Quy định trong Bộ luật hình sự 1999

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong đồng phạm theo bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 44 - 46)

2. Những vấn đề chung về quyết định hình phạt trong đồng phạm

2.1. Quy định của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt trong đồng

2.1.3. Quy định trong Bộ luật hình sự 1999

Bƣớc vào thập niên 90, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, chính trị của nƣớc ta có nhiều thay đổi lớn, nhất là sự dịch chuyển nền kinh tế từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN đã kéo theo vấn đề xã hội thay đổi nhanh chóng (trong đó tình hình tội phạm chuyển biến đáng kể). Sự thay đổi đó kéo theo khiến cho BLHS năm 1985 bộc lộ nhiều hạn chế cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp. BLHS năm 1999 ra đời là một tất yếu khách quan, bộ luật mới này đã có nhiều thay đổi khắc phục đƣợc những hạn chế của BLHS năm 1985. Trong đó, chế định QĐHP đã đƣợc sửa đổi theo hƣớng hoàn thiện hơn.

Căn cứ QĐHP đƣợc quy định tại Điều 45 BLHS năm 1999 “Khi QĐHP, Tòa án căn cứ vào quy định của BLHS, căn nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân ngƣời phạm tội, các tình tiết

giảm nhẹ và tăng nặng TNHS”. Theo đó, khi QĐHP, Tòa án phải căn cứ và bốn yếu tố: (i) quy định của BLHS; (ii) tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; (iii) nhân thân ngƣời phạm tội; (iiii) các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS.

Ngoài ra BLHS năm 1999 còn quy định về các trƣờng hợp QĐHP trong trƣờng hợp cụ thể gồm: QĐHP nhẹ hơn quy định của Bộ luật; QĐHP trong trƣờng hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chƣa đạt; QĐHP trong trƣờng hợp đồng phạm; QĐHP đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội.

QĐHP trong trƣờng hợp đồng phạm đƣợc quy định tại Điều 53 BLHS năm 1999, theo đó: “Khi QĐHP đối với những ngƣời đồng phạm, Tòa án phải xem xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng ngƣời đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ TNHS thuộc ngƣời đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với ngƣời đó.”

Nhƣ vậy, khi QĐHP trong trƣờng hợp đồng phạm, Tòa án phải xét đến các yếu tố sau:

Một là, tính chất của đồng phạm, khi xem xét tính chất của đồng phạm phải xác định đƣợc vụ án thuộc hình thức đồng phạm giản đơn hay phức tạp để QĐHP cho chính xác.

Hai là, tính chất và mức độ tham gia của từng ngƣời đồng phạm, đƣợc quyết định bởi vai trò mà ngƣời đồng phạm đảm nhận, tác dụng của ngƣời đó đối với hoạt động phạm tội chung của cả nhóm. Xác định tính chất tham gia phạm tội của từng ngƣời đồng phạm chính là xác định ngƣời đồng phạm đó đóng vai trò là loại ngƣời đồng phạm nào, là ngƣời tổ chức, là ngƣời xúi giục, giúp sức hay là ngƣời thực hành.

Ba là, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ TNHS của từng ngƣời đồng phạm, chỉ đƣợc áp dụng đối với chính ngƣời đó. Căn cứ này là sự cụ thể hóa nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đối với những ngƣời đồng phạm. Đó là những tình tiết thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội nhƣ phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, ngƣời phạm tội là phụ nữ có thai… hoặc là những

tình tiết khác liên quan đến từng ngƣời đồng phạm nhƣ phạm tội vì động cơ đê hèn, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong đồng phạm theo bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)