CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÁC ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 69 - 74)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

2.4 XÁC ĐỊNH CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚ

2.4.1 CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÁC ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠM

Quyền sở hữu tài sản nói chung và quyền SHCN trong đó có quyền sở hữu NHHH nói riêng là quyền dân sự tuyệt đối của mọi cá nhân, tổ chức. Tất cả mọi ngƣời đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của ngƣời khác, không đƣợc thực hiện bất cứ

hành vi nào xâm phạm đến quyền tuyệt đối đó. Điều 804 Bộ Luật Dân sự năm 1995 quy định: “Người nào sử dụng các đối tượng SHCN của người khác trong thời hạn bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu đối tượng SHCN thì bị coi là xâm phạm quyền SHCN”. Quy định này áp dụng chung cho các đối tƣợng SHCN là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, NHHH. Theo quy định này, việc một ngƣời không phải là chủ sở hữu NHHH mà lại thực hiện một trong những hành vi thuộc phạm vi quyền sử dụng của chủ sở hữu mà không đƣợc chủ sở hữu cho phép thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu NHHH. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với NHHH theo quy định tại Điều 805 khoản 3 BLDS là:

- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam của người khác hoặc nhãn hiệu tương tự lên bao bì, sản phẩm của mình;

- Nhập khẩu, bán hoặc chào hàng các sản phẩm có gắn NHHH được bảo hộ tại Việt Nam trên thị trường Việt Nam.

Đây chính là những hành vi thuộc phạm vi độc quyền sử dụng của chủ sở hữu NHHH. Chỉ có chủ sở hữu NHHH hoặc ngƣời đƣợc chủ sở hữu cho phép mới có quyền gắn nhãn hiệu đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, nhập khẩu, bán hoặc chào hàng sản phẩm có gắn nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, điều luật mới chỉ dừng lại ở mức độ quy định khái quát mà nếu chỉ dựa vào đó thì chƣa thể xác định đƣợc chính xác những hành vi nào là hành vi xâm phạm quyền sở hữu hàng hoá. NHHH là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Vì vậy, về mặt lý thuyết và cả trên thực tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau vẫn có thể đăng ký bảo hộ và sử dụng NHHH giống hoặc tƣơng tự NHHH của ngƣời khác cho những hàng hoá, dịch vụ khác loại miễn là nhãn hiệu đó không trùng hoặc gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hoá với một nhãn hiệu nổi tiếng.

Căn cứ vào Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 63/CP ngày 24/10/1996 các hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu NHHH bao gồm:

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ theo giấy chứng nhận đăng ký NHHH hoặc theo đăng ký quốc tế cho hàng hoá, dịch vụ cùng loại,

tƣơng tự với hoặc có liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hoá.

- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ theo giấy chứng nhận NHHH hoặc theo đăng ký quốc tế cho hàng hoá, dịch vụ cùng loại tƣơng tự với hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng nhƣ vậy có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá;

- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc dấu hiệu dƣới dạng định nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu đó cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không cùng loại, không tƣơng tự với và không liên quan tới h àng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ lẫn uy tín mang nhãn hiệu nổi tiếng vì việc sử dụng nhƣ vậy có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hoá hoặc gây ấn tƣợng sai lệch về mối quan hệ giữa ngƣời sử dụng dấu hiệu với chủ sở hữu của nhãn hiệu nổi tiếng. Ví dụ: CANON là nhãn hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực thiết bị quang học (máy ảnh, máy sao chụp…). Việc sử dụng dấu hiệu này cho dịch vụ sao chụp tài liệu có thể bị coi là xâm phạm quyền chủ nhãn hiệu do có khả năng ngƣời tiêu dùng lầm tƣởng là dịch vụ đó đuợc thực hiện trên máy CANON và đƣợc CANON uỷ nhiệm.

Trong các vụ tranh chấp về NHHH, việc xác định tính tƣơng tự hoặc tính có liên quan của hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự về nhãn hiệu rất quan trọng vì đây là căn cứ để xác định có hành vi xâm phạm quyền sở hữu NHHH hay không. Việc sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tƣơng tự nhãn hiệu của ngƣời khác đang đƣợc bảo hộ có thể hoàn toàn không xâm phạm đến quyền của chủ sở hữu NHHH nếu hàng hoá, dịch vụ gắn nhãn hiệu đó khác loại, không tƣơng tự và không liên quan đến hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu bảo hộ trừ trƣờng hợp việc sử dụng đó dẫn tới khả năng gây nhầm lẫn. Chỉ khi khả năng gây nhầm lẫn tồn tại thì mới có thể quy kết hành vi đó có phải là hành vi xâm phạm quyền đối với NHHH hay không.

Sau đây là các trường hợp tranh chấp về NHHH tại Việt Nam mà điểm mấu chốt là xác định nhãn hiệu có tương tự tới mức gây nhầm lẫn hay không:

