Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật về đánh giá tác động

Một phần của tài liệu Đề tài: thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, từ thực tiễn ở tỉnh quảng bình (Trang 83 - 87)

3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật về đánh giá tác động

mơi trường

Cần có cơ chế bảo đảm thực thi các nội dung của báo cáo ĐTM trên thực tế. Các nội dung của báo cáo ĐMT phải đƣợc hiện thực hóa và gắn liền với q trình tồn tại của dự án.

Một là, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện báo cáo

ĐTM. Đây là giải pháp quan trọng để bảo đảm cho các QPPL về ĐTM đƣợc thực hiện có hiệu quả trong thực tế. Các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc quản lý môi trƣờng cần tăng cƣờng hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về ĐTM. Nghiên cứu các cơ chế giám sát thực hiện đánh giá ĐTM bởi các tổ chức khoa học trong và ngoài nƣớc. Việc kiểm tra, giám sát sau thẩm định nhằm bắt buộc các chủ đầu tƣ thực hiện đầy đủ các cam kết nêu trong báo cáo ĐTM và các yêu cầu của quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về ĐTM đồng thời phát hiện ra những yếu kém, hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về ĐTM để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra là hoạt động cần phải đƣợc tiến hành định kỳ để các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý mơi trƣờng hồn thiện những quy định pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng, đồng thời tiến hành những biện pháp, cách thức quản lý nhà nƣớc trong hoạt động ĐTM. Bên cạnh đó, cần quy định trách nhiệm cho Sở TN&MT giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM trong khi triển khai dự án. Sở TN&MT có trách nhiệm phát hiện những vấn đề mới phát sinh, những giải pháp nêu trong báo cáo ĐTM đã khơng cịn phù hợp với thực tế để yêu cầu chủ dự án điều chỉnh nội dung báo cáo ĐTM.

Hai là, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về ĐTM trên cơ sở

tuân thủ nguyên tắc mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý. Việc xử phạt phải đến cùng, xử phạt gắn với việc giám sát thực hiện các hình thức xử phạt. Tuyệt đối tránh

trƣờng hợp chủ đầu tƣ nộp phạt xong mà không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong trƣờng hợp hành vi vi phạm gây ơ nhiễm mơi trƣờng. Kiên quyết xử lý hình sự đối với hành vi đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. Đặc biệt, đến ngày 01/01/2018 khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực thi hành thì pháp nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về mơi trƣờng nói chung, vi phạm pháp luật về ĐTM nói riêng. Bên cạnh việc áp dụng các chế tài xử phạt, thì cũng cần có cơ chế động viên, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đúng các cam kết đã phê chuẩn bằng các hình thức nhƣ tuyên dƣơng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; miễn giảm thuế môi trƣờng trong một thời gian nhất định…

Ba là, tiếp tục kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc về BVMT,

trong đó có các cán bộ quản lý nhà nƣớc về cơng tác ĐTM. Nhà nƣớc phải chuyển dần từ cơ chế quản lý mang tính cai trị sang cơ chế quản lý mang tính phục vụ trên cơ sở pháp luật. Thực hiện nguyên tắc “một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện” để khắc phục tình trạng nhiều cơ quan, tổ chức cùng chịu trách nhiệm về một việc. Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng, chủ yếu thông qua việc đầu tƣ thích đáng các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con ngƣời và nguồn lực vật chất và cơng nghệ. Hình thành và kiện toàn đồng bộ các thiết chế BVMT trên các lĩnh vực; đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn và quản lý mơi trƣờng tinh thơng nghiệp vụ, có tƣ duy mở để có thể tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến, bao gồm cả khoa học quản lý, vào lĩnh vực môi trƣờng trong quá trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt, đội ngũ quản lý về mơi trƣờng nói chung và quản lý về ĐTM nói riêng phải là những ngƣời có chuyên mơn sâu, có trách nhiệm cao. Bởi lẽ, mơi trƣờng là vấn đề liên quan đến sự tồn tại, phát triển không chỉ riêng cá nhân hay khu vực, địa phƣơng nào mà còn liên quan đến vận mệnh quốc gia, sự phát triển nòi giống và các thế hệ tƣơng lai.

