Quy định người bào chữa trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 35 - 39)

THỰC TRẠNG NGƢỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1.1. Quy định người bào chữa trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm

Như vậy, có thể khẳng định rằng, vai trị người bào chữa trong vụ án hình sự là một thành tố quan trọng, khơng thể thiếu trong q trình thực hiện tố tụng để truy cứu một người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

2.1.1. Quy định người bào chữa trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 2003

Sau ngày tuyên bố độc lập 2/9/1945, để tổ chức, quản lý chính quyền cịn non trẻ, Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hịa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã ban hành rất nhiều văn bản pháp lý quan trọng, dưới

hình thức “Sắc lệnh” trong đó có nhiều văn bản quy định liên quan đến việc tổ chức tòa án, hệ thống tố tụng, việc bào chữa cho bị can, bị cáo…

Sắc lệnh số 33C ngày 12/9/1945 quy định về việc thành lập và tổ chức tòa án quân sự ở Bắc bộ, tại Điều V nêu rõ: “Bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho”.

Sắc lệnh số 46 ngày 10/10/1945 quy định về tổ chức đoàn thể luật sư là văn bản quan trọng quy định cụ thể và rõ nét nhất về người bào chữa trong thời kỳ này.

Sắc lệnh này quy định việc duy trì các đồn thể luật sư đã tồn tại trước đó và việc tổ chức vẫn theo sắc lệnh do chính quyền đơ hộ Pháp ban hành từ ngày 25/5/1930 nhưng có sự sửa đổi cho phù hợp. Sắc lệnh cũng quy định về quyền tham gia bào chữa của luật sư, theo đó “Các luật sư có quyền bào chữa ở trước tất cả các toà án hàng tỉnh trở lên và trước các toà án quân sự”. Bên cạnh đó, sắc lệnh cũng quy định về tiêu chuẩn để trở thành luật sư bào chữa với những điều kiện hết sức chặt chẽ, khoa học mà cho đến tận bây giờ còn nguyên giá trị. Một số quy định như: phải là cử nhân luật, có hạnh kiểm, đạo đức tốt và là người có quốc tịch Việt Nam; phải trải qua quá trình tập sự, được sự đánh giá và chấp thuận của Hội đồng kỷ luật luật sư…Hàng chục năm sau vẫn là cơ sở cho việc xây dựng các văn bản pháp luật về luật sư.

Tiếp đó, ngày 24/01/1946, Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành sắc lệnh số 13 quy định về cách tổ chức tòa án, tại Điều 44 quy định: “Trong việc đại hình, nếu trước tịa thượng thẩm một bị can khơng có ai bênh vực, ơng chánh án sẽ cử một luật sư để bào chữa cho hắn”; Trong văn bản này cũng quy định quyền bào chữa của luật sư ở các tịa án: “Các luật sư có quyền biện hộ trước tất cả các tòa án trừ những tòa sơ thẩm” (Điều 46). Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/3/1946 về tổ chức các Tịa án binh cũng có quy định cho bị cáo có quyền nhờ luật sư bào chữa.

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa được Quốc hội thơng qua ngày 9/11/1946, Điều 67 quy định: “Các phiên tịa đều xét xử cơng khai, trừ trường hợp đặc biệt, người bị cáo có quyền bào chữa lấy hoặc mượn luật sư.”

Tiếc rằng, Hiến pháp vừa được thông qua thì ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong kháng chiến, các luật sư đều tham gia công tác tại các cơ quan quân, dân, chính, đảng. Trường pháp lý đào tạo cử nhân luật cũng phải đóng cửa. Để khắc phục tình trạng thiếu luật sư, Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quy định chế định bào chữa viên cho các bị cáo tại các Tòa án [18]. Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 mở rộng cho người không phải là luật sư cũng được bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp của các đương sự trong các vụ án dân sự [19].

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954) nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Ở Miền Bắc, ngày 31/12/1958 Quốc hội thông qua Hiến pháp thứ hai của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; trong đó Điều 101 quy định: “Việc xét xử tại các Tịa án nhân dân đều cơng khai, trừ trường hợp đặc biệt do luật định. Quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo”[41].

Ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, năm 1980 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời tiếp tục khẳng định quyền bào chữa của bị cáo. Bên cạnh đó, Hiến pháp 1980 cịn quy định về việc thành lập tổ chức luật sư để trợ giúp tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình [41].

Ngày 22/11/1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 143-HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp. Theo đó, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ quản lý hoạt động hành chính tư pháp trong đó bao gồm cả hoạt động của luật sư. Ngày 31/10/1983, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 691 hướng dẫn về công tác bào chữa với nội dung

quy định là ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phịng đã có tổ chức luật sư, bào chữa thì củng cố lại về tổ chức, quản lý chặt chẽ hơn. Còn ở các tỉnh khác nếu có đủ điều kiện và được ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thì thành lập Đồn bào chữa viên nhân dân.

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI diễn ra năm 1986 đã tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam lúc đó, trong đó có hoạt động tư pháp. Để cụ thể hóa quan điểm lãnh đạo của Đảng, nhiều văn bản pháp luật về tố tụng hình sự đã được ban hành theo hướng mở rộng dân chủ trong hoạt động tố tụng, bảo đảm quyền bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trước tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác. Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức luật sư. Pháp lệnh tổ chức Luật sư là cơ sở pháp lý quan trọng về thiết chế luật sư, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ luật sư (người bào chữa chủ yếu) ở Việt Nam. Ngày 28/6/1988 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa VIII đã thơng qua Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước cộng hòa XHCN Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển mới về chất đối với hoạt động tố tụng hình sự theo hướng dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại. Văn bản pháp luật quan trọng này đã cụ thể hóa rõ nét quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về quyền bào chữa và nhờ người bào chữa đối với bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự (Điều 12); quyền bình đẳng trước tịa án của người bào chữa đối với kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác (Điều 20); Những người được quyền bào chữa (Điều 35) và quyền, nghĩa vụ cụ thể của người bào chữa trong vụ án hình sự (Điều 36, 37). Kế thừa và phát triển quy định về quyền bào chữa đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp trước đây, ngày 15/4/1992 Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 11 đã thơng qua bản Hiến pháp mới trong đó tại Điều 132 quy định: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa

cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Trên cơ sở đó, ngày 25/7/2001 Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh tổ chức luật sư số 37/2001/PL-UBTVQH1 thay thế PLTCLS năm 1987. Có thể nói rằng, nếu như PLTCLS năm 1987 có vai trị quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành đội ngũ luật sư ở nước ta trong thời kỳ đổi mới thì PLTCLS năm 2001 là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hồn thiện thiết chế về người bào chữa là luật sư ở nước ta, thể hiện quan điểm cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động bào chữa trong vụ án hình sự theo hướng chun nghiệp hố [61].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 35 - 39)