Tăng cƣờng quan hệ phối hợp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra, Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (Trang 101 - 105)

- Về hoạt động xây dựng và thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành giữa cơ quan Công an Viện kiểm sát và hiệu quả phối hợp

3.2.4. Tăng cƣờng quan hệ phối hợp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra, Tòa án

vụ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra, Tòa án

Phối hợp và chế ước giữa CQĐT và VKS là một hệ thống yếu tố liên kết phức tạp giữa CQĐT và VKS trong TTHS, trong đó BLTTHS, Luật tổ

chức VKSND, Pháp Lệnh Tổ chức điều tra hình sự chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, do vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có văn bản hướng dẫn và thể chế hóa những quy định của luật để chi tiết, cụ thể hóa mối quan hệ này nhằm bảo đảm nhận thức thống nhất và hoạt động có hiệu quả, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể ở địa phương.

Duy trì họp liên ngành định kỳ để hướng dẫn giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án hình sự. VKS chủ động phối hợp với CQĐT và Tòa án hàng năm xây dựng nhiều vụ án trọng điểm và những phiên tòa điển hình theo tinh thần cải cách tư pháp để đưa ra xét xử lưu động nhằm tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa đấu tranh tội phạm ở các khu dân cư, các xã phường, thị trấn và các địa bàn phức tạp thường xảy ra tội phạm để từ đó rút kinh nghiệm cho Điều tra viên, KSV, Thẩm phán trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

KẾT LUẬN

Những thành tựu của đất nước sau hơn 26 năm đổi mới đã khẳng định được vai trò lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước trong việc vận dụng tốt các quy luật khách quan để phát triển đất nước. Trong những năm gần đây có nhiều quan điểm khác nhau bàn về vị trí, chức năng của VKSD, tuy nhiên các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Hiến pháp và pháp luật Nhà nước ta hiện nay vẫn tiếp tục khẳng định VKSND thực hiện hai chức năng cơ bản là THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đó là cơ sở phương pháp để tác giả tiếp cận nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản nhất về công tác THQCT và kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của VKSND thành phố Hà Nội.

Những vấn đề lý luận chung về quyền công tố, THQCT, kiểm sát tuân theo pháp luật của VKSND là cơ sở, nền tảng để tác giả phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm của THQCT, kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra của VKSND, và là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác THQCT và kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của VKSND thành phố Hà Nội xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận văn.

Luận văn kết hợp phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phương pháp xã hội học. Qua nghiên cứu đánh giá nhận thấy trong các năm từ 2007 đến 2011, công tác THQCT và kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của VKSND trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, được VKSND tối cao và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp và quần chúng nhân dân khen ngợi và ghi nhận, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Tuy nhiên, công tác THQCT và kiểm sát tuân theo pháp

luật trong giai đoạn điều tra của VKSND hai cấp thành phố Hà Nội còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế, không ít những vụ án phải trả lại điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng vì thiếu chứng cứ hay vi phạm thủ tục tố tụng dẫn đến vụ án bị kéo dài thời hạn giải quyết; một số KSV không nắm vững các quy định của pháp luật, còn lúng túng trong thao tác nghiệp vụ, không đưa ra được các yêu cầu điều tra xác thực dẫn đến nhiều vụ án việc giải quyết gặp không ít khó khăn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn. Những tồn tại, hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản và chủ yếu là trình độ năng lực chuyên môn và kiến thức pháp lý của một số KSV ngành KSND thành phố Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quá trình cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế hiện nay.

Từ thực trạng, luận văn đã đề xuất hoàn thiện một số quy định của pháp luật TTHS và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác THQCT và kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự góp phần nâng cao chất lượng công tác THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND hai cấp thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)