Quy định về người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 39 - 42)

THỰC TRẠNG NGƢỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1.2. Quy định về người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành

hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (với 346 Điều) được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, thay thế Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1990, ngày 22/12/1992 và ngày 9/6/2000. Quán triệt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về vấn đề tranh tụng tại phiên tồ và việc tham gia của NBC vào q trình tố tụng như tham gia hỏi cung bị can, tranh luận dân chủ tại phiên toà, để bảo đảm thực hiện đầy đủ hơn các quyền của họ trong TTHS, góp phần nâng cao trách nhiệm của các CQTHTT, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến quyền bào chữa và NBC như:

- Bổ sung quy định Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình (Điều 57).

- Mở rộng quyền của NBC theo hướng: NBC được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 BLTTHS thì được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ; được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra; xem các biên bản về hoạt động tố tụng khi có mặt của họ và xem các quyết định tố tụng có liên quan đến người mà họ bào chữa; được đề nghị cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; bổ sung quyền của NBC được thu thập đồ vật, tài liệu, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này cũng như từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu khơng thuộc bí mật nhà nước và bí mật cơng tác (Điều 58).

Đồng thời, BLTTHS cũng quy định rõ trách nhiệm của NBC (khoản 3,4 Điều 58).

Để áp dụng có hiệu quả các quy định của BLTTHS năm 2003 liên quan đến quyền bào chữa và NBC vào hoạt động tố tụng, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản pháp luật có tính chất hướng dẫn thi hành. Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (HĐTP TANDTC) hướng dẫn thi hành phần “những quy định chung của BLTTHS”. Nghị quyết này đã dành toàn bộ phần II để hướng dẫn cụ thể về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Theo đó, HĐTP TANDTC đã hướng dẫn thủ tục mời người bào chữa trong các giai đoạn tố tụng; quyền được có NBC của bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần [56].

Trong giai đoạn này, ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ là việc mở rộng quan hệ quốc tế toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực tư pháp đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng thiết chế và thực

thi pháp luật một cách hữu hiệu để bảo đảm quyền con người, quyền dân chủ của cơng dân, góp phần ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân và các quốc gia, nhà đầu tư nước ngoài trong mối quan hệ nhiều mặt với Việt Nam. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng để cải cách nền tư pháp, trong đó đặc biệt chú trọng việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa: “các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng, …tranh luận dân chủ tại phiên tồ,...; nâng cao chất lượng cơng tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác,...[4]; Ngày 02 tháng 6 năm 2005, Bộ Chính trị

tiếp tục ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra, đó là: “Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chun mơn. Hồn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viên của mình”[5]. Để triển khai thực hiện các Nghị quyết của

Bộ Chính trị, Quốc hội đã thơng qua Luật Luật sư vào ngày 29/6/2006 (sửa đổi bổ sung vào ngày 20/11/2012), đây là văn bản pháp lý quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ người bào chữa chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp và bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp cho người bị buộc tội trong các vụ án hình sự [46]. Luật Luật sư quy định chức năng xã hội của luật sư là “góp phần bảo vệ cơng lý, các quyền tự do dân chủ của cơng dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” (Điều 3 Luật Luật sư) . Để thực hiện tốt chức năng của

mình, Luật Luật sư cũng quy định chặt chẽ những nguyên tắc hoạt động của luật sư như: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan…(Điều 5 Luật Luật sư). Ngày 20/7/2011 Hội đồng luật sư toàn quốc đã ban hành Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư (Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ) [71] càng làm tăng thêm chất lượng luật sư và hoạt động của luật sư ngày càng trở nên chuyên nghiệp hóa. Với mục tiêu phát triển đội ngũ luật sư đông về số lượng, mạnh về chất lượng, ngày 05/7/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1072/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển nghề Luật sư đến năm 2020 [51]. Đây là những bước đi đúng hướng thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ về nhận thức và việc làm của Đảng và Nhà nước ta đối với vai trị của người bào chữa nói chung và người bào chữa là luật sư trong các vụ án hình sự trước yêu cầu đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế, quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 39 - 42)