Trƣờng Sinh cho các sản phẩm sữa đặc có đƣờng, sữa bột thuộc nhóm 29. Ngày 4/11/1998, xƣởng Trung Thực (sau đổi tên thành Công ty TNHH Công nghiệp Trƣờng Sinh do ông Nguyễn Trung Thực làm giám đốc) nộp đơn tới Cục SHCN yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Hình thức nhãn hiệu xin bảo hộ chữ Trƣờng Sinh viết cách điệu theo kiểu chữ logo cây đại thụ, phía sau dãy núi nằm trong vòng tròn, màu đen trắng. Sản phẩm xin bảo hộ thuộc nhóm 32- sữa đậu nành. Sau đó một tháng Công ty TNHH Công nghiệp Trƣờng Sinh nhận đƣợc công văn của Cục SHCN yêu cầu chấm dứt ngay việc sử dụng nhãn hiệu kể trên do xâm phạm quyền SHCN vì Công ty Việt Nam FOREMOST đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá bảo hộ nhãn hiệu Trƣờng Sinh. Liền sau đó Công ty Việt Nam FOREMOST khởi kiện vụ án ra TAND TP. Hà Nội. Sau hai phiên toà xét xử (TAND TP.HN xử sơ thẩm ngày 9/3/2000 và TANDTC tại Hà Nội xử phúc thẩm ngày 18/9/2000) đều tuyên buộc Công ty TNHH Công nghiệp Trƣờng Sinh phải chấm dứt sử dụng nhãn hiệu Trƣờng Sinh cho sản phẩm sữa đậu nành. Lời phán xét của Toà án đều dựa vào nhận định của Cục SHCN. Theo Cục SHCN (nay là Cục SHTT), nhãn hiệu "Trƣờng Sinh" mà Công ty TNHH Công nghiệp Trƣờng Sinh sử dụng tƣơng tự với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ của công ty Việt Nam FOREMOST đồng thời sản phẩm mà nhãn hiệu áp dụng là sản phẩm cùng loại (cùng mục đích sử dụng, cùng nơi tiêu thụ) . Trong khi đó, theo Cục quản lý chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế (tại công văn ngày 8/6/2001) và Cục quản lý chất lƣợng và đo lƣờng – Bộ Thƣơng mại (tại công văn ngày 23/9/2001) và ý kiến phân tích của TS . An Khang, Chủ tịch Hội SHCN (tại công văn ngày 17/1/2002) lại cho rằng: nhãn hiệu sữa đậu nành Trƣờng Sinh không trùng hoặc không tƣơng tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ của Công ty Việt Nam FOREMOST, bởi lẽ: thứ nhất, 2 sản phẩm trên thuộc 2 nhóm khác nhau (sữa đậu nành thuộc nhóm 32, còn các sản phẩm sữa đặc có đƣờng, sữa bột thuộc nhóm 29); thứ hai, xét về về tổng thể, nhãn hiệu hàng hoá "Trƣờng Sinh + hình" của Công ty TNHH Công nghiệp Trƣờng Sinh không trùng hoàn toàn với nhãn hiệu "Trƣờng Sinh" của Công ty Việt Nam FOREMOST. Phiên toà Phúc thẩm đã kết thúc nhƣng công ty TNHH Công nghiệp Trƣờng Sinh vẫn tiếp tục kiên trì kháng án. Kết quả cuối cùng phải chờ đến phiên toà Giám đốc thẩm [31; tr. 31-32].

Theo ngƣời viết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hệ thống pháp luật hiện hành liên quan tới quyền bảo hộ SHCN ở Việt Nam vẫn còn nhiều điều bất cập. Đó là, pháp luật hiện hành về NHHH của Việt Nam chƣa có quy tắc đánh giá khả năng gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu. Điểm 7.3 (c) Thông tƣ 49/2001/TT-BKHCNMT có vẻ nhƣ đi xa hơn các quy định ở Nghị định 63/CP một chút, khi hƣớng dẫn:

Một dấu hiệu bị coi là tương tự với nhãn hiệu, địa danh nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc.

Tuy nhiên, với hƣớng dẫn ở mức độ này, thì câu trả lời cho câu hỏi "Thế nào là hai nhãn hiệu tương tự tới mức có khả năng gây nhầm lẫn"? vẫn sẽ còn gây nhiều tranh cãi và khó mà nhất quán trong các trƣờng hợp tƣơng tự.

Quy tắc đánh giá khả năng gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu thƣờng đƣợc cơ quan đăng ký nhãn hiệu và Toà án các nƣớc xây dựng khi tính đến các câu hỏi cơ bản dƣới đây:

- Dấu hiệu gây nhầm lẫn đƣợc đánh giá tổng thể hay riêng lẻ?

- Ai là ngƣời đánh giá khả năng gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu? Xét nghiệm viên của Cơ quan đăng ký nhãn hiệu, Thẩm phán hay ngƣời tiêu dùng?

- Khi đánh giá khả năng gây nhầm lẫn, các nhãn hiệu cần đƣợc đánh giá trong tình trạng nào?

- Các yếu tố cần đƣợc xem xét khi đánh giá khả năng gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu (ví dụ, tƣơng tự về cấu tạo từ, phát âm, ý nghĩa và cách thể hiện của nhãn hiệu; tƣơng tự về sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu…)? Trong trƣờng hợp nào thì yếu tố nào (hoặc các yếu tố nào) trong số các yếu tố đã nêu cần phải đƣợc xem xét một cách đặc biệt?

- Mức độ tƣơng tự giữa các nhãn hiệu và mức độ tƣơng tự giữa sản phẩm, dị ch vụ mang nhãn hiệu?

- Đặc điểm của ngành công nghiệp (nơi nhãn hiệu đƣợc sử dụng) ảnh hƣởng đến khả năng gây nhầm lẫn?

- Đặc điểm của loại ngƣời tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ ảnh hƣởng đến khả năng gây nhầm lẫn?

- Chủ ý cố tình lừa dối ngƣời tiêu dùng của bên bị trong việc lựa chọn nhãn hiệu và các chỉ dẫn thƣơng mại có liên quan (ví dụ, bao bì sản phẩm) ảnh hƣởng đến khả năng gây nhầm lẫn?

- Việc nhầm lẫn trên thực tế có xảy ra hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)