BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU NHHH BẰNG BIỆN PHÁP HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 89 - 96)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

2.5. THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

2.5.2.3 BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU NHHH BẰNG BIỆN PHÁP HÌNH SỰ

Theo Điều 61 TRIPs và Điều 14 BTA, các nƣớc phải quy định các thủ tục và chế tài hình sự để áp dụng đối với việc cố tình giả mạo nhãn hiệu hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thƣơng mại. Bộ luật hình sự hiện hành c ủa Việt Nam có một số quy định đáp ứng yêu cầu bảo hộ tối thiểu trên của Hiệp định; trong đó Điều 171- Tội xâm

năng áp dụng hình phạt cao hơn nếu có tình tiết tặng nặng nhƣ phạm tội có tổ chức, hoặc phạm tội nhiều lần, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, đ ặc biệt nghiêm trọng. Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận các biện pháp nhƣ lệnh giữ, tịch thu, tiêu huỷ phù hợp với quy định của TRIPs và BTA.

Tuy nhiên, việc định nghĩa hàng giả còn chƣa chính xác, việc định tội danh tội xâm phạm quyền SHCN còn chƣa rõ ràng nên trong quá trình thực thi còn nảy sinh nhiều bất cập. Một số vấn đề còn chƣa đƣợc làm rõ nhƣ ranh giới áp dụng biện pháp hình sự và hành chính. Các quy định của Bộ luật hình sự (Điều 171) còn chƣa rõ ràng, chặt chẽ và các chế tài chƣa đủ sức răn đe nên trên thực tế áp dụng biện pháp hình sự đối với hàng giả nhãn hiệu không nhiều. Hạn chế này đuợc phân tích cụ thể nhƣ sau:

Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, bên cạnh tội xâm phạm quyền SHCN (Điều 171) thì Bộ luật còn quy định về tội sản xuất và buôn bán hàng giả với 3 tội danh: tội sản xuất, buôn bán hàng gi ả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng gi ả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thựuc vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158) nhƣng chƣa có văn bản nào hƣớng dẫn cụ thể việc áp dụng các quy định này.

Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ của Văn phòng Toà án nhân dân tối cao thì việc xét xử về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171) từ năm 2000 đến năm 2003 là không có vụ nào (riêng năm 2002 có 01 vụ do TAND cấp huyện xét xử). Nhƣng đối với các tội sản xuất và buôn bán hàng giả thì tình hình xét xử nhƣ sau:

Tội danh 2002 2003 2004

Tội sản xuất và buôn bán hàng giả (Điều 156) 13 19 19

Tội sản xuất buôn bán hàng gi ả là LT, TP, TCB, TPB (Điều 157) 9 28 5

Tội sản xuất, buôn bán hàng gi ả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y…(Điều 158)

1 2 9

Qua số liệu trên và qua thực tiễn xét xử của Toà án chúng ta thấy rằng trên thực tế, có rất nhiều trƣờng hợp hành vi mặc dù đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành của tội Xâm phạm quyền SHCN nhƣng khi bị đƣa ra truy tố, xét xử thì lại dƣới một tội danh khác, đó là tội Sản xuất và buôn bán hàng giả quy định tại Điều 156 BLHS. Điều này có lẽ một phần do hiện nay, chúng ta chưa có được một sự phân định rõ ràng giữa hai đối tượng là hàng giả và xâm phạm quyền SHCN. Sự phân định ranh giới giữa hai đối tƣợng này trên thực tế có một ý nghĩa rất to lớn vì việc áp dụng hai điều luật này có sự khác biệt hoàn toàn về thủ tục tố tụng cũng nhƣ mức hình phạt.

* Về thủ tục tố tụng:

Nếu xác định là ngƣời phạm tội thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thì về nguyên tắc, cơ quan chức năng có quyền tiến hành khởi tố vụ án hình sự ngay sau khi phát hiện ra hành vi phạm tội và yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời bị hại. Nếu xác định là ngƣời phạm tội đã thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHCN thì theo quy định tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự, các cơ quan chức năng chỉ có thể khởi tố vụ án khi có yêu cầu từ phía chủ sở hữu nhãn hiệu.

Nhƣ vậy, việc lựa chọn để áp dụng một trong hai điều luật này có sự ảnh hƣởng trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cả về phía ngƣời phạm tội cũng nhƣ ngƣời có quyền SHCN đối với NHHH bị xâm phạm.

