Hoạt động của người bào chữa tại phiên tòa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 32 - 34)

- Tham gia hỏi và tranh luận tại phiên tòa: Đây là hoạt động trung tâm nhất của NBC trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

+ Xét hỏi

Xét hỏi là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử và cũng là giai đoạn quan trọng nhất để xác định sự thật vụ án. Theo quy định của BLTTHS, Hội đồng xét xử hỏi trước, đến đại diện viện kiểm sát sau đó mới đến người bào chữa. Có quan điểm cho rằng việc sắp xếp thứ tự hỏi như vậy khơng cịn phù hợp theo yêu cầu cải cách tư pháp theo hướng nâng cao chất lượng tranh tụng. Điều này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau, cịn ở đây, theo quy định của pháp luật hiện hành, NBC thực hiện việc hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng có liên quan khác để: i) góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án, ii) tìm ra những chứng cứ có lợi trong việc bào chữa cho bị cáo. Với mục đích đó, NBC phải chú trọng lắng nghe và ghi chép đầy đủ những câu hỏi của những người hỏi trước và những câu trả lời của người được hỏi để có sự đánh giá khách quan toàn bộ vụ án cũng như rút ra những vấn đề có liên quan, có lợi cho bị cáo mà mình bào chữa nhưng chưa được làm rõ, trên cơ sở đó, người bào chữa sẽ tập trung vào việc hỏi để làm sáng tỏ những vấn đề này. Trong thực tế, việc hỏi để có được câu trả lời chính xác, khách quan, có lợi cho người mình bào chữa tùy thuộc vào kỹ năng của NBC.

Có thể nói, vai trị của NBC trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo được thể hiện rõ nét nhất trong phần tranh luận tại phiên tịa. Giai đoạn này có thể coi là kết quả của cả quá trình tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của người bào chữa. Theo quy định tại Điều 217 BLTTHS, sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tịa, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội bị cáo, sau đó NBC trình bày lời bào chữa cho bị cáo. Theo quy định tại Điều 218 BLTTHS thì người bào chữa có quyền trình bày ý kiến của mình về bản luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình. NBC có quyền đáp lại ý kiến của Kiểm sát viên và những người tham gia tranh luận khác. Khi Kiểm sát viên, NBC tham gia tranh luận, chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện để người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến khơng liên quan đến vụ án. Để bảo đảm việc tranh luận tại phiên tịa thực chất, có ý nghĩa, đúng mục đích, BLTTHS quy định chủ tọa phiên tịa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của NBC mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận. Để có được bài bào chữa chất lượng và việc đối đáp, tranh luận với Kiểm sát viên có tính thuyết phục cao, địi hỏi NBC ngồi việc nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan phải dày cơng, tích cực thực hiện các hoạt động được pháp luật quy định đã nêu trên đây ngay sau khi được tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Bên cạnh đó, NBC phải có kỹ năng phân tích, diễn đạt một cách lưu loát làm cho người nghe dễ dàng hiểu được vấn đề cần truyền đạt. Trong một vụ án, mặc dù có nhiều yếu tố để tịa án đi đến quyết định về số phận pháp lý của bị cáo, tuy nhiên một điều chắc chắn rằng, quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu NBC thực hiện tốt vai trị của mình thơng qua các hoạt động cụ thể được pháp luật quy định.

Kết luận chƣơng 1:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 32 - 34)