Bên cạnh đó, định kỳ tổ chức tập huấn kĩ năng thẩm định, kỹ năng kiểm tra, giám sát thực hiện báo cáo ĐTM, cung cấp những thông tin, kiến thức mới về môi trƣờng cũng nhƣ cập nhật các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động

ĐTM. Việc này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả BVMT, kịp thời phát hiện những sai phạm trong quá trình thực hiện của các chủ đầu tƣ để ngăn chặn, hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố mơi trƣờng.

Bốn là, cần có các quy định về mức kinh phí lập báo cáo ĐTM để các chủ

DAĐT có kế hoạch dành một khoản kinh phí cho việc này, đảm bảo chất lƣợng của việc lập báo cáo ĐTM. Bộ TN&MT phối hợp với Bộ Tài chính trong việc đề ra chính sách tài chính đối với hoạt động lập và thẩm định báo cáo ĐTM, kinh phí phù hợp với yêu cầu của thực tế đặt ra, tránh lãng phí song cũng đảm bảo hoạt động này đạt hiệu quả.

Năm là, đổi mới hoạt động xây dựng pháp luật. Một trong những yêu cầu

quan trọng của việc bảo đảm pháp luật đƣợc ban hành đúng đắn, phù hợp, đó là đổi mới hoạt động xây dựng pháp luật. Điều này đòi hỏi cần nâng cao chất lƣợng hoạt động đánh giá tác động pháp luật (RIA) khi ban hành văn bản QPPL hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về ĐTM. Đánh giá tác động pháp luật (RIA- Regulatory Impact Assesment) là một tập hợp các bƣớc logíc hỗ trợ cho việc chuẩn bị các đề xuất chính sách pháp luật. RIA tập hợp và trình bày các chứng cứ để xác định các lựa chọn chính sách cần thiết và các ƣu, nhƣợc điểm của chúng. RIA cần đƣợc thực hiện song song với việc nêu sáng kiến lập pháp, lập quy và đƣợc lồng ghép vào quy trình xác lập chính sách của các bộ, ngành… hoặc chủ thể khác khi đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định. Cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu các kết quả của RIA khi ra quyết định. Báo cáo RIA có thể do cơ quan chủ trì thực hiện cũng có thể thuê các các chuyên gia tiến hành. RIA đảm bảo việc phối hợp sớm trong nội bộ cơ quan chủ trì soạn thảo. RIA thể hiện tính cơng khai, cởi mở của cơ quan chủ trì soạn thảo sẵn sàng lắng nghe ý kiến của nhiều đối tƣợng liên quan từ bên ngoài và thể hiện cam kết của mình đối với vấn đề minh bạch hóa. Bằng việc đƣa ra bản phân tích toàn diện và kỹ lƣỡng về các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp có thể có lên mơi trƣờng, kinh tế và xã hội, việc đánh giá tác động giúp nâng cao chất lƣợng của các đề xuất chính sách pháp luật về ĐTM.

Song song với q trình đó, các nhà làm luật cần thay đổi tƣ duy bằng việc cùng với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các Bộ, ngành cùng nghiên cứu, soạn thảo

