Thực trạng hoạt động của người bào chữa tại phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 46 - 53)

THỰC TRẠNG NGƢỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.2.2. Thực trạng hoạt động của người bào chữa tại phiên tòa sơ thẩm

Phiên tòa sơ thẩm bắt đầu từ thời điểm khai mạc phiên tòa và kết thúc vào thời điểm kết thúc phiên tòa sơ thẩm. HĐBC của luật sư xuyên suốt phiên toà và tập trung vào các phần: Thủ tục bắt đầu phiên toà, phần xét hỏi, phần tranh luận. Hoạt động bào chữa của luật sư tại phiên tòa cũng dựa vào quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của NBC tại Điều 58 BLTTHS, các quy định của BLTTHS liên quan đến HĐBC đặc biệt là quy định về trình tự thủ tục tố tụng tại phiên toà sơ thẩm gồm: Điều 19 (Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tồ án), Điều 56 (NBC), Điều 57 (Lựa chọn và thay đổi NBC), chương XIX (Thủ tục bắt đầu phiên tòa), chương XX (Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa), chương XXI (Tranh luận tại phiên tòa) để chứng minh quan điểm pháp lý bảo vệ người bị buộc tội. Theo BLTTHS thì luật sư bào chữa có nghĩa vụ “có mặt theo giấy triệu tập của Toà án” (Điểm đ Khoản 3 điều 58) và “…có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Nếu NBC vắng mặt Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử” (Điều 190). Tham gia phiên tòa là nghĩa vụ của luật sư, đặc biệt nguyên tắc tranh tụng và bảo đảm tranh tụng trong xét xử đã được chính thức ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013. Một số thẩm phán chia sẻ, “có luật sư nhận tiền thân chủ nhưng khơng tham gia bào chữa tại phiên tịa mà chỉ gửi bản bào chữa, bỏ mặc bị cáo “bơ vơ” với bản bào chữa hoàn toàn xa rời thực tế đang diễn ra tại phiên tịa”. Do đó, để tăng cường tranh tụng và nâng cao trách nhiệm của luật sư cần bỏ quy định cho phép luật sư gửi trước bản bào chữa mà khơng tham gia phiên tịa, trường hợp luật sư vắng mặt có lý do chính đáng thì có thể hỗn phiên tòa.

Thủ tục bắt đầu phiên toà thể hiện qua việc xem xét danh sách những

người được triệu tập tại phiên toà, giải quyết đề nghị thay đổi những NTHTT (Điều 202), giải quyết yêu cầu xem xét về chứng cứ, hỗn phiên tồ (Điều 205) của những người tham gia tố tụng. HĐBC của luật sư trong phần thủ tục thơng qua giám sát hoạt động của những NTHTT có bảo đảm trình tự, thủ tục

theo luật định hay khơng và kiến nghị có lợi cho người bị buộc tội, chẳng hạn luật sư kiến nghị triệu tập người làm chứng có lợi cho người bị buộc tội, đề nghị thay đổi NTHTT…nhưng để kiến nghị của luật sư được chấp nhận đòi hỏi phải chứng minh căn cứ pháp lý. Thực tế cho thấy, có trường hợp luật sư chứng minh KSV có dấu hiệu khơng vơ tư khi làm nhiệm vụ và kiến nghị thay đổi KSV nhưng vẫn không được HĐXX chấp nhận. Xét hỏi là cơ sở một cuộc điều tra cơng khai, tồn diện với sự góp mặt đầy đủ các chủ thể buộc tội, bào chữa, xét xử và những người khác có liên quan đến vụ án nhằm sáng tỏ các tình tiết về vụ án. Xét hỏi được thực hiện theo trình tự luật định và được quy định từ Điều 206 đến Điều 216 BLTTHS. Tại phiên toà, hoạt động thu thập chứng cứ của các chủ thể buộc tội, bào chữa và xét xử tập trung ở phần xét hỏi, đó là thẩm định những chứng cứ trong hồ sơ vụ án kết hợp với những chứng cứ mới phát sinh tại phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà là tiền đề cho hoạt động đánh giá và sử dụng chứng cứ ở phần tranh luận giữa luật sư và KSV cũng như phần nghị án để Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết.

