Kết quả quyết định hình phạt trong đồng phạ mở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong đồng phạm theo bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 55 - 65)

2. Những vấn đề chung về quyết định hình phạt trong đồng phạm

3.1 Thực tiễn quyết định hình phạt trong đồng phạm hiện nay

3.1.1. Kết quả quyết định hình phạt trong đồng phạ mở Việt Nam hiện nay

Trong 5 năm trở lại đây (2014 - 2018), tình hình an ninh, chính trị của nƣớc ta đƣợc giữ vững và có tính ổn định cao. Nền kinh tế thị trƣờng đƣợc hình thành đã có sự phát triển mạnh mẽ và đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng và những yếu tố tiêu cực khác đã có tác động không nhỏ đến sự gia tăng và tính chất phức tạp của tình hình tội phạm. Mặc dù Toà án các cấp đã có nhiều cố gắng nhằm giải quyết tốt các vụ án hình sự (đảm bảo thời hạn xét xử theo quy định của pháp luật; số lƣợng các bản án, quyết định của Toà án có sai phạm và số ngƣời bị kết án oan ngày càng giảm mạnh; công tác tổng kết, hƣớng dẫn xét xử đƣợc chú trọng và tăng cƣờng hơn; trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ ngành Toà án nói chung đƣợc tiếp tục đƣợc củng cố và nâng cao; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của Toà án ngày càng đƣợc cải thiện phù hợp với tình hình thực tế...) nhƣng công tác xét xử các vụ án hình sự vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều vụ án trọng điểm trong 5 năm qua nhƣ vụ án Đinh La Thăng và đồng bọn, vụ án Huỳnh Thị Huyền Nhƣ ở thành phố Hồ Chí Minh, các vụ án ma tuý ở Quảng Ninh do Nguyễn Thị Bích Ngọc cầm đầu; các vụ án kinh tế lớn do Hà Văn Thắm, Nguyễn Đức Kiên, Hứa Thị Phấn, Trịnh Xuân Thanh, vụ án đánh bạc qua mạng quy mô cực lớn do Nguyễn Văn Dƣơng, Phan Sào Nam cầm đầu có sự giúp đỡ đắc lực của các quan chức công an nhƣ: Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa…đã đƣợc đƣa ra xét xử nghiêm minh nhƣng tình hình tội phạm hình sự vẫn diễn biến với tính chất hết sức phức tạp, đa

dạng, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội. Một số loại tội phạm cụ thể, xảy ra phổ biến trong các năm trƣớc nhƣ giết ngƣời, cƣớp tài sản, hiếp dâm, chứa chấp và môi giới mại dâm, các tội vi phạm quy định về an toàn giao thông, các tội phạm về ma tuý.... vẫn không giảm bớt mà còn có chiều hƣớng gia tăng (đặc biệt là các hành vi mua bán, tàng trữ, sử dụng thuốc lắc tại các vũ trƣờng, quán bar phát triển rất mạnh trong các năm 2016, 2017), đã gây bất ổn về trật tự, an toàn xã hội, ảnh hƣởng xấu đến đời sống nhân dân. Các tội phạm về kinh tế nhƣ buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả, xâm phạm tài nguyên rừng... đã cản trở sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Đặc biệt, một số loại tội phạm mới xuất hiện nhƣ gian lận, chiếm đoạt tiền của Nhà nƣớc trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, trộm cắp cƣớc viễn thông, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt đã làm cho công tác xét xử gặp nhiều khó khăn và kéo dài. Tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về đất đai, thƣơng mại, dầu khí, bảo hiểm, xây dựng cơ bản, các hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây thất thoát tiền, tài sản với số lƣợng và giá trị lớn của Nhà nƣớc... đã trở thành vấn đề xã hội bức xúc hiện nay nhƣng công tác đấu tranh phòng, chống chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi.

