Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân khi quyết định hình phạt trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong đồng phạm theo bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 65 - 76)

2. Những vấn đề chung về quyết định hình phạt trong đồng phạm

3.1 Thực tiễn quyết định hình phạt trong đồng phạm hiện nay

3.1.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân khi quyết định hình phạt trong

phạt trong trường hợp đồng phạm

Thực tiễn áp dụng BLHS năm 1999 và hiện nay là trong BLHS năm 2015 trong những năm qua đã cho thấy tình trạng QĐHP không đúng vẫn còn tồn tại và là một trong những nhƣợc điểm lớn trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Toà án. Qua tìm hiểu thực tiễn xét xử các vụ án hình sự của Toà án trong 5 năm trở lại đây (từ năm 2014 đến năm 2018) đã cho thấy tình trạng QĐHP không đúng vẫn xảy ra là do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng nguyên nhân chủ yếu nhất lại xoay quanh vấn đề tuân thủ và áp dụng các căn cứ QĐHP. Mặc dù các căn cứ QĐHP đã đƣợc quy định rất rõ tại Điều

45 BLHS năm 1999 nay là Điều 50 BLHS năm 2015 và đƣợc hƣớng dẫn khá tỷ mỷ trong các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao nhƣng việc áp dụng khi QĐHP vẫn có những sai sót đáng kể. Cụ thể:

Thứ nhất: Sai sót trong việc áp dụng các quy định của BLHS.

Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm cho thấy việc QĐHP của Toà án cấp sơ thẩm còn sai sót trong việc áp dụng các quy định của BLHS và các văn bản hƣớng dẫn thi hành BLHS năm 1999. Sai sót chủ yếu là không áp dụng hoặc áp dụng không đúng các tình tiết định khung hình phạt. Đây là một trong những nguyên nhân của việc cải sửa bản án cấp sơ thẩm. Một số tình tiết định khung hình phạt (chủ yếu là định khung tăng nặng) thƣờng áp dụng không đúng là: tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ, phạm tội nhiều lần, phạm tội đối với trẻ em dƣới 13 tuổi...

Thứ hai: Sai sót trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội. Nguyên nhân của những sai sót này không phải là do quy định của BLHS không rõ ràng hay thiếu hƣớng dẫn của TAND tối cao mà do Hội đồng xét xử chƣa thực sự tuân thủ các hƣớng dẫn của TAND tối cao, chƣa nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án nên đã không đánh giá đầy đủ, toàn diện các tình tiết của vụ án hoặc bỏ sót các tình tiết thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội khi QĐHP.

QĐHP quá mức nghiêm khắc đối với ngƣời phạm tội. Ví dụ: Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2003, Phan Viết Thắng có 4 lần hiếp dâm cháu Lê Thị Phƣơng sinh năm 1993. Thắng có một tiền án 2 năm tù về tội trộm cắp tài sản nên trong lần phạm tội này đƣợc xác định là tái phạm. VKSND cấp sơ thẩm đề xuất mức hình phạt từ 18 đến 20 năm tù nhƣng Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đã áp dụng khoản 4 Điều 112, điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 xử phạt tù chung thân đối với Phan Viết Thắng. Qua nghiên cứu hồ sơ cho thấy khám nghiệm y tế xác định cháu Phƣơng không bị rách màng trinh, bộ phận sinh dục không bị tổn thƣơng, các biểu hiện về tâm, sinh lý của cháu Phƣơng vẫn bình thƣờng. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã

nhận định trong trƣờng hợp này việc áp dụng mức hình phạt tù chung thân là quá nghiêm khắc, do đó đã giảm án cho bị cáo xuống 20 năm tù.

Quyết định mức hình phạt quá nhẹ đối với ngƣời phạm tội, chƣa đủ tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm. Ví dụ: Tại bản án hình sự số 70/HSST ngày 8/6/2004, bị cáo Bùi Hồng Nhân đã bị TAND tỉnh Bến Tre áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999 xử phạt 13 năm tù về tội giết ngƣời. Sau khi xét xử sơ thẩm, đại diện gia đình ngƣời bị hại kháng cáo yêu cầu tăng bồi thƣờng và tăng án đối với bị cáo, Viện trƣởng VKSND tỉnh Bến Tre có quyết định kháng nghị yêu cầu xử bị cáo theo khoản 1 Điều 93. Khi giải quyết vụ án, Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét thấy chỉ vì có mâu thuẫn với anh Phƣơng (nạn nhân), Bùi Hồng Nhân đã vào nhà chị Hoàng lấy 2 con dao, cầm trên tay đi tìm Phƣơng. Lúc gặp nhau, anh Phƣơng có cầm be gỗ đánh Nhân làm rớt 1 con dao. Nhân sử dụng con dao còn lại đuổi theo Phƣơng. Khi Phƣơng chạy bị vấp ngã liền bị Nhân đâm 1 nhát vào sƣờn bên phải, lƣới dao xuyên vào lồng ngực làm thủng thuỳ phổi và gan gây mất máu dẫn đến tử vong. Do hành vi phạm tội của bị cáo có tính chất côn đồ, xem thƣờng tính mạng ngƣời khác nên Hội đồng xét xử phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 tuyên phạt Bùi Hồng Nhân 20 năm tù về tội giết ngƣời.

