng. Nếu hình phạt quá nhẹ hay quá nặng so với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội sẽ làm cho ngƣời bị kết án không thấy đƣợc tính nghiêm minh của bản án và từ đó không tích cực lao động cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội cũng nhƣ gây ra dƣ luận không tốt trong quần chúng nhân dân, ảnh hƣởng tới niềm tin của quần chúng nhân dân đối với pháp luật, không động viên đƣợc quần chúng tham gia tích cực vào công tác đấu tranh vào phòng chống tội phạm và nhƣ vậy hiệu quả của hình phạt chắc chắn sẽ không đạt đƣợc [24, tr.10-12].

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Trong chƣơng 1 của luận văn, tác giả phân tích về những vấn đề lý luận chung về quyết định hình phạt và quyết định hình phạt trong đồng phạm. Trên những vấn đề chung về đồng phạm và quyết định hình phạt trong đồng phạm, ta có thể đƣa ra một số kết luận sau:

Một là, hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề đồng phạm và quyết dịnh hình phạt đối với đồng phạm trong các công trình nghiên cứu khoa học hình sự và khoa học luật hình sự. Đồng phạm là trƣờng hợp có nhiều ngƣời cùng cố ý thực hiện tội phạm, đồng phạm có sự thống nhất mặt chủ quan và mặt khách quan giống nhau. Việc nghiên cứu về đồng phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo từ đó đánh giá hoạt động quyết định hình phạt trong đồng phạm một cách tốt nhất.

Hai là, đồng phạm là một trƣờng hợp tội phạm tồn tại khách quan, có tính chất đặc biệt, thể hiện ở tính chất nguy hiểm cho với xã hội. Các loại đồng phạm có những đặc điểm riêng về mặt khách quan và mặt chủ quan. Do vậy cần có hệ thống quy định đặc thù trong pháp luật hình sự để điều chỉnh phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. Hành vi đồng phạm có tính chất khách quan từ đó quyết định hình phạt trong đồng phạm cũng cần phải đánh giá mặt khách quan của đồng phạm.

Ba là, quyết định hình phạt trong đồng phạm có những đặc điểm riêng, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chức năng điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật hình sự khi cần thể hiện đƣợc nguyên tắc phân hóa tội phạm, đảm bảo phù hợp với tính chất, mức độ hành vi của từng ngƣời đồng phạm. Quyết định hình phạt trong đồng phạm cần phải tuân thủ các nguyên tắc chung về quyết định hình phạt đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc quyết định hình phạt trong đồng phạm nhƣ nguyên tắc phân hóa, cá thể hóa, nguyên tắc tuân thủ tính có căn cứ trong quyết định hình phạt.

Trên cơ sở nhận thức trên, tác giả sẽ trình bày, phân tích quy định của pháp luật hình sự thực định về quyết đình hình phạt trong đồng phạm tại Việt Nam trong Chƣơng 2 của luận văn.

Chƣơng 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ THỰC ĐỊNH VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong đồng phạm theo bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)