Nhìn chung hiện nay chƣa có bất cứ một khái niệm chính thống nào về hàng giả cũng nhƣ hàng xâm phạm quyền SHCN. Tuy nhiên, trên thực tế có thể xác định đƣợc hai đối tƣợng này thông qua các tiêu chí nhất định do pháp luật quy định.

* Về mức hình phạt:

Truy tố theo hai tội danh khác nhau kéo theo đó việc áp dụng các chế tài cũng khác nhau. Nếu ngƣời phạm tội bị xử lý theo Điều 156 thì mức hình phạt cao nhất mà ngƣời phạm tội có thể bị áp dụng là đến 15 năm tù giam (khoản 3 Điều 156) còn nếu bị xử lý theo Điều 171 thì mức hình phạt cao nhất cũng chỉ là đến 3 năm tù giam. Do vậy xảy ra trƣờng hợp hành vi phạm tội thoả mãn dấu hiệu cấu thành của Điều 171 BLHS

nhƣng ngƣời phạm tội lại bị truy tố theo tội danh quy định tại Điều 156 BLHS, điều này gây bất lợi cho những ngƣời có hành vi vi phạm.

- Đối với hàng giả:

Theo quy định tại Thông tƣ số 10 ngày 27/4/2000 hƣớng dẫn thi hành Chỉ thị số 31 của Thủ tƣớng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả thì hàng giả gồm có:

+ Hàng giả nội dung (giả về chất lượng hoặc công dụng) thƣờng là những hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với tên gọi, công dụng của nó, không đảm bảo tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm đã đƣợc quy định. Ví dụ nhƣ mì chính làm bằng bột gạo.

+ Hàng giả về hình thức: tức là giả về NHHH, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá. Ví dụ nhƣ một doanh nghiệp nào đó sản xuất bột giặt gắn lên bao bì sản phẩm bột giặt của mình nhãn hiệu “OMO ” đã đƣợc bảo hộ của hãng UNILEVER.

+ Hàng giả cả về nội dung lẫn hình thức.

- Đối với hàng xâm phạm quyền SHCN

Theo quan điểm của ngƣời viết thì hàng xâm phạm quyền SHCN chính là đối tƣợng của các dạng hành vi sử dụng trái phép các đối tƣợng của quyền SHCN. Chẳng hạn nhƣ một chủ thể không phải là chủ sở hữu, không phải là ngƣời có quyền sử dụng hợp pháp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, NHHH… nhƣng trong thời hạn bảo hộ các đối tƣợng này, họ vẫn thực hiện những hành vi nhƣ sản xuất sản phẩm theo các quy trình công nghệ đã đƣợc bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam, hoặc lƣu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán hàng hoá mang nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ… thì khi đó, chính những đối tƣợng của các dạng hành vi này (sản phẩm đƣợc sản xuất theo quy trình bảo hộ, sản phẩm mang NHHH đã đƣợc bảo hộ) sẽ trở thành hàng xâm phạm quyền SHCN.

Từ những phân tích nêu trên có thể thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành, giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHCN có một bộ phận bị trùng nhau. Đó là

trƣờng hợp hàng giả về hình thức và hàng xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp và các đối tƣợng chỉ dẫn thƣơng mại nhƣ: NHHH, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý.

Để có thể xác định sản phẩm là hàng giả hay hàng xâm phạm quyền SHCN thì cần phải căn cứ vào chủ thể đƣợc các Điều 156 và Điều 171 BLHS hƣớng tới bảo vệ. Đối với Điều 156 – tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì tội phạm xâm phạm đến tính trung thực, sự hoạt động đúng đắn của các chủ thể sản xuất kinh doanh, đồng thời xâm phạm đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng. Nhƣ vậy, điều luật này hƣớng tới bảo vệ các chủ thể có hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp và đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. Theo Điều 171 thì chủ thể đƣợc điều luật này hƣớng tới bảo vệ trƣớc tiên là các chủ sở hữu hợp pháp các đối tƣợng SHCN (thƣờng là các nhà sản xuất kinh doanh). Từ nhận định này ngƣời viết có một số ý kiến nhƣ sau:

- Một hành vi sử dụng trái phép đối với kiểu dáng công nghiệp, NHHH, tên gọi xuất xứ hàng hoá… mà chỉ nhằm mục đích lợi dụng uy tín thƣơng mại của chủ sở hữu các đối tƣợng SHCN này để tăng lợi nhuận kinh doanh chứ không nhằm lừa gạt ngƣời tiêu dùng về mặt chất lƣợng của sản phẩm (sản phẩm trong trƣờng hợp này vẫn đảm bảo đƣợc giá trị sử dụng đúng với bản chất, tên gọi, công dụng của nó, đảm bảo chất lƣợng so với tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hoá đã công bố) thì chỉ nên coi đối tƣợng của hành vi đó hàng xâm phạm quyền SHCN chứ không nên coi đó là hàng giả. Bởi trong trƣờng hợp này, quyền lợi của ngƣời tiêu dùng có bị ảnh hƣởng không đáng kể mà chủ yếu là ảnh hƣởng đến quyền lợi của chủ sở hữu các đối tƣợng SHCN.