Thứ ba: Sai sót chủ yếu và có tính phổ biến trong việc QĐHP là không áp dụng, áp dụng không đúng hoặc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS một cách tuỳ tiện, thiếu căn cứ. Thực trạng này có một phần nguyên nhân từ năng lực, trình độ của những ngƣời tiến hành tố tụng còn hạn chế trong công tác thu thập, đánh giá, xác minh chứng cứ, khám nghiệm hiện trƣờng, giám định... và cũng do một số tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS chƣa đƣợc giải thích rõ ràng. Có Thẩm phán còn phụ thuộc nhiều vào hồ sơ của cơ quan điều tra: “Cứ bám sát hồ sơ cơ quan điều tra đã lập sẽ an toàn hơn là việc cải sửa, chẳng biết đâu đấy lại mang vạ vào thân” [53, tr.33]. Vì vậy, một số tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS thƣờng bị áp dụng sai là: tình tiết ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú; phạm tội nhƣng chƣa gây thiệt hại hoặc

gây thiệt hại không lớn; ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả; phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm... Hậu quả pháp lý của việc không áp dụng hoặc áp dụng không đúng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS đã dẫn đến việc QĐHP hoặc là quá nhẹ, hoặc là quá nặng so với hành vi phạm tội và nhân thân ngƣời phạm tội. Ngoài ra, việc áp dụng tuỳ tiện các tình tiết giảm nhẹ TNHS còn làm cho việc QĐHP theo Điều 47 hoặc theo Điều 60 BLHS năm 1999 không có căn cứ và vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự.

Ví dụ 1: Năm 2013, Phan Sỹ Quốc Vỹ là ngƣời khởi xƣớng vụ cƣớp cùng đồng bọn. Vỹ là ngƣời dùng dao nhọn uy hiếp ngƣời bị hại để cƣớp tài sản. Vụ án bị phát hiện, 2 tên đồng bọn của Vỹ bị bắt còn Vỹ thì bỏ trốn, sau đó mới ra đầu thú. TAND huyện S, Thành phố H áp dụng điểm o, khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 đối với Vỹ là không chính xác. Theo Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 về giải đáp các vấn đề nghiệp vụ, phải áp dụng khoản 2 Điều 46 để giảm nhẹ TNHS cho Vỹ mới đúng.

Ví dụ 2: Mai Thị Phƣợng cùng hai con là Lý Thị Thắm và Lý Văn Thế bàn với nhau móc nối với ngƣời nƣớc ngoài mang cháu Đàm Văn Huấn sinh ngày 25/10/1998 là con anh chồng của Thắm sang Trung Quốc bán. Sau thời gian bán cháu Huấn trọt lọt, Ma Thị Phƣợng lại cùng Lý Thị Thắm đƣa chị Hoàng Thị Luyến sang Trung Quốc bán. Án sơ thẩm áp dụng điểm d khoản 2 Điều 119; điểm đ khoản 2 Điều 120; điểm p khoản 1 Điều 46; điểm n,g khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 xử phạt Lý Thị Thắm 15 năm tù về tội mua bán trẻ em, 5 năm tù về tội mua bán phụ nữ; Ma Thị Phƣợng 12 năm tù về tội mua bán trẻ em và 6 năm tù về tội mua bán phụ nữ.

Trong vụ án này, các bị cáo Phƣợng và Thắm phạm hai tội là mua bán trẻ em và mua bán phụ nữ, mỗi tội Phƣợng và Thắm chỉ phạm 1 lần. Việc Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm cho rằng các bị cáo Phƣợng và Thắm phạm tội đối với cháu Huấn và chị Luyến là tình tiết phạm tội nhiều lần và áp dụng thêm điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 để xét xử đối với các bị cáo là không chính xác.

* Sai sót trong xác định những người tham gia trong trường hợp phạm tội bằng đồng phạm không đúng, từ đó QĐHP nhẹ hơn nhiều so với tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng bị cáo trong đồng phạm.

