Thực trạng hoạt động của người bào chữa trước khi mở phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 45 - 46)

THỰC TRẠNG NGƢỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng hoạt động của người bào chữa trước khi mở phiên tòa sơ thẩm

cùng quan trọng. Tại phiên tòa, với sự hiện diện cơng khai của cả ba nhóm chủ thể chủ yếu của TTHS đó là: Buộc tội, bào chữa và xét xử trong đó HĐXX đại diện cho chủ thể xét xử sẽ đưa ra phán quyết sau khi xem xét kết quả tranh tụng giữa các bên đối kháng. Phán quyết tại phiên tòa thể hiện quan điểm cơng khai, chính thức của HĐXX nhân danh nhà nước đối với bị cáo, bản án sơ thẩm nếu không bị kháng cáo, kháng nghị theo luật định sẽ có hiệu lực thi hành.

Tương tự các giai đoạn tố tụng trước, để bào chữa trong giai đoạn xét xử luật sư phải xin cấp GCNNBC. Nói chung trong so với giai đoạn điều tra, truy tố thì trong giai đoạn xét xử luật sư được Tòa án tạo điều kiện tham gia bào chữa tốt hơn, đặc biệt các vụ án chỉ định, các thẩm phán thường yêu cầu Đoàn Luật sư chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo vì nếu khơng có NBC án sẽ bị hủy. Ngồi ra, tìm hiểu thái độ các CQTHTT về tạo điều kiện thuận lợi để người bị buộc tội được tiếp cận NBC bằng cách giúp họ liên lạc với người thân nhờ tìm NBC, u cầu Đồn Luật sư chỉ định NBC cho họ. Giai đoạn xét xử nói chung được chia làm hai giai đoạn nhỏ là: Giai đoạn chuẩn bị xét xử và phiên tịa xét xử, trong đó giai đoạn chuẩn bị xét xử là tiền đề, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động xét xử diễn ra phiên tòa.

2.2.1. Thực trạng hoạt động của người bào chữa trước khi mở phiên tòa sơ thẩm thẩm

Giai đoạn này được bắt đầu từ thời điểm hồ sơ vụ án đã chuyển sang Tòa án và kết thúc vào thời điểm Tòa án mở phiên tòa.

Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa nghiên cứu hồ sơ vụ án, sử dụng tư duy logic đánh giá chứng cứ buộc tội thể hiện qua hồ sơ của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập ra để ra một trong các quyết định theo Khoản

2 Điều 176 BLTTHS, đó là: Đưa vụ án ra xét xử; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Trả hồ sơ điều tra bổ sung. Ngoài ra, theo Điều 181 BLTTHS, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử VKS có thể ra rút quyết định truy tố dựa vào một trong những căn cứ tại Điều 107 BLTTHS hoặc miễn TNHS cho bị can, bị cáo theo Điều 19, 25, Khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự. Do đó, HĐBC của luật sư trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thông qua hoạt động thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ để đưa ra những kiến nghị có lợi cho người bị buộc tội nói trên, chẳng hạn kiến nghị VKS rút quyết định truy tố nếu bảo đảm căn cứ pháp lý tại Điều 107 BLTTHS. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, luật sư cần xây dựng kế hoạch bào chữa gồm: Dự thảo luận cứ bào chữa và dự kiến phương án xét hỏi tại phiên tòa. Hiệu quả bào chữa của luật sư tại phiên tòa

phụ thuộc rất lớn vào kế hoạch bào chữa do luật sư lập ra. Dự thảo luận cứ bào chữa dự kiến phương án xét hỏi tại phiên tịa có mối quan hệ chặt

chẽ, dự kiến phương án xét hỏi tập trung vào nội dung của vụ án chưa được làm rõ và “dự kiến nội dung trả lời” sẽ có lợi nhất cho bị cáo. Mặc dù trong các CQTHTT, Tòa án tạo điều kiện cao nhất để luật sư thực hiện QBC nhưng trên thực tế vẫn tồn tại tình trạng gây khó khăn cho luật sư tại một số Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Chẳng hạn, “việc sao chụp tài liệu liên quan đến việc bào chữa của luật sư nhiều trường hợp bị Tòa án hạn chế hoặc luật sư thường không được Tịa án thơng báo về quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, thậm chí có trường hợp cịn đóng dấu “mật” vào quyết định nói trên” [29] và “một số tịa chậm cấp GCNNBC, gần ngày mở phiên toà luật sư vẫn chưa được cấp GCNNBC. Chỉ đến trước giờ mở tòa, thư ký phiên tòa mới gọi điện mời luật sư đến tòa nhận GCNNBC, Giấy triệu tập tham gia phiên tịa nên luật sư khơng được gặp gỡ, trao đổi với bị cáo…” [72].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 45 - 46)