Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về đánh

Một phần của tài liệu Đề tài: thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, từ thực tiễn ở tỉnh quảng bình (Trang 37 - 40)

tác động môi trường

Để có cơ sở đánh giá, xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về ĐTM cần phải dựa vào những tiêu chí, quy chuẩn xác định về mặt lý thuyết để từ đó đối chiếu với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của từng giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan nhằm rút ra những kết luận, làm rõ những ƣu điểm cũng nhƣ những

nhƣợc điểm của pháp luật về ĐTM. Có thể phân chia các tiêu chí nêu trên thành 3 loại cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tiêu chí về mặt nội dung. Pháp luật về ĐTM đƣợc coi là hoàn thiện nếu đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về mặt nội dung, thể hiện nội dung phù hợp với quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng về công tác BVMT; phù hợp với các điều kiện KT-XH, nghĩa là phải phản ánh đúng trình độ phát triển của nền KT-XH của đất nƣớc; phù hợp với những nguyên tắc, yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, thể hiện ở những tiêu chí nhƣ tính công khai, minh bạch, dân chủ và xã hội hóa, đồng thời pháp luật về ĐTM còn phải phù hợp với điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ hai, tiêu chí về mặt hình thức thể hiện ở tính toàn diện, tính đồng bộ và kỹ thuật lập pháp. Tính toàn diện là tiêu chuẩn cơ bản thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Cũng nhƣ đối với hệ thống pháp luật, tính toàn diện là tiêu chuẩn để “định lƣợng” pháp luật về ĐTM, có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục nghiên cứu để “định tính” chúng. Tính toàn diện đòi hỏi pháp luật về ĐTM phải có đầy đủ các QPPL phù hợp với đặc trƣng của hoạt động BVMT và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản QPPL tƣơng ứng, đồng thời trong từng chế định pháp luật đó phải có đầy đủ các QPPL cần thiết. Tính đồng bộ của pháp luật về ĐTM thể hiện sự thống nhất của nó, đòi hỏi giữa các bộ phận của pháp luật về ĐTM không đƣợc trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn với nhau. Ngoài ra, một hệ thống pháp luật hoàn thiện phải đƣợc xây dựng ở trình độ kỹ thuật lập pháp cao, yêu cầu này cũng đúng đối với pháp luật về ĐTM. Điều này đòi hỏi quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ĐTM phải đƣợc tiến hành theo những nguyên tắc tối ƣu, xác định chính xác cơ cấu nội tại của pháp luật về ĐTM, đƣợc biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, cô đọng, lôgíc, chính xác và một nghĩa.

Thứ ba, tiêu chí về tổ chức thực hiện thể hiện ở tính khả thi. Các quy định pháp luật về ĐTM phải căn cứ vào cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phải dựa vào những căn cứ khoa học cũng nhƣ yêu cầu của xã hội để đảm bảo khả năng thực thi hiệu quả.

Qua sự phân tích trên cho thấy, để hoàn thiện pháp luật về ĐTM, qua đó bảo vệ hữu hiệu môi trƣờng cần nghiên cứu, kế thừa và chọn lọc những thành tựu về pháp luật ĐTM mà các nƣớc đạt đƣợc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Đánh giá tác động môi trƣờng đối với các DAĐT là quá trình nghiên cứu, phân tích và dự báo các tác động tích cực và tiêu cực mà dự án đầu tƣ có thể gây ra cho môi trƣờng và con ngƣời, từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm duy trì, phát triển mặt tích cực và quản lý, phòng ngừa, hạn chế những mặt tiêu cực của dự án đối với môi trƣờng và đời sống dân cƣ.

Để ĐTM trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu, góp phần quản lý môi trƣờng và phát triển bền vững, nhà nƣớc đã thể chế hóa các quy tắc xử sự của các chủ thể trong quan hệ ĐTM thành các quy định pháp luật. Pháp luật về ĐTM đối với các dự án đầu tƣ là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nƣớc ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động ĐTM và quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng nhằm bảo vệ hiệu quả môi trƣờng, góp phần bảo đảm quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành. Nội dung của pháp luật về ĐTM rất đa dạng, song chủ yếu đề cập đến đối tƣợng phải ĐTM, trách nhiệm của chủ dự án trong việc ĐTM, quy định về tổ chức thực hiện ĐTM, về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, về xử lý vi phạm pháp luật về ĐTM.

Pháp luật ĐTM với tƣ cách là công cụ pháp lý - kỹ thuật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong việc ĐTM phát triển theo trật tự phù hợp, bảo đảm ĐTM khoa học, đúng đắn, qua đó BVMT một cách có hiệu quả, gắn hoạt động kinh tế với BVMT, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Đề tài: thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, từ thực tiễn ở tỉnh quảng bình (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)