Nhìn chung, tuy tình hình tội phạm hình sự vẫn còn diễn biến phức tạp nhƣng không thể phủ nhận những kết quả rất to lớn của ngành Toà án trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, các Toà án đã cố gắng nỗ lực để hoàn thành phƣơng hƣớng nhiệm vụ công tác năm đề ra, nhiều Toà án đã hoàn thành vƣợt mức chỉ tiêu kế hoạch. Cụ thể, trong vòng 5 năm (từ 2014 đến 2018):

Bảng 3.1. Kết quả xét xử các vụ án hình sự của Tòa án cấp sơ thẩm trên địa bàn cả nƣớc trong giai đoạn 2014- 2018

Năm Số thụ lý Số đã xét xử Tỷ lệ (%) Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 2014 69.638 127.614 68.415 124.540 98.2 97.5 2015 65.503 118.830 64.196 115.743 98.0 97.4 2016 65.791 113.751 64.636 111.038 98.2 97.6 2017 61.025 102.751 60.048 100.077 98.3 97.3 2018 63.164 110.241 62.464 109.147 98.8 99.0 Tổng 325.121 573.187 319.759 560.545 98.3 97.7

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của Tòa án nhân dân tối cao ( TANDTC)

Từ bảng số liệu trên có thể thực hiện biểu đồ tình hình thụ lý và xét xử vụ án hình sự trên địa bàn cả nƣớc nhƣ sau:

Số vụ án hình sự và bị can đã xét xử của Tòa án nhân dân các cấp, đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

69638 65505 65791 61025 63164 127614 118830 113751 102751 110241 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ 3.1. Tổng số thụ lý vụ án và bị cáo của Tòa án các cấp giai đoạn 2014-2018

Qua số liệu thống kê trên ta thấy trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 tổng số vụ án hình sự mà Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý giải quyết 325.121 vụ án hình sự các loại với 573.187 bị cáo các loại, tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết 319.759 vụ án hình sự các loại với 560.545 bị cáo đạt tỉ lệ 98.3% tổng số vụ án. Diễn biến tình hình số vụ và số bị cáo trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 có nhiều diễn biến phức tạp. Số vụ án hình sự và số bị cáo đã xét xử trong giai đoạn có xu hƣớng giảm, trong đó năm 2017 giảm sâu xuống còn 61.025 vụ án các loại. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là do BLHS năm 2015 bị hoãn hiệu lực thi hành nên việc áp dụng trong giai đoạn này có nhiều phức tạp.

Đánh giá chung, công tác xét xử các vụ án hình sự của ngành Toà án dù còn nhiều khó khăn nhƣng số lƣợng các vụ án hình sự đƣợc đƣa ra xét xử ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trƣớc. Các Toà án đã áp dụng đúng quy định của BLHS và BLTTHS để xét xử đúng ngƣời, đúng tội, hạn chế đến mức thấp nhất việc xét xử oan và bỏ lọt tội phạm. Nhiều Toà án hoàn thành và vƣợt chỉ tiêu xét xử.

Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, các Toà án đã triển khai thực hiện đúng Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, đặc biệt là

68415 64196 64636 60048 62464 124540 115743 111038 100077 109147 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ 3.2. Tổng số vụ án hình sự và bị cáo đã xét xử của Tòa án các cấp giai đoạn 2014-2018

việc đổi mới một bƣớc thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên toà trên cơ sở các quy định của BLTTHS năm 2015 và theo tinh thần cải cách tƣ pháp mà Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã đề ra. Việc QĐHP của các Toà án đã căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét toàn diện, đầy đủ các chứng cứ của vụ án hình sự. Các Hội đồng xét xử đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thận trọng, tỷ mỷ khi xem xét và áp dụng pháp luật hình sự trong từng trƣờng hợp phạm tội cụ thể để QĐHP nghiêm minh, đúng đắn. Các Toà án đã đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc xử lý nghiêm trị những ngƣời chủ mƣu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lƣu manh côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, đồng thời khoan hồng đối với ngƣời tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác ngƣời đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại gây ra... Vì vậy, hình phạt đƣợc áp dụng đối với ngƣời bị kết án đã thể hiện đƣợc tính giáo dục, phòng ngừa chung, đáp ứng tốt yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện hiện nay.

