Quy định về quyết định hình phạt trong đồng phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong đồng phạm theo bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 50 - 55)

2. Những vấn đề chung về quyết định hình phạt trong đồng phạm

2.2. Quy định của Bộ luật hình sự 2015

2.2.2. Quy định về quyết định hình phạt trong đồng phạm

Khi QĐHP đối với những ngƣời tham gia đồng phạm cụ thể, Tòa án phải dựa vào các căn cứ cụ thể sau đây:

* Căn cứ thứ nhất: khi QĐHP đối với những người đồng phạm, Tòa án phải cân nhắc tính chất của đồng phạm.

Tính chất của đồng phạm là căn cứ đầu tiên mà tòa án phải dựa vào khi QĐHP. Tính chất của đồng phạm đƣợc xác định bởi tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có nhiều ngƣời tham gia dƣới hình thức đồng phạm. Khi tội phạm đƣợc thực hiện dƣới hình thức đồng phạm thì làm cho tội phạm đó thay đổi về tính chất và mang tính nguy hiểm cao hơn. Bởi vì, khi tội phạm đƣợc thực hiện dƣới hình thức đơn lẻ, ngƣời phạm tội có thể có tâm lý dao động, lo lắng, dễ thay đổi ý định... nhƣng khi phạm tội đƣợc thực hiện dƣới hình thức đồng phạm, ngƣời phạm tội thƣờng có tâm lý tin tƣởng vào sự phối hợp hành động của cả nhóm phạm tội nên quyết tâm phạm tội cao hơn, liều lĩnh hơn. Vì vậy, hoạt động phạm tội dƣới hình thức đồng phạm thƣờng mang lại hậu quả lớn hơn so với những trƣờng hợp phạm tội đơn lẻ. Sự phối hợp hành động, phân công vai trò giữa những ngƣời đồng phạm làm cho hậu quả của tội phạm ngày càng nghiêm trọng và việc điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm ngày càng khó khăn phức tạp hơn. Nhƣ vậy, tính nguy hiểm cao cho xã hội của tội phạm đƣợc thực hiện dƣới hình thức đồng phạm quyết định mức độ TNHS của những ngƣời đồng phạm. Tính nguy hiểm cho xã hội của đồng phạm còn

đƣợc quyết định bởi hình thức của đồng phạm. Hình thức của đồng phạm có ảnh hƣởng nhất định đến mức độ TNHS của những ngƣời đồng phạm, nghĩa là hình thức đồng phạm càng nguy hiểm thì hành vi của mỗi ngƣời đồng phạm cũng nguy hiểm theo. Trong những hình thức đồng phạm nhƣ đồng phạm đơn giản, đồng phạm phức tạp, đồng phạm có thông mƣu trƣớc... thì đồng phạm có tổ chức là hình thức đồng phạm mang tính nguy hiểm nhất. Việc xem xét, cân nhắc tính chất đồng phạm là căn cứ chung, căn cứ đầu tiên mà tòa án phải dựa vào căn cứ này đầu tiên là bởi vì trong đồng phạm, tất cả những ngƣời tham gia đồng phạm đều cố ý thực hiện tội phạm đó. Tội phạm và hậu quả của tội phạm là kết quả chung của tất cả những ngƣời tham gia đồng phạm. Tuy nhiên, căn cứ này mới chỉ là căn cứ có tính chất đánh giá, xác định chung cho tất cả những ngƣời tham gia đồng phạm, còn muốn xác định mức độ cụ thể cho từng ngƣời đồng phạm phải dựa vào căn cứ tiếp theo.

* Căn cứ thứ hai: Khi Tòa án QĐHP đối với những người đồng phạm phải căn cứ vào tính chất tham gia hành động phạm tội của từng người đồng phạm.

Trong một vụ đồng phạm, những ngƣời tham gia tuy phạm cùng một tội, nhƣng tính chất và mức độ tham gia của mỗi ngƣời có khác nhau, do vậy tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mỗi ngƣời cũng khác nhau. Nếu chỉ dựa vào căn cứ thứ nhất để QĐHP thì Tòa án mới chỉ xác định đƣợc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội chung trong hành vi phạm tội của tất cả những ngƣời tham gia đồng phạm. Nhƣng trong luật hình sự Việt Nam quy định TNHS là trách nhiệm cá nhân cho nên khi xác định TNHS cụ thể để QĐHP cho từng ngƣời đồng phạm vẫn phải dựa trên cơ sở hành vi cá nhân mỗi ngƣời đồng phạm.

* Căn cứ thứ ba: Tòa án QĐHP là phải cân nhắc tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Tính chất tham gia phạm tội ở từng ngƣời đồng phạm đƣợc quyết định bởi vai trò mà ngƣời đồng phạm đảm nhận, đƣợc xác định bởi tính chất đặc thù của nhiệm vụ và tác dụng của ngƣời đó trong hoạt động phạm tội chung. Xác định tính chất tham gia phạm tội của từng ngƣời đồng phạm là phải xác

định rõ ngƣời đó tham gia đồng phạm là loại ngƣời gì, là ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức hay ngƣời thực hành? ai là chủ mƣu, cầm đầu? trong một vụ đồng phạm, thƣờng thƣờng mỗi ngƣời tham gia với vai trò khác nhau, nhƣng cũng có trƣờng hợp một ngƣời tham gia với nhiều vai trò trong đồng phạm. Ví dụ: Một ngƣời vừa có vai trò là ngƣời tổ chức, vừa có vai trò là ngƣời thực hành… nếu một ngƣời tham gia với nhiều vai trò thì rõ ràng hành vi phạm tội của ngƣời đó có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn những trƣờng hợp đồng phạm khác tham gia với một vai trò. Trong vụ đồng phạm, thông thƣờng ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời thực hành đắc lực đƣợc coi là những ngƣời có vai trò nguy hiểm cao hơn những ngƣời đồng phạm khác.