Luật sư được “tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa” (Điểm h Khoản 2 Điều 58 BLTTHS). Dự kiến kế hoạch xét hỏi và dự thảo luận cứ bào chữa đã đươc luật sư chuẩn bị trước và được xây dựng theo dạng “mở” để có thể cập nhật diễn biến tại phiên toà, thể hiện hoạt động chứng minh của luật sư thông qua những chứng cứ đã được thẩm định cơng khai tại phiên tồ. Thực tiễn xét xử cho thấy việc tiếp xúc giữa bị cáo và luật sư tại phiên tòa thường bị cán bộ dẫn giải cản trở mặc dù theo quy định hiện nay thì “bị cáo đang bị tạm giam khi ra phiên tòa chỉ được tiếp xúc với NBC, việc tiếp xúc với người khác phải được phép của Chủ tọa phiên tòa”. (Khoản 1 Điều 188 BLTHS). Gặp gỡ trao đổi giữa bị cáo và luật sư tại phiên toà rất quan trọng đặc biệt là trường hợp luật sư cần thống nhất định hướng bào chữa với bị cáo trên cơ sở những tình huống mới phát sinh tại phiên tịa. Việc xét hỏi của luật sư trên thực tế tồn tại

nhiều vướng mắc, bất cập. Nhiều trường hợp chủ tọa phiên tòa hạn chế việc xét hỏi của luật sư bằng cách cắt ngang xét hỏi…..

Thực tiễn xét xử cho thấy, có nhiều trường hợp bị cáo phản cung tại tòa cho rằng lời khai tại Cơ quan điều tra do bị bức cung, dùng nhục hình. Trường hợp này HĐXX có thể căn cứ vào Điểm a Khoản 2 Điều 208 BLTTHS để công bố lời khai của bị cáo tại Cơ quan điều tra và kết hợp với việc đánh giá các chứng cứ khác. Nếu đủ cơ sở thì vẫn kết tội bị cáo nhưng trên thực tế để đánh giá tính xác thực về việc bị cáo có bị bức cung, dùng nhục hình hay khơng là thực sự khó đối với HĐXX vì nếu yêu cầu bị cáo chứng minh là điều khơng tưởng. Nhiều trường hợp bị cáo nói dối, trước đây đã tự nguyện nhận tội nhưng phản cung chối tội tại phiên tịa để gây khó khăn cho hoạt động xét xử nhưng vẫn không xác thực được. Để phát hiện bị cáo bị bức cung, dùng nhục hình tại phiên tịa khơng hề dễ dàng đặc biệt đối với các vụ án đã họp liên ngành trước khi xét xử và thống nhất định hướng có tội. Do đó, nếu cơng tác điều tra “sơ sài”, kiểm sát “lỏng lẻo” thì việc ra bản án “oan sai” cũng không phải là điều quá ngạc nhiên.

Hoạt động thu thập chứng cứ tại phiên tòa thể hiện qua việc thẩm định các chứng cứ trong hồ sơ vụ án kết hợp xem xét các chứng cứ mới được cung cấp tại phiên tịa thơng qua hoạt động xét hỏi. BLTTHS quy định HĐXX hỏi trước nhưng trên thực tế nhiều phiên tịa hiện nay HĐXX "hỏi chính" thậm chí dồn ép kết tội bị cáo mà khơng thể hiện đúng vai trò trọng tài. Các luật sư cho biết, phần xét hỏi HĐXX chủ yếu dựa vào lời khai trong hồ sơ vụ án, nhiều trường hợp luật sư xuất trình chứng cứ mới có giá trị chứng minh bị cáo vơ tội hoặc giảm nhẹ TNHS nhưng không được HĐXX chấp nhận.

Tranh luận được quy định từ Điều 217 đến Điều 221 BLTTHS. Tranh luận tại phiên tòa là biểu hiện tập trung nhất của tranh tụng, là cơng việc khó khăn và quan trọng đối với luật sư, hiệu quả HĐBC của luật sư phụ thuộc chủ

yếu vào kết quả tranh luận tại phiên tòa. Tranh luận tại phiên tòa dựa trên nền tảng kết quả xét hỏi cơng khai tại phiên tịa trước đó, do đó tranh luận chủ yếu là hoạt động đánh giá và sử dụng chứng cứ của KSV và luật sư bào chữa theo mục đích đối kháng nhau. Tranh luận được khởi đầu qua việc KSV trình bày lời luận tội, “luận tội phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, luật sư, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa…” (Khoản 1 Điều 217 BLTTHS). Sau khi KSV trình bày bản luận tội, luật sư trình bày luận cứ bào chữa và bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa nếu thấy còn những điểm chưa sáng tỏ để bảo vệ quyền lợi của mình. Để thuyết phục HĐXX chấp nhận quan điểm bào chữa thì luận cứ bào chữa phải thể hiện quá trình chứng minh quan điểm pháp lý của luật sư với lập luận chặt chẽ, logic, tuyệt đối tránh mâu thuẫn và xuất phát từ những tình tiết đã được thẩm định và cơng nhận tại phiên tồ đồng thời xác định rõ định hướng bào chữa. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp KSV “bảo lưu ý kiến”, từ chối tranh luận với luật sư trong khi hiện nay khơng có cơ chế nào buộc KSV phải tranh luận với luật sư và Chủ tọa phiên tòa hạn chế tranh luận của luật sư bằng cách cắt ngang ý kiến luật sư với lý do “không liên quan đến vụ án” (điều 218 BLTTHS). Đánh giá thế nào là “không liên quan đến vụ án” hồn tồn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Chủ tọa phiên tòa trong khi các luật sư là người xây dựng luận cứ bào chữa lại cho rằng vấn đề này là cần thiết và liên quan chặt chẽ đến vụ án…