QĐHP là công việc hết sức quan trọng và nặng nề trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Hình phạt đƣợc quyết định đúng pháp luật, công minh, tƣơng xứng với tội danh là tiêu chí để đánh giá chất lƣợng của hoạt động xét xử vụ án hình sự và tính nghiêm minh của pháp luật hình sự. Tuy nhiên, qua kết quả xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm lại cho thấy hoạt động QĐHP trong thực tiễn còn nhiều sai sót, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của công tác xét xử các vụ án hình sự. Mặc dù những sai sót này đã đƣợc báo cáo tổng kết công tác của ngành Toà án năm 2000 chỉ rõ nguyên nhân “Việc QĐHP không đúng có nhiều nguyên nhân nhƣng nguyên nhân chủ yếu là do không thực hiện đúng các quy định tại Điều 37 BLHS 1985 và Điều 45 BLHS 1999”.

Việc QĐHP trong đồng phạm xuất phát từ các vụ án có đồng phạm tham gia.

Bảng 3.2. Kết quả xét xử vụ án hình sự có đồng phạm năm 2014 đến năm 2018 Năm Số thụ lý Tội phạm đƣợc thực hiện bằng đồng phạm Tỷ lệ có đồng phạm Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 2014 69.638 127.614 15.887 53.114 22.8 2015 65.503 118.830 17.187 49.998 26.2 2016 65.791 113.751 19.662 51.009 29.8 2017 61.025 102.751 14.142 55.182 23.1 2018 63.164 110.241 14.998 49.962 23.7 Tổng 325.121 573.187 81.876 259.265 25.1

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao

Từ bảng số liệu trên ta thực hiện biểu đồ về tổng số vụ án hình sự đƣợc thực hiện bằng đồng phạm trong tổng số vụ án hình sự đã thụ lý nhƣ sau:

Trên cơ sở đó, phân tích số liệu tỉ lệ vụ án hình sự có đồng phạm trong tổng số vụ án hình sự đã xét xử nhƣ sau: 69638 65503 65791 61025 63164 15887 17187 19662 14142 14998 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ 3.3. Số vụ án hình sự và số vụ án đồng phạm trong giai đoạn 2014-2018

Qua phân tích số liệu vụ án hình sự có đồng phạm trong giai đoạn 2014-2018 trên địa bàn cả nƣớc cho thấy trong tổng số 325.121 vụ án hình sự Tòa án các cấp đã thụ lý có tổng cộng 81.876 vụ án đƣợc thực hiện dƣới hình thức đồng phạm chiếm tỉ lệ 25,1% tổng số vụ án hình sự. Điều này cho thấy trong tổng số vụ án hình sự đã thụ lý thì có đến ¼ vụ án đƣợc thực hiện dƣới hình thức đồng phạm, và thực hiện hoạt động QĐHP phải theo hình thức đồng phạm.

Nhƣ vậy, vụ án có đồng phạm chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số các vụ án. Sự tập trung sức lực, trí tuệ, sự phố hợp, tƣơng trợ lẫn nhau giữa những kẻ phạm tội trong đồng phạm cho phép chúng không chỉ thực hiện tội phạm một cách thuận lợi mà trong nhiều trƣờng hợp có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng hơn, dễ dàng che dấu vết của tội phạm để tránh khỏi sự điều tra, phá án của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trƣớc tình hình này, tòa án các cấp đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh tiến độ xét xử các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án có đồng phạm, chất lƣợng xét xử đƣợc nâng cao, đảm bảo xét xử đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế những sai sót. Các tòa án cấp sơ thẩm đã đƣa hầu hết các vụ án ra xét xử đúng thời hạn luật định, chỉ trừ một số trƣờng hợp đặc biệt, có lý do chính đáng. Nhiều tòa

25

75

Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ vụ án đồng phạm trong tổng số vụ án hình sự giai đoạn 2014-2018

