Nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ Thẩm phán ngành Tòa án nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong đồng phạm theo bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 80 - 84)

2. Những vấn đề chung về quyết định hình phạt trong đồng phạm

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong đồng phạm

3.2.3. Nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ Thẩm phán ngành Tòa án nhân

phán, HTND phải nghiên cứu, áp dụng án lệ trong xét xử; về nguyên tắc, việc nghiên cứu , áp dụng án lệ trong xét xử là yêu cầu bắt buộc nếu không áp dụng thì phải nói rõ lý do. Tuy nhiên, hiện nay phát triển án lệ về các vụ án hình sự đƣợc công bố không nhiều trên thực tế( từ năm 2015 đến hết năm 2019 mới công bố đƣợc 06 án lệ về hình sự, trong đó mới có 01 án lệ về đồng phạm); do vậy, để phát triển án lệ làm cơ sở cho các Thẩm phán, Hội thẩm áp dụng trong hoạt động xét xử án hình sự. Tòa án nhân dân tôi cao cần phải thƣờng xuyên tổng kết công tác thực tiễn xét xử và phát triển án lệ trong lĩnh vực án hình sự để đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật. Nguyên tắc này đã đƣợc bổ sung vào các quy định Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi.

3.2.2. Một số giải pháp về tổ chức và thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong đồng phạm quả quyết định hình phạt trong đồng phạm

3.2.3. Nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân nhân dân

Thẩm phán là nhân vật trung tâm, quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Tòa án - công tác xét xử. Chất lƣợng đội ngũ thẩm phán là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án và thực trạng QĐHP. Để nâng cao hiệu quả QĐHP nói chung và QĐHP trong đồng phạm nói riêng trƣớc hết chúng ta cần quan tâm đến chất lƣợng của đội ngũ Thẩm phán và chất lƣợng hoạt động của họ. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ

Thẩm phán đƣợc xem là nhiệm vụ then chốt có vai trò quyết định hiệu quả của hoạt động xét xử nói chung và hoạt động QĐHP nói riêng. Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ Thẩm phán nói chung đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần quán triệt các quan điểm sau:

* Nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán trên cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, lấy hoạt động xét xử làm trung tâm

Cải cách Tòa án, nâng cao chất lƣợng hoạt động xét xử là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tƣ pháp. Trong đó, để tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ, mang tính đột phá trong công tác cải cách tƣ pháp thì vấn đề cơ bản là nâng cao chất lƣợng đội ngũ Thẩm phán. Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 nhấn mạnh: "Trọng tâm là xây dựng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân" . Tiếp đó, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng lại tiếp tục khẳng định: Cải cách tƣ pháp khẩn trƣơng, đồng bộ, lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm…

Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đề ra nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TAND theo hƣớng:

Tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: tòa án sơ thẩm khu vực đƣợc tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; tòa thƣợng thẩm đƣợc tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm. Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp tòa án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân tối cao theo hƣớng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành.

Nghị quyết cũng xác định rõ nhiệm vụ của cải cách tƣ pháp trong hoạt động tố tụng là tăng quyền hạn, trách nhiệm cho Thẩm phán đề họ thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình. Việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ Thẩm phán cần phải gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành TAND kể trên.

* Nâng cao chất lượng Thẩm phán nhằm bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người và bảo vệ pháp chế XHCN

Một trong những yêu cầu của cải cách tƣ pháp là "các cơ quan tƣ pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con ngƣời, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm"[23]. Trong hoạt động xét xử muốn bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, bảo vệ pháp chế XHCN thì Thẩm phán phải độc lập trong hoạt động của mình. Để thực sự độc lập trong hoạt động xét xử, Thẩm phán phải thực sự có đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

* Nâng cao chất lượng thẩm phán trên cơ sở nâng cao tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán

Một trong những nội dung rất quan trọng của cải cách bộ máy nhà nƣớc nói chung, cải cách bộ máy các cơ quan tƣ pháp nói riêng, đó chính là vấn đề con ngƣời. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tƣ pháp, xét cho cùng, đƣợc quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ, công chức tƣ pháp.

Xuất phát từ địa vị pháp lý và yêu cầu đối với hoạt động của Thẩm phán nhƣ vậy. Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02/1/2002 về Nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách tƣ pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ "Nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của các cán bộ tƣ pháp…" [21]. Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc

cải cách tƣ pháp đến năm 2020 cũng đã đề ra một trong bốn phƣơng hƣớng lớn để cải cách nền tƣ pháp nƣớc nhà đó là:

Xây dựng đội ngũ cán bộ tƣ pháp, bổ trợ tƣ pháp, nhất là cán bộ có chức danh tƣ pháp, theo hƣớng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh.

Trong hệ thống chức danh tƣ pháp, Thẩm phán là nhân vật trung tâm giữ vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của hoạt động QĐHP nói chung và QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS nói riêng. Vì vậy, chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ Thẩm phán trên cơ sở về đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn của Thẩm phán.

* Hoàn thiện quy trình đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm đội ngũ Thẩm phán

Lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong ngành Tòa án phải thấm nhuần các nghị quyết của Đảng, tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ. Xây dựng đội ngũ Thẩm phán, dự báo đúng tình hình, bám sát yêu cầu của nhiệm vụ chính trị để quy hoạch, có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng Thẩm phán, chuẩn bị cho trƣớc mắt và lâu dài, đồng thời phải đề phòng nguy cơ sai lầm về đƣờng lối cán bộ; thƣờng xuyên chỉ đạo, nắm bắt tình hình, tranh thủ ý kiến của cấp ủy, chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết kịp thời những vƣớng mắc trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ Thẩm phán hoặc có báo cáo đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trong đó công tác đào tạo nguồn Thẩm phán cần hết sức chú trọng. Bởi đây là yếu tố quyết định đến vấn đề trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ Thẩm phán. Việc xây đƣa đội ngũ nguồn Thẩm phán đi đào tạo nghiệp vụ tại Học viện Tƣ pháp cần đƣợc đổi mới, có thể giao cho Trƣờng Cán bộ Tòa án của TANDTC đào tạo để đảm bảo tính nghề nghiệp chuyên sâu cao, đồng thời bắt kịp đƣợc với yêu cầu chính trị của ngành. Đối với những Thẩm phán đã đƣợc bổ nhiệm cần thƣờng xuyên cho đi dự các lớp bồi

dƣỡng chuyên sâu về xét xử hình sự, điều này sẽ đảm bảo đội ngũ này thƣờng xuyên cập nhật các thông tin mới, các văn bản mới cũng nhƣng rèn luyện đƣợc kỹ năng xét xử trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong đồng phạm theo bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)