HĐBC của luật sư tại phiên tòa thường kết thúc sau khi kết thúc phần tranh luận nhưng luật sư phải theo dõi bản án của HĐXX, xem biên bản phiên tòa để yêu cầu thư ký sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa chính xác. Các luật sư cho biết quan điểm bào chữa của luật sư thường không được HĐXX đánh giá một cách tồn diện thơng qua bản án. Đa số các bản án không ghi

nhận ý kiến của luật sư hoặc nếu có ghi thì chỉ một vài dịng, thậm chí có trường hợp ghi sai nội dung bào chữa và luật sư phải yêu cầu đính chính. Trước khi kết thúc phiên tịa, luật sư cần giải thích cho bị cáo những điểm hợp lý và chưa hợp lý của bản án. Đặc biệt, luật sư bào chữa cho bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì luật sư phải nghiên cứu bản án để quyết định kháng cáo hay không nhằm bảo vệ quyền lợi của họ.

So sánh tỷ lệ VAHS có luật sư tham gia là hơn 10% vào năm 2002 [50, tr.123], xấp xỉ 21,44% trong giai đoạn (2007 - 2011) [30] và xấp xỉ 20% năm 2014 cho thấy, số lượng luật sư tham gia bào chữa trong các VAHS từ 2002 đến nay gia tăng không đáng kể mặc dù trải qua thời gian khá dài và hiện nay có xu hướng giảm.

Theo thống kê, trong 05 năm (2007 - 2011), đội ngũ luật sư tham gia

64.173 VAHS trong đó có 32.752 vụ án khách hàng mời và 31.421 vụ án theo yêu cầu CQTHTT, số liệu nói trên phù hợp báo cáo của Chánh án TANDTC trong đó luật sư tham gia hơn 64.000 vụ án trên tổng số 299.574 vụ án hình sự (chiếm tỷ lệ 21,44%) trong khi đó tại TP HCM có 40% VAHS có luật sư tham gia [30] và theo thống kê của Liên đoàn Luật sư trong 5 năm (05/2009 - 05/2014), “đội ngũ luật sư cả nước tham gia bào chữa 67.414 VAHS trong đó 30.902 vụ án do khách hàng mời và 36.512 vụ án theo yêu cầu CQTHTT”. Số luật sư tham gia bào chữa theo yêu cầu của CQTHTT ngày càng tăng và “ những năm gần đây các luật sư đã tham gia bào chữa 100% các vụ án do CQTHTT yêu cầu”[31].

Biểu đồ: Tình hình luật sư tham gia bào chữa giai đoạn 05 năm (2007 - 2011) và (05/2009 - 05/2014)

0 10 20 30 40 50 60 70 (2007 - 2011) (05/2009 - 05/2014)

Số VAHS có luật sư chỉ định

Số VAHS có luật sư do mời

Tổng số VAHS có luật sư tham gia bào chữa

Nguồn: Liên Đoàn Luật sư Việt Nam [30, 31]

Qua bảng thống kê trên cho thấy, số vụ án có NBC tham gia trong giai đoạn xét xử sơ thẩm do bị can, bị cao và người đại diện hợp pháp của họ mời chiếm tỷ lệ ngày càng thấp so với số vụ án do CQTHTT yêu cầu chỉ định, trong khi đội ngũ luật sư của nước ta ngày càng phát triển.

Ngoài ra, theo Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành BLTTHS năm 2003 của VKSNDTC, chất lượng tranh tụng tại một số phiên tòa còn hạn chế; một số Kiểm sát viên còn thụ động trong xét hỏi, thiếu nhanh nhạy trong xử lý tình huống, tranh tụng chưa thực sự thuyết phục, nhất là các vụ án “uỷ quyền” công tố, do Kiểm sát viên không nắm chắc hồ sơ, không kịp thời điều chỉnh quan điểm truy tố theo diễn biến tại phiên toà, chỉ bảo vệ cáo trạng trong khuôn khổ được ủy quyền. Chất lượng tranh luận tại nhiều phiên tồ chưa cao do khơng có luật sư tham gia. Cịn tình trạng các luật sư chỉ định tham gia bào chữa chưa đề cao trách nhiệm. Đáng chú ý những năm gần đây xảy ra một số trường hợp luật sư xin rút hoặc tự ý bỏ về khi phiên tòa đang diễn ra, dẫn đến phải hỗn phiên tịa, trích xuất bị cáo đang bị tạm giam nhiều lần rất tốn kém [57, tr.11]. 31.448 32.725 64.173 36.512 30.902 67.414

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)