Ví dụ: Vụ án “Cố ý gây thƣơng tích” tại Bình Thuận. Nội dung vụ án nhƣ sau: Do có mâu thuẫn trƣớc đó với nhóm thanh niên ở phƣờng Thống Nhất, thành phố Bình Thuận, tỉnh Bình Thuận nên vào khoảng 23 giờ ngày 17 tháng 03 năm 2013, Phạm Ngọc Văn rủ Trƣơng Hoàng Mỹ, Nguyễn Thế Vũ, Đào Ngọc Thuận, Đào Duy Bình và Trần Nguyễn Anh Tài (Tên gọi khác: Tài lộ - Sinh năm: 1987, trú tại: Tổ 6, phƣờng Yên Đỗ, thành phố Bình Thuận) đi tìm để đánh trả thù. Nghe Văn rủ, tất cả đồng ý nên Văn về nhà ở số 20 đƣờng Thi Sách, Tổ 4, phƣờng Diên Hồng, thành phố Pleiku lấy 01 cây đao tự tạo dài khoảng 1,2 mét, 01 cây đao tự tạo dài khoảng 80cm, 01 cây mác dài khoảng 60 và 01 cây kiếm tự tạo dài khoảng 60cm có đầu nhọn bỏ lên xe ô tô hiệu Fortuner màu đen loại 7 chỗ ngồi (Hiện không xác định biển số) do Đào Duy Bình điều khiển. Sau đó, Đào Duy Bình điều khiển xe chở Phạm Ngọc Văn, Trần Nguyễn Anh Tài, Trƣơng Hoàng Mỹ, Đào Ngọc Thuận và Nguyễn Thế Vũ đi dạo tìm đám thanh niên ở phƣờng Thống Nhất, thành phố Pleiku để đánh nhƣng không thấy nên quay về lại bến xe chợ Nhỏ, thành phố Pleiku để uống cà phê. Đến khoảng 01 giờ ngày 18 tháng 3 năm 2013, Phạm Ngọc Văn nói cả nhóm tiếp tục đi tìm đám thanh niên ở phƣờng Thống Nhất, thành phố Bình Thuận để đánh. Lúc này, Văn điều khiển xe mô tô nhãn hiệu Exciter mang biển số 47T1-023.74 mƣợn của Phan Minh Đức (Sinh năm: 1989, trú tại: Tổ 8, phƣờng Văn Tâm, thành phố Bình Thuận) chở Tài đi trƣớc, còn Bình điều khiển xe ô tô Fortuner màu đen loại 7 chỗ ngồi chở Mỹ, Vũ và Thuận đi sau, theo đƣờng Trần Phú, hƣớng từ siêu thị Tam Ba đến đƣờng Đinh Tiên Hoàng, thành phố Pleiku, sau đó đi vòng lại theo đƣờng Trần Phú, hƣớng từ đƣờng Đinh Tiên Hoàng đến siêu thị Tam Ba. Lúc này, Bình điều khiển xe ô tô chở Mỹ, Vũ và Thuận đi trƣớc, còn Văn điều khiển xe mô tô chở Tài đi sau. Khi đi đến ngã ba giữa đƣờng Trần Phú với đƣờng Võ Thị Sáu, thành phố Bình Thuận thì Văn và Tài bị một nhóm thanh niên (Hiện

chƣa xác định đƣợc lai lịch, địa chỉ) cầm hung khí đuổi đánh nên Văn điện thoại cho Bình chở Mỹ, Thuận và Vũ ra đánh lại, đồng thời Văn cùng Tài vứt xe mô tô 47T1-023.74 lại tại đó và bỏ chạy qua đƣờng Võ Thị Sáu. Sau khi nhận điện thoại của Văn, Bình dừng xe ô tô lại để Mỹ cầm kiếm tự tạo dài khoảng 60 cm, Thuận cầm một cây đao tự tạo dài khoảng 1,2 mét, Vũ cầm một cây đao tự tạo dài khoảng 80 cm từ trên xe ô tô nhảy xuống và rƣợt đuổi để đánh nhóm thanh niên đã đánh Văn và Tài. Nhóm thanh niên đang đuổi theo để đánh Văn và Tài thấy Thuận, Mỹ và Vũ chạy đến nên bỏ chạy đến quán phở của bà Phùng Thị Kim Oanh tại 52/1 đƣờng Trần Phú, Tổ 4, phƣờng Diên Hồng, thành phố Bình Thuận nên Mỹ, Thuận và Vũ đuổi theo thì gặp các anh Đoàn Văn Minh (Sinh năm: 1989, trú tại: Tổ 11, phƣờng Thống Nhất, thành phố Bình Thuận và Đoàn Văn Nhật (Sinh năm 1990, trú tại: Tổ 11, phƣờng Thống Nhất, thành phố Bình Thuận) đi ăn phở đêm tại quán bà Oanh. Do lầm tƣởng các anh Đoàn Văn Minh và Đoàn Văn Nhật là những ngƣời đã cùng trong nhóm vừa đuổi đánh Phạm Ngọc Văn nên Mỹ, Thuận và Vũ đã đuổi đánh các anh Đoàn Văn Minh và Đoàn Văn Nhật. Tại đây, anh Đoàn Văn Nhật bị Mỹ và Vũ dùng đao và kiếm tự tạo chém 02 nhát vào vai và 01 nhát vào lƣng thì anh Nhật bị vấp ngã, Mỹ đâm tiếp một nhát vào phía sau đùi phải của anh Nhật. Sau khi đâm chém anh Đoàn Văn Nhật xong, Mỹ cùng Thuận và Vũ bỏ đi đến siêu thị Tam Ba thì gặp Văn và Tài nên tất cả lên xe ô tô để Bình chở về nhà của Thuận ở Thôn 3, xã Diên Phú, thành phố Bình Thuận cất giấu hung khí. Riêng bị hại Đoàn Văn Nhật sau đó đƣợc đƣa đến bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận cấp cứu. Đến ngày 20 tháng 3 năm 2013, Phạm Ngọc Văn nói Nguyễn Thế Vũ và Đào Ngọc Thuận đi về nhà lại Thuận lấy hung khí mang về nhà Văn cất giấu rồi bỏ trốn. Đến ngày 25 tháng 10 năm 2013, Phạm Ngọc Văn bị bắt theo lệnh truy nã. Ngày 10 tháng 01 năm 2014, Đào Duy Bình ra đầu thú. Ngày 15 tháng 01 năm 2014, Trƣơng Hoàng Mỹ ra đầu thú. Ngày 16 tháng 01 năm 2014, Nguyễn Thế Vũ ra đầu thú. Ngày 19 tháng 02 năm 2014, Đào Ngọc Thuận ra đầu thú. Với nội dung trên bản án hình sự sơ thẩm số 18/2014/HSST ngày 24/9/2014 TAND

