Về hoạt động THQCT trong việc truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (Trang 72 - 73)

bản cáo trạng

Đây là hoạt động thể hiện rõ nhất quyền công tố của VKS trong giai đoạn điều tra. Truy tố là cơ sở để Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử và mở ra hoạt động tranh tụng công khai, dân chủ giữa các bên buộc tội và gỡ tội. Khi đã quyết định truy tố thì VKS phải khẳng định bị can là có tội và đề nghị Tòa án xét xử bị can về tội danh theo điều, khoản, điểm nào của BLHS. Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố. Trong thời điểm từ 2007-2011, VKSND hai cấp thành phố Hà Nội đã quyết định truy tố bằng bản cáo trạng 32.069vụ/54.990 bị can. Lần lượt như sau: Năm 2007: 4912 vụ/7711 bị can; Năm 2008: 6655 vụ/11.037 bị can; Năm 2009: 6593 vụ/10.841 bị can; Năm 2010: 6509 vụ/11.489 bị can; Năm 2011: 7400 vụ/13.912 bị can.

Nhìn chung, công tác truy tố của VKS về cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, chất lượng bản cáo trạng ngày càng được nâng lên, nội dung thể hiện đầy đủ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm, thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết

quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS của bị can, nhân thân của bị can; phần kết luận của cáo trạng đã thể hiện rõ được tội trạng của bị can phạm vào điểm, khoản, điều nào của BLHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)