- Trong trƣờng hợp hành vi sử dụng trái phép các đối tƣợng SHCN nhƣ trên đồng thời nhằm mục đích lợi dụng uy tín thƣơng mại của chủ sở hữu hợp pháp các đối tƣợng đó và lừa gạt ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng của sản phẩm thì đối tƣợng của hành vi này phải bị coi là hàng giả, ví dụ nhƣ mì chính làm bằng bột gạo có gắn nhãn hiệu “Ajinomoto”.

Nói tóm lại, để có sự phân định giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHCN và quan trọng hơn cả là để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan thực thi pháp

của các quy định pháp luật, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể và nên thu hẹp bớt các tiêu chí pháp lý xác định hàng giả (theo quy định tại Thông tƣ số 10). Một sản phẩm đƣợc cung ứng trên thị trƣờng có phải là hàng giả hay không chỉ cần xác định theo nội dung (tức là xác định theo chất lƣợng hoặc công dụng của hàng hoá) chứ không cần phải xác định theo hình thức (kiểu dáng, nhãn hiệu, tên gọi, xuất xứ).

* Ưu điểm và hạn chế của việc bảo vệ quyền sở hữu NHHH bằng pháp luật hình sự

- Ưu điểm: Đây là biện pháp bảo vệ có hiệu lực cao nhất chống lại các hành vi vi phạm một cách triệt để nhất. Pháp luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu NHHH chủ yếu bằng trừng phạt, răn đe những ngƣời có hành vi vi phạm giống nhƣ luật hành chính nhƣng nghiêm khắc hơn, mạnh mẽ hơn vì hình phạt mà luật hình sự dành cho họ có cả hình phạt tù.

- Điểm hạn chế: Việc truy cứu trách nhiệm hình sự để bảo vệ quyền sở hữu NHHH phải bảo đảm những quy định về mặt tố tụng nên diễn ra trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, mặc dù Bộ luật Hình sự 1999 đã quy định chế tài rất nghiêm khắc đối với các tội phạm liên quan tới quyền SHCN nhƣng việc áp dụng chế tài hình sự trên thực tế lại không đủ nghiêm khắc, do đó không có tác dụng đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Các điều về sở hữu công nghiệp trong Bộ luật Hình sự quy định khung hình phạt rất rộng và rất nghiêm khắc, tuy nhiên trên thực tế, ngƣời phạm tội thƣờng đƣợc hƣởng án treo hoặc mức phạt tù từ 2-3 năm [39; tr. 190]. Mức tiền phạt tối đa 200 triệu đồng thực sự không tƣơng xứng với lợi nhuận thu đƣợc của ngƣời phạm tội. Theo quy định của BLHS 1999, phạt tiền là hình phạt đƣợc áp dụng tƣơng đối phổ biến đối với các tội phạm kinh tế, trong đó có các tội phạm liên quan tới SHCN. Tuy nhiên, theo TS Dƣơng Tuyết Miên thì "trên thực tế phạt tiền lại là hình phạt mang tính khả thi kém nhất trong số các hình phạt áp dụng cho tội phạm kinh tế." [34; tr. 65]. Nhiều trƣờng hợp, ngƣời phạm tội không tự giác nộp tiền phạt, trong khi đó, BLHS 1999 lại chƣa có quy định hữu hiệu nào để đảm bảo tính khả thi của phạt tiền.

Cũng giống nhƣ biện pháp hành chính, biện pháp này không đảm bảo yêu cầu khắc phục thiệt hại, khôi phục lại tình trạng ban đầu do không có quy định về bồi thƣờng thiệt hại mà chủ yếu chỉ trừng phạt, răn đe. Muốn đƣợc bồi thƣờng ngƣời bị vi phạm lại phải khởi kiện thông qua một vụ kiện dân sự khác.

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN BẢO HỘ NHHH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT

NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)