BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU NHHH BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 81 - 85)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

2.5. THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

2.5.2.1 BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU NHHH BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH

Khi quyền và lợi ích hợp pháp c ủa chủ sở hữu NHHH bị xâm hại thì họ có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý những ngƣời có hành vi phạm. Đây cũng là một trong các quyền cơ bản của chủ sở hữu NHHH. Việc xử lý hành chính đối với những ngƣời vi phạm quyền sở hữu NHHH đƣợc xác định theo quy định tại Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN và Thông tƣ số 825/2000/TT của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng ngày 3/5/2000 về hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP.

Nghị định số 12/1999/NĐ-CP quy định rõ về các hành vi xâm phạm quyền SHCN, trong đó có quyền sở hữu NHHH, các biện pháp xử phạt, mức phạt và thẩm quyền của các cơ quan chức năng trong việc xử phạt các hành vi xâm phạm đó. Đồng thời, để bảo vệ quyền của chủ sở hữu NHHH, Luật Hải quan năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2005 có quy định về việc chủ sở hữu các đối tƣợng SHTT đã đƣợc bảo hộ có quyền đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu mà họ có căn cứ cho rằng có sự vi phạm quyền SHTT.

Qua nghiên cứu các quy định trong Nghị định số 12/1999/NĐ-CP và Luật Hải quan hiện hành, chúng ta nhận thấy việc bảo hộ quyền sở hữu NHHH bằng các thủ tục hành chính có ƣu điểm và những hạn chế sau:

- Những ưu điểm:

Thứ nhất, khi các chủ thể thực hiện quyền bảo vệ quyền sở hữu NHHH theo thủ tục hành chính đƣợc quy định trong NĐ 12/1999/NĐ-CP thƣờng rất nhanh gọn và đạt hiệu quả cao. Bởi lẽ các văn bản pháp luật hành chính thƣờng quy định thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo, thủ tục xử phạt, thời hiệu khởi kiện tƣơng đối ngắn, đáp ứng đƣợc yêu cầu về thời gian để chủ sở hữu NHHH có thể khai thác hiệu quả NHHH của mình. Có thể nói đây là ƣu điểm hơn hẳn so với các biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khởi kiện về mặt dân sự. Việc xử lý hành chính không những buộc ngƣời vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm mà còn xử lý đƣợc triệt để những sản phẩm, hàng hoá có yếu tố vi phạm, ngăn chặn việc tái vi phạm sau khi đã bị xử lý. Theo số liệu của Cục SHTT thì tình hình khiếu nại về xâm phạm quyền sở hữu NHHH đƣợc giải quyết theo con đƣờng hành chính từ năm 2003 là 313 vụ và năm 2004 là 389 vụ. Trong khi đó chỉ có khoảng gần 10 vụ việc tranh chấp quyền đối với NHHH đƣợc giải quyết tại Toà dân sự kể từ khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực đến nay [27].

Thứ hai, việc xử lý vi phạm hành chính các hành vi xâm phạm quyền sở hữu NHHH có thể diễn ra trên một diện rộng, ở mọi lĩnh vực bởi các cơ quan có thẩm quyền xử lý đều có sự phân bổ thống nhất từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Khi có yêu cầu xử lý vi phạm thì các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc ở mỗi nơi đều có thẩm quyền giải quyết, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, thủ tục khiếu nại, tố cáo hành chính làm cho chủ sở hữu NHHH không gây tốn kém chi phí nhiều nhƣ khởi kiện theo thủ tục dân sự tại Toà án.

Chính vì có nhiều ƣu điểm hơn hẳn các biện pháp khác nên trên thực tế biện pháp này đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên biện pháp này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế nhất định nên trong nhiều trƣờng hợp vẫn phải lựa chọn các biện pháp bảo vệ khác.

- Những hạn chế:

Thứ nhất, việc bảo vệ quyền sở hữu NHHH bằng biện pháp hành chính làm cho chủ sở hữu nhãn hiệu ít có điều kiện thoả mãn yêu cầu của mình, đặc biệt là quyền yêu cầu bồi thƣờng để bù đắp thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Điều này xuất phát từ thẩm quyền xử lý các vi phạm quyền SHCN trong đó có quyền sở hữu NHHH của các cơ quan hành chính bị hạn chế. Nghị định 12/CP chỉ cho phép xác định mức bồi thƣờng tối đa là 100 triệu đồng, mức bồi thƣờng này không có ý nghĩa trong việc khắc phục thiệt hại cho chủ sở hữu so với những thiệt hại thực tế. Nếu có yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại mà mức thiệt hại ƣớc tính trên 100 triệu đồng mà ngƣời vi phạm và ngƣời bị vi phạm không thoả thuận đƣợc thì chủ sở hữu phải khởi kiện về dân sự.

