CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ
3.1 THỰC TIỄN BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM TRONG
3.1.1 THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU NHHH TRONG THỜ
kinh tế quốc tế
* Tình trạng xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá ở thị trường trong nước
Hiện nay trên thị trƣờng Việt Nam, trình trạng sản xuất và lƣu thông hàng hoá vi phạm quyền SHCN có xu hƣớng ngày càng gia tăng, nhất là đối tƣợng là nhãn hiệu hàng hoá. Hàng giả đều có thể len vào bất cứ mặt hàng gì khiến các cơ quan chức năng không kiểm soát nổi. Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trƣờng chỉ tính riêng từ tháng 01.2000 đến tháng 06.2003, lực lƣợng quản lý thị trƣờng cả nƣớc đã xử lý khoảng 1.500 vụ hàng giả có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (chủ yếu liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp)
Làm giả nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng là loại hành vi phổ biến trên thị trƣờng nƣớc ta, đƣợc biểu hiện dƣới nhiều hình thức làm giả khác nhau. Sau đây là một vài trƣờng hợp điển hình.
Trƣờng hợp của nhãn hiệu Bia Hà Nội. Công ty Bia Hà Nội đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá “bia Hà Nội”. Công ty bia T. Đăng ký và đƣợc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá “Summer”. Tuy nhiên, khi trình bày lên vỏ chai, Công ty T thể hiện nhãn hiệu “Bia Summer Hà Nội” hoặc “Bia Summer sản xuất tại Hà Nội với dòng chữ “sản xuất tại” nhỏ hơn, chữ “Hà Nội” trình bày nổi bật. Việc làm này gây nhầm lẫn giữa
hàng hoá cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau và đó là hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá.
Nhãn hiệu bánh trung thu Đồng Khánh cũng chịu số phận tƣơng tự với rất nhiều bao bảng hiệu ghi tên phụ mở, nhỏ để tô đậm tên Đồng Khánh nhƣ Đông Đồng Khánh, Tân Đồng Khánh....
Công ty UNILEVER VIETNAM là một trong những công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thành công tại Việt Nam, hiện đang cung cấp cho ngƣời tiêu dùng nhiều sản phẩm có chất lƣợng cao, đƣợc khách hàng cả nƣớc ƣa chuộng và tin dùng cũng đang là một công ty có các nhãn hiệu bị làm giả và vi phạm nhiều nhất, đặc biệt là các nhãn hiệu Omo, Sunlight, P/S, Sunsilk, Clear, Dove và Lifebuoy. Theo số liệu không chính thức của 01 công ty về nghiên cứu thị trƣờng vào cuối năm 2001, riêng giá trị buôn bán hàng giả các nhãn hiệu của UNILEVER tại Việt Nam ƣớc tính khoảng 10 triệu USD. Từ năm 2000 đến nay, tổng cộng đã có 63 mẫu mã các sản phẩm nhái các nhãn hiệu của UNILEVER bị Cục SHTT kết luận vi phạm (năm 2000: 9; 2001: 29; 2002: 9; 2003: 11 và năm 2004: 5 vụ) [28; tr. 44-50].
* Tình trạng xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế
Bị doanh nghiệp nƣớc ngoài đăng ký mất nhãn hiệu: Đây là hậu quả tất yếu của việc không quan tâm và đấu tranh tƣ đúng mức của các doanh nghiệp Việt Nam cho việc xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu. Hàng loạt các nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị xâm hại ở thị trƣờng quốc tế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do từ trƣớc tới nay, doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết kinh doanh trong nƣớc. Đến lúc đƣa sản phẩm của mình ra thị trƣờng nƣớc ngoài thì mới nhận ra rằng ở thị trƣờng nƣớc ngoài, ngƣời ta cũng đã bán sản phẩm mang nhãn hiệu của mình từ bao giờ.
