MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (Trang 61 - 63)

- Quyết định tạm đình chỉ vụ án

1.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN

SÁT TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, VKS có chức năng THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra. Tuy là hai chức năng khác nhau nhưng giữa kiểm sát điều tra và THQCT trong giai đoạn điều tra lại có mối quan hệ biện chứng hết sức mật thiết, gắn bó với nhau. Trước hết THQCT và kiểm sát điều tra đều do VKS thực hiện có cùng mục đích nhằm đảm bảo cho việc truy cứu TNHS có căn cứ và hợp pháp, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Kiểm sát điều tra nhằm bảo đảm cho các hoạt động điều tra phải tuân theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền điều tra theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và BLTTHS; là căn cứ pháp lý để VKS thực hiện tốt quyền công tố trong việc truy cứu TNHS, chống oan,

chống lọt và vi phạm pháp luật. Ngược lại, thực hiện đúng đắn, kịp thời quyền công tố sẽ khẳng định vị thế, thẩm quyền và trách nhiệm của VKS trong giai đoạn điều tra tội phạm; tạo tiền đề quan trọng để thúc đẩy hoạt động điều tra bảo đảm quá trình điều tra tuân thủ đúng pháp luật, việc điều tra phải khách quan, toàn diện; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh.

THQCT và kiểm sát điều tra tuy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng giữa chúng có những điểm khác nhau, cụ thể là: về phạm vi hoạt động, THQCT được thực hiện từ khi có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án, còn kiểm sát hoạt động điều tra được thực hiện từ khi tội phạm xảy ra hoặc khi phát hiện được dấu vết tội phạm; đối tượng của THQCT là tội phạm và người phạm tội, còn đối tượng của kiểm sát điều tra là hoạt động điều tra của CQĐT có thẩm quyền, người tiến hành tố tụng và người tham gia TTHS trong giai đoạn điều tra; về căn cứ tiến hành, THQCT dựa trên quy định của luật nội dung BLHS và luật hình thức BLTTHS, còn kiểm sát các hoạt động điều tra chỉ dựa trên quy định của luật hình thức về trình tự, thủ tục TTHS; về hình thức hoạt động, THQCT được thực hiện thông qua các hình thức như: VKS ra lệnh, quyết định, cáo trạng… còn khi kiểm sát điều tra, VKS ban hành các văn bản như: kiến nghị, yêu cầu; về hậu quả pháp lý, khi THQCT sẽ dẫn đến các hậu quả pháp lý đó là truy cứu hoặc không truy cứu TNHS, phê chuẩn hoặc không phê chuẩn… còn khi tiến hành kiểm sát điều tra, VKS ban hành các văn bản pháp lý dẫn đến việc xử lý các vi phạm, thiếu sót trong hoạt động điều tra, trong việc phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật đối với các cơ quan, tổ chức hữu quan.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)