Thứ hai, khả năng đƣợc đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu thông qua biện pháp này rất hạn hẹp. Các cơ quan hành chính khi xử lý các vụ việc liên quan đến NHHH là những việc có tính phức tạp lớn lại không có chuyên gia trong lĩnh vực này, bên cạnh đó thời gian quy định lại quá hạn hẹp nên nhiều khi quyết định của các cơ quan này không có tính thực thi trên thực tế và không đảm bảo quyền lợi của chủ thể bị vi phạm. Quyết định cƣỡng chế thi hành có thể đƣợc đƣa ra nhƣng nhiều khi rất khó để áp dụng đối với ngƣời vi phạm nhƣ: khấu trừ một phần lƣơng hoặc một phần thu n hập, khấu từ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; kê biên tài sản để bán đấu giá... thƣờng không thể áp dụng với những đối tƣợng vi phạm là những ngƣời sản xuất nhỏ lẻ, lén lút, thƣờng xuyên thay đổi nơi sản xuất kinh doanh, vốn thấp, không có tài sản để kê biên.

Thứ ba, quyền khởi kiện hành chính tại toà án liên quan tới NHHH chỉ đƣợc quy định rải rác trong một số văn bản của Chính phủ, một số vấn đề không đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể hoặc chƣa có trong văn bản quy phạm pháp luật. Điều này gây khó khăn

giải quyết các khiếu kiện. Để khắc phục tình trạng này, cần giao thêm thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính trong bảo vệ quyền sở hữu NHHH cho toà án. Mặt khác, cũng chƣa có quy định riêng về thủ tục tố tụng và những vấn đề cụ thể, riêng biệt cần đƣợc áp dụng trong quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính về sở hữu NHHH.

Thứ tư, về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định 12/CP quy định UBND các cấp, thanh tra c huyên ngành SHCN thuộc Bộ Khoa học công nghệ và môi trƣờng, cảnh sát kinh tế, cơ quan hải quan, cơ quan quản lý thị trƣờng.

Nhƣ vậy, theo NĐ 12/CP, hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính các hành vi xâm phạm quyền SHCN. Đây là quy định hợp lý vì mỗi cơ quan có thế mạnh khác nhau trong hoạt động đấu tranh phòng chống vi phạm SHCN. Tuy nhiên, Nghị định 12/CP cũng nhƣ các văn bản pháp luật khác chƣa phân định rạch ròi thẩm quyền của từng cơ quan này cũng nhƣ chƣa có quy định về việc phối hợp hoạt động của các cơ quan. Do vậy, trên thực tế hoạt động của các cơ quan này chƣa đồng bộ, còn chống chéo thậm chí đôi khi còn mẫu thuẫn trong giải quyết một số vụ việc. Chính hạn chế này đã dẫn đến hiệu quả bảo hộ NHHH chƣa cao, quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu chƣa đƣợc đảm bảo.

Thứ năm, Theo quy định tại Điều 57, 58 mục 5, Luật hải quan 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005 có quy định về việc chủ sở hữu các đối tƣợng SHTT đã đƣợc bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam có quyền đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu mà họ có căn cứ cho rằng có sự vi phạm quyền SHTT. Tuy nhiên, Luật hải quan chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về vấn đề này . Vấn đề về các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới đƣợc quy định cụ thể trong mục 4 Hiệp định TRIPs nhƣ quy định về đình chỉ thông quan tại cơ quan hải quan, đơn yêu cầu, thời hạn đình chỉ, việc bồi thƣờng cho ngƣời nhập khẩu trong trƣờng hợp bị thiệt hại do việc ngăn giữ hàng hoá một cách sai trái. Thực tế đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để thực thi quyền SHTT trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, việc sớm ban hành những quy định hƣớng dẫn chi tiết về vấn đề trên để khắc phục những hạn chế hiện nay và phù hợp với quy định TRIPs là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)