Trên thực tế, hiện tƣợng hàng hoá của Việt Nam bị làm giả nhãn mác ở thị trƣờng nƣớc ngoài không phải đến bây giờ mới xảy ra. Sự kiện bánh phồng tôm Sa Giang bị mất nhãn hiệu ở một số nƣớc Châu Âu có thể đƣợc coi là trƣờng hợp đầu tiên một sản phẩm của Việt Nam bị mất nhãn hiệu ở nƣớc ngoài. Tiếp đó là Công ty bia Sài Gòn với sản phẩm “Bia Sài Gòn” cũng bị công ty Heritage Beverage-Mỹ đăng ký tại
Tre…cũng chung số phận. Mới đây nhất là 3 nhãn hiệu khá nổi tiếng ở Việt Nam là “Cà phê Trung Nguyên” bị một công ty của Mỹ là Rice Field Corp bang California nộp đơn đăng ký tại thị trƣờng nƣớc này hồi tháng 11/2000; sản phẩm “Vinataba” của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam bị 1 công ty có trụ sở tại Indonexia đăng ký bản quyền không chỉ ở một quốc gia mà ở trên 12 quốc gia khác nhau, gồm 9 nƣớc Đông Nam á và 3 nƣớc Bắc á: Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc ; nhãn hiệu “Petro Việt Nam” cuả Tổng công ty dầu khí Việt Nam bị một công ty Mỹ – Công ty Nguyễn Lai - đăng ký tại văn phòng sáng chế và thƣơng hiệu Mỹ (USPTO) ngày 18/07/2002 [40; tr. 104- 105]. Các nhãn hiệu này đã đƣợc bảo hộ tại Việt Nam nhƣng chủ sở hữu nhãn hiệu lại không kịp thời bảo hộ các nhãn hiệu đó tại nƣớc ngoài nhất là những nƣớc ở quanh Việt Nam, mặc dù họ biết hàng hoá của mình đã đƣợc xuất khẩu và đƣợc ƣa chuộng ở những nƣớc đó. Hậu quả là các nhãn hiệu đó đã bị chính các đối thủ cạnh tranh hoặc chính những ngƣời bản xứ trƣớc kia là nhà phân phối các sản phẩm đó đứng ra đăng ký, chiếm đoạt quyền đối với nhãn hiệu đó tại nƣớc ngoài. Theo pháp luật của bất kỳ quốc gia nào thì NHHH là tài sản riêng của chủ sở hữu, chủ sở hữu nhãn hiệu đƣợc độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại lãnh thổ họ đăng ký và có quyền ngăn cấm bất kỳ ai bán sản phẩm mang nhãn hiệu đó. Chính vì thế mà khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng trên sang thị trƣờng nƣớc ngoài, các sản phẩm đó đã bị tạm giữ và tịch thu khiến công việc xuất khẩu bị đình trệ, doanh nghiệp mất nhãn hiệu phải tiến hành kiện tụng hoặc từ bỏ thị trƣờng hoặc tìm một nhãn hiệu khác để đăng ký.
Ngƣợc lại, một số sản phẩm của các hãng uy tín nƣớc ngoài, sau một thời gian lƣu thông đã chiếm uy tín trên thị trƣờng Việt Nam, nhƣng chủ sở hữu các sản phẩm đó không kịp thời bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Sự chậm trễ này làm nẩy sinh một số hiện tƣợng tiêu cực. Các hãng khác (của Việt Nam hoặc nƣớc ngoài) tranh thủ chiếm đoạt để đăng ký các nhãn hiệu đó thành của mình, những kẻ trục lợi thì tranh thủ làm giả hoặc làm nhái các nhãn hiệu đó để lừa dối ngƣời tiêu dùng, thu lợi bất chính mà cơ quan pháp luật không có cơ sở để xử lý. Đặc biệt vào thời điểm tháng 3/1993, khi Việt Nam áp dụng nguyên tắc “Ngƣời nộp đơn trƣớc đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký trƣớc” (first-to-file), hàng trăm đơn đăng ký các nhãn hiệu nổi tiếng nhƣ “Tajima”,
“Brother”, “Whirlpool”… mà các công ty nƣớc ngoài ăn cắp của các công ty khác đƣợc nộp vào Việt Nam.
Tóm lại, các NHHH càng nổi tiếng, có chất lƣợng cao, đƣợc ngƣời tiêu dùng tín nhiệm thì càng bị vi phạm nhiêu. Bên cạnh việc gây thất thu thuế cho nhà nƣớc, tình trạng trên gây thiệt hại cho các doanh nghiệp bởi nó làm giảm sức tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp, chi phí tiếp thị quảng cáo của doanh nghiệp cho hàng hoá của mình bị ngƣời khác thụ hƣởng, trong nhiều trƣờng hợp còn dẫn đến mất thị trƣờng. Ngƣời tiêu dùng bị lừa do mua phải các hàng hoá có chất lƣợng kém không phải do chủ sở hữu nhãn hiệu mà mình tin tƣởng. Thực trạng xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH đƣợc bảo hộ ở Việt Nam làm cho môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.