tỉnh Bình Thuận đã quyết định: Tuyên bố Phạm Ngọc Văn, Trƣơng Hoàng Mỹ, Nguyễn Thế Vũ, Đào Ngọc Thuận, Đào Duy Bình phạm tội “Cố ý gây thƣơng tích”. Và Xử phạt Phạm Ngọc Văn 39 tháng tù, các bị cáo còn lại mức án từ 12 đến 33 tháng tù. Vụ án này tính chất và hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng. các bị cáo không chỉ xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của ngƣời khác mà còn gây mất trật tự trị an xã hội, gây xôn xao dƣ luận ảnh hƣởng đến tâm lý lo sợ trong nhân dân. Hình phạt cho các bị cáo là quá nhẹ so với hành vi, vụ án này chƣa làm rõ trách nhiệm cụ thể của từng bị cáo.

* Về việc xét đến tính chất của đồng phạm, Điều 58 BLHS 2015 đã quy định: Khi QĐHP đối với những ngƣời đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm. Qua thống kê 139 bản án thì có nhiều bản án không đánh giá tính chất của đồng phạm là đồng phạm giản đơn, đồng phạm phức tạp hay phạm tội có tổ chức. Việc không đánh giá tính chất của đồng phạm thì không phân tích đánh giá chính xác đƣợc tội phạm đƣợc thực hiện với hình thức gì, là đồng phạm giản đơn hay đồng phạm phức tạp… từ đó, đánh giá về mức độ nguy hiểm cho xã hội mà tội phạm đã xâm phạm đến để có QĐHP phù hợp.

* Về việc xét đến tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm chưa đúng, từ đó xác định vai trò của những người đồng phạm chưa chính xác. Do vậy, QĐHP đối với họ chƣa đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội mà họ đã tham gia thực hiện tội phạm.

* Một số trường hợp bỏ lọt tội phạm do xác định đồng phạm không đúng hoặc thiếu; do quy định của BLTTHS về giới hạn xét xử của tòa án (quy định tại Điều 196 BLTTHS) đã làm cho Tòa án xác định tội danh và QĐHP đối với bị cáo không đúng.

Ví dụ: Nội dung vụ án nhƣ sau: Trần Thanh Minh, sinh năm 1971 tại Mỏ cày, Bến Tre, tên gọi khác là Trần Thanh Dũng, tạm trú tại nhà nghỉ An Tiên, đƣờng Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội. Từ năm 2009 đến năm 2010, Minh chung sống nhƣ vợ chồng với chị Trƣơng Thị Tám tên gọi khác là Hạnh, sinh năm 1978 trú tại 31 Nguyễn Thái Học, thành phố Hà Nội nhƣng do chị Tám bị bệnh không có con nên Minh thấy chán nản, đã quen và yêu Nguyễn Thị

Hồng Nga, sinh năm 1976 tại tổ 4, phƣờng Hội Thƣơng, thành phố Hà Nội. Do vậy đã xảy ra mâu thuẫn với chị Tám. Ngày 07/01/2011 khi chị Tám ghe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong đồng phạm theo bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)