* Căn cứ thứ tư: Khi QĐHP đối với từng người đồng phạm, Tòa án phải cân nhắc những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ TNHS của từng người đó.

Căn cứ này biểu hiện sự cụ thể hóa của nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đối với những ngƣời đồng phạm. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS của mỗi ngƣời tham gia đồng phạm là những tình tiết chỉ liên quan đến hành vi và nhân thân của ngƣời đó mà không liên quan đến những ngƣời đồng phạm khác thì chỉ áp dụng đối với ngƣời đó còn những ngƣời đồng phạm khác không phải chịu (đối với tình tiết tăng nặng TNHS) hoặc không đƣợc hƣởng (đối với những tình tiết giảm nhẹ TNHS) trong việc QĐHP đối với trƣờng hợp đồng phạm. Những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS chỉ áp dụng riêng cho từng ngƣời đồng phạm chủ yếu là các tình tiết vừa có liên quan đến hành vi phạm tội chung vừa có liên quan đến cá nhân ngƣời phạm tội nhƣng chủ yếu liên quan đến cá nhân ngƣời phạm tội nhiều hơn. Đối với tình tiết giảm nhẹ của riêng ngƣời đồng phạm thuộc loại này phải kể đến là: ngƣời phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt các tác hại của tội phạm hoặc tự nguyện sửa chữa bồi thƣờng thiệt hại; phạm tội do bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của ngƣời khác gây ra; phạm tội lần đầu và thuộc trƣờng hợp ít nghiêm trọng; phạm tội vì bị ngƣời khác đe dọa, cƣỡng bức hoặc chi phối về mặt vật chất hoặc công tác hay các mặt khác; ngƣời phạm tội

là phụ nữ có thai, là ngƣời già hoặc ngƣời có bệnh bị hạn chế về khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình; phạm tội do trình độ lạc hậu, hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém… Đối với những tình tiết tăng nặng TNHS của riêng ngƣời đồng phạm phải kể đến phạm tội đang trong thời gian chấp hành hình phạt; phạm tội vì động cơ đê hèn; cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; phạm tội nhiều lần; tái phạm, tái phạm nguy hiểm… Đối với những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS của chung những ngƣời đồng phạm thì áp dụng chung cho tất cả những ngƣời tham gia đồng phạm. Đối với những tình tiết tăng nặng TNHS thuộc loại này là những tình tiết mang tính khách quan mà tất cả những ngƣời đồng phạm phải biết và đều biết khi cùng thực hiện tội phạm chung nhƣ các tình tiết: lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác trong khi phạm tội hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều ngƣời, phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng… Đối với những tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc loại này là những tình tiết có liên quan đến hành vi phạm tội chung của những ngƣời đồng phạm khác thì tình tiết giảm đó cũng đƣợc áp dụng đối với họ. Ví dụ: Phạm tội chƣa gây hậu quả hoặc gây hậu quả không lớn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở so sánh quy định về đồng phạm và quyết định hình phạt trong đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ, đi sâu vào phân tích nội dung quy định về chế định này trong Bộ luật Hình sự năm 2015, tác giả luận văn đƣa ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, các quy định của pháp luật về đồng phạm và quyết định hình phạt qua các thời kỳ bên cạnh những nội dung đƣợc kế thừa, đã có những nội dung đƣợc sửa đổi, bổ sung thể hiện sự tiến bộ, ngày một hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Quy định về quyết định hình phạt nói chung và quyết định hình phạt trong đồng phạm nói riêng từ năm 1945 đến nay có thể nói đã trải qua 3 giai đoạn phát triển chính gồm thời điểm từ sau năm 1945 đến trƣớc khi ban hành BLHS năm 1985, thứ hai là từ thời điểm năm 1985 đến trƣớc khi ban hành BLHS năm 1999 và giai đạn thứ ba là từ năm 1999 đến trƣớc khi ban hành BLHS năm 2015. Nhìn chung, trong mỗi giai đoạn BLHS đã có những đổi mới, tiến bộ hơn trong quy định về quyết định hình phạt và quyết định hình phạt trong đồng phạm. Điều này đảm bảo hiệu quả hoạt động quyết định hình phạt nói chung và quyết định hình phạt trong đồng phạm nói riêng ngày càng tốt hơn.

Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam về hình sự hiện hành mà ở đây là Bộ luật Hình sự năm 2015 đã xây dựng đƣợc một hệ thống quy định cơ bản đầy đủ để nhận diện đồng phạm, các loại đồng phạm, nguyên tắc quyết định hình phạt trong trƣờng hợp đồng phạm, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng giải quyết các vụ án hình sự có đồng phạm trong thực tế. Trong quy định về căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm cần phải xác định các căn cứ chung để quyết định hình phạt đƣợc áp dụng đối với mọi trƣờng hợp quyết định hình phạt theo quy định tại Điều 50 BLHS và căn cứ riêng để quyết định hình phạt trong đồng phạm. Theo đó quyết định hình phạt trong đồng phạm đƣợc xác định dựa trên cơ sở tính chất mức độ của đồng phạm, vị trí vai trò của những ngƣời đồng phạm…

Trên nền tảng quy định của pháp luật, tác giả luận văn sẽ phân tích kết quả áp dụng quy định pháp luật trên thực tế tại Chƣơng 3 của Luận văn.

Chƣơng 3

THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUYẾT

ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong đồng phạm theo bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)