án đã tổ chức các phiên tòa xét xử tại nơi xảy ra tội phạm nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tổ chức xét xử các vụ án lớn, trọng điểm, đặc biệt nghiêm trọng, rất phức tạp, kéo dài nhiều ngày. Các tòa án đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 49 -NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020; đảm bảo dân chủ đối với ngƣời tham gia tố tụng; việc ra bản án đã căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và có chất lƣợng tốt hơn; trách nhiệm của hội đồng xét xử và của thẩm phán chủ tọa phiên tòa đƣợc nêu cao hơn trƣớc. Bên cạnh những ƣu điểm mà tòa án các cấp đã đạt đƣợc vẫn còn thiếu sót khi QĐHP, nhiều sai lầm nghiêm trọng khi QĐHP dẫn tới các vụ án bị hủy để xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm theo đúng quy của pháp luật.

Theo bảng số liệu trên, đối với các tội có tính chất đặc biệt nghiêm trọng thì xu hƣớng có đồng phạm càng nhiều, thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội càng cao. Đòi hỏi việc cá thể hóa hình phạt và cá thể hóa tội phạm phải chính xác.

QĐHP đúng không chỉ có tác dụng đối với ngƣời phạm tội mà còn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời còn đề cao đƣợc tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung. Nhìn chung, khi QĐHP, đặc biệt là QĐHP trong đồng phạm các Hội đồng xét xử đã nâng cao tinh thần trách nhiệm khi cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, động cơ, mục đích, hoàn cảnh, điều kiện và nhân thân ngƣời phạm tội để QĐHP tƣơng xứng. Chính vì vậy, các vụ án hình sự có kháng cáo, kháng nghị ngày càng có chiều hƣớng giảm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trƣờng hợp QĐHP không đúng, trong đó đại đa số là QĐHP quá nhẹ và cho hƣởng án treo không đúng quy định của pháp luật, số vụ án QĐHP quá nặng không nhiều. Việc xét xử quá nhẹ, cho hƣởng án treo không đúng pháp luật cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ các vụ án có kháng cáo giảm. Việc QĐHP không đúng có nhiều nguyên nhân nhƣng nguyên nhân chủ yếu là không thực hiện đúng các quy định của BLHS. Khi QĐHP, nhiều Tòa án đã không chú ý đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội

mà chỉ chú ý đến các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng. Đáng lƣu ý là việc áp dụng các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ cũng thiếu căn cứ, không chính xác, nhiều Tòa án đã xác định cả những tình tiết không phải là tình tiết giảm nhẹ và không đƣợc quy định trong điều luật cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn.

Một trong những thiếu sót khi QĐHP là áp dụng hình phạt quá nặng. Áp dụng hình phạt quá nặng đối với ngƣời phạm tội nói chung không phổ biến bởi bản chất của pháp luật hình sự là nhân đạo, hình phạt đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội không nhằm mục đích gây nên những đau đớn về thể xác và hạ thấp nhân phẩm của con ngƣời. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp Tòa án đã đánh giá không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án dẫn đến bỏ sót một số tình tiết giảm nhẹ TNHS, không nghiên cứu kỹ các văn bản hƣớng dẫn áp dụng pháp luật hình sự nên Tòa án đã áp dụng hình phạt quá nghiêm khắc đối với ngƣời phạm tội.

Qua đọc và nghiên cứu 139 bản án xét xử các bị cáo phạm tội trong trƣờng hợp đồng phạm thì thấy: về cơ bản Tòa án đã tuân thủ đầy đủ các căn cứ QĐHP chung cũng nhƣ căn cứ QĐHP riêng đối với trƣờng hợp đồng phạm. Hầu hết các bản án đã đánh giá tính chất của đồng phạm, đánh giá vai trò của từng bị cáo trong vụ án đồng phạm cũng nhƣ cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS đối với từng bị cáo để quyết định một hình phạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong đồng phạm theo bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)