NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 106 - 109)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

3.1 THỰC TIỄN BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM TRONG

3.1.2.2. NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

Lý do lớn nhất là chúng ta gần đây mới thực sự làm quen với nền kinh tế thị trƣờng, nhiều khía cạnh của nó vẫn còn là mới. Bảo hộ SHTT nói chung và NHHH nói riêng lại càng mới mẻ hơn. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp, không phải ngƣời chủ doanh nghiệp nào cũng coi NHHH của mình là tài sản vô hình của doanh nghiệp, không chuẩn bị các điều kiện cần thiết – nhất là về pháp lý để bảo vệ, củng cố và phát triển NHHH của mình. Nhiều doanh nghiệp chỉ biết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách thụ động, chƣa quan tâm đến việc tìm hiểu thị hiếu, điều tra nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng một chiến lƣợc kinh doanh, quảng bá nhãn hiệu một cách bài bản nhằm tìm một chỗ đứng cho nhãn hiệu của mình trên thị trƣờng. Các doanh nghiệp chƣa có bộ phận chuyên trách về xây dựng và quảng bá nhãn hiệu (điều mà các công ty nƣớc ngoài coi là không thể thiếu) vì vậy mà công việc quan trọng này còn đƣợc thực hiện một cách chắp vá, tạm bợ. Các doanh nghiệp cũng không nắm đƣợc các quy định của pháp luật về vấn đề này, chƣa có luật sƣ riêng. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ cho nhãn hiệu còn ở mức khiêm tốn (xem biểu)

Tỷ lệ đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam cho nhãn hiệu hàng hoá: Đơn vị tính: tỷ lệ % Tỷ lệ đầu tƣ trên doanh số Doanh nghiệp khu vực tƣ nhân Doanh nghiệp khu vực nhà nƣớc Không đầu tƣ 18 16 Đầu tƣ dƣới 5% 56 73 Đầu tƣ từ 5% - 10% 10 8 Đầu tƣ trên 10% 16 3

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, số 41- 2003

Chi phí của các doanh nghiệp Việt Nam cho một chiến dịch tiếp thị ngắn trên trên toàn quốc gồm quảng cáo, truyền hình, báo chí và khuyến mại hiện nay thƣờng chỉ khoảng 1 – 2 tỷ đồng trong vòng 3 tháng. Với các công ty nƣớc ngoài, con số trên thƣờng gấp đôi hoặc hơn nữa. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam khi mới thành lập đã không hiểu đƣợc rằng NHHH có vai trò rất quan trọng trong việc khuyếch trƣơng sản phẩm. Vì thế, không ít chủ doanh nghiệp đăng ký tên doanh nghiệp, nhãn hiệu của mình chỉ theo cảm hứng, sở thích cá nhân hoặc nhái tên các hãng nổi tiếng trên thế giới, thậm chí chạy theo mốt đặt tên doanh nghiệp bắt đầu bằng những chữ cái không có trong tiếng Việt nhƣ J, F, W...

Khi đã đăng ký bảo hộ thì phần đông các doanh nghiệp và các cá nhân đều chủ quan cho rằng đƣơng nhiên đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ và thực hiện mọi biện pháp phát hiện ngăn ngừa những hành vi vi phạm quyền sở hữu NHHH của họ. Điều này đã khiến các doanh nghiệp không tự thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự vi phạm quyền sở hữu NHHH của mình. Trong khi đó, các công ty nƣớc ngoài đều rất quan tâm đến việc tập hợp một đội ngũ các chuyên gia trong lĩnh vực này. Họ bỏ ra một khoản kinh phí không nhỏ để thực hiện việc phát hiện vi phạm, sau đó, mới nhờ đến sự can

thiệp của cơ quan công quyền có trách nhiệm với những bằng chứng không thể chối cãi.

3.1.2.3. Nguyên nhân từ việc ảnh hưởng những mặt trái của quá trình hội hập kinh tế quốc tế

Có một thực tế là: không phải là loại hàng nhái, hàng xâm nhập sở hữu trí tuệ đều đƣợc sản xuất tại Việt Nam mà có một khối lƣợng lớn- thậm chí đa số trong một số lĩnh vực- hàng hoá loại đó đƣợc sản xuất ở nƣớc ngoài và đƣợc nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam. Số hàng hoá xâm nhập nói trên đƣợc đƣa vào Việt Nam theo nhiều đƣờng, bằng nhiều cách khác nhau: chính ngạch, tiểu ngạch và nhập lậu. Một thực tế đáng lƣu ý khác là cùng với hàng hoá nhập khẩu, cung cách và phƣơng tiện xâm phạm cũng đƣợc đƣa vào Việt Nam để tiến hành vào việc sản xuất, sao chép ngay tại nƣớc ta. Cùng với việc hội nhập, nguy cơ nói trên càng tăng và càng làm cho việc xâm phạm, vi phạm sở hữu trí tuệ trở nên phức tạp và nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)