các quy định pháp luật có liên quan để khắc phục những vƣớng mắc, hạn chế nhằm phòng tránh các trƣờng hợp đáng tiếc xảy ra cho môi trƣờng và quan trọng hơn là nhằm mục tiêu phát triển bền vững đất nƣớc, khơng đánh đổi mơi trƣờng lấy lợi ích kinh tế trƣớc mắt. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan bảo đảm việc xây dựng các QPPL về ĐTM đƣợc đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật về ĐTM với các lĩnh vực pháp luật có liên quan, khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí làm vơ hiệu lẫn nhau của các quy định pháp luật. Tăng cƣờng phối hợp giữa Bộ TN&MT với các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố nhằm đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui và hƣớng dẫn kỹ thuật, tạo các điều kiện cần thiết để nâng cao chất lƣợng công tác ĐTM. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành ở Trung ƣơng; giữa các bộ, ngành với địa phƣơng, ngành dọc đảm bảo quản lý BVMT thông suốt, hiệu quả. Ngoài ra, cần một cơ chế hiệu quả để huy động sự tham gia của các bên khác có liên quan, nhƣ các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các cộng đồng dân cƣ, nhất là những ngƣời bị tác động bởi dự án, v.v… Trƣớc khi đƣa ra đƣợc quy chuẩn, cần điều tra hiện trạng môi trƣờng, tham khảo quy chuẩn của các nƣớc tiên tiến, rồi căn cứ vào điều kiện trong nƣớc và bám theo nguyên tắc “phát triển bền vững không chấp nhận tăng trƣởng bằng mọi giá” để từ đó xây dựng hệ thống của Việt Nam. Thực hiện tốt những nội dung trên pháp luật về ĐTM sẽ bảo đảm tính tồn diện, đồng bộ và khả thi.

Sáu là, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng, doanh

nghiệp và các nhà quản lý. Có thể nói, đây là vấn đề cốt lõi trong thực thi pháp luật về ĐTM. Để đảm bảo hoạt động ĐTM hiệu quả thì nâng cao nhận thức của Nhân dân về pháp luật môi trƣờng, pháp luật về ĐTM là biện pháp cần thiết. Pháp luật về môi trƣờng là một lĩnh vực pháp luật tƣơng đối mới, pháp luật về ĐTM lại càng mới hơn. Nhiều ngƣời, nhất là Nhân dân ở các vùng nơng thơn cịn xa lạ với ĐTM nên để hiểu và thực hiện những quy định pháp luật về ĐTM gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải tuyên truyền cho Nhân dân và các chủ thể liên quan hiểu vai trò quan trọng của ĐTM trong BVMT cũng nhƣ trách nhiệm của mỗi thành viên để ĐTM đạt hiệu quả. Qua đó, mọi ngƣời sẽ tự giác, tích cực hƣởng ứng và tuân thủ theo các

quy định của luật pháp trong ĐTM. Khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về môi trƣờng, quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành cho mọi đối tƣợng trong xã hội, đặc biệt là cho các cơ quan và viên chức nhà nƣớc thực thi pháp luật trong những lĩnh vực liên quan mật thiết đến môi trƣờng. Đồng thời hƣớng dẫn cách thức BVMT, giúp cho cộng đồng hiểu đƣợc bản chất phức tạp của hệ thống môi trƣờng thiên nhiên cũng nhƣ nhân tạo để từ đó giúp con ngƣời có những hành vi đối xử thân thiện hơn đối với môi trƣờng, xử lý hài hịa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, lợi ích trƣớc mắt với lợi ích lâu dài. Trang bị cho cộng đồng những kỹ năng hành động BVMT một cách hiệu quả. Đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các nhà quản lý trong việc thẩm định, xét duyệt, giám sát hoạt động ĐTM và sau khi báo cáo ĐTM đƣợc phê duyệt. Chủ doanh nghiệp thấy đƣợc quyền lợi và trách nhiệm của mình trong thực thi ĐTM. Cộng đồng dân cƣ thấy đƣợc trách nhiệm trong tham vấn, giám sát sự tuân thủ pháp luật về BVMT của các chủ doanh nghiệp. Thực hiện đƣợc việc này, vừa giảm thiểu đƣợc nạn ô nhiễm môi trƣờng, vừa làm giảm thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp do phát sinh những vấn đề pháp lý về sau. Tăng cƣờng tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, xuất bản các loại tài liệu pháp luật, đặc biệt là các tài liệu pháp luật phổ thông về BVMT, về ĐTM bằng tiếng Việt hoặc song ngữ (tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số; tiếng Việt và các ngoại ngữ khác); in các loại tờ gấp, tờ rơi, áp phích, tranh cổ động để tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ và Nhân dân, kể cả ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. Tiếp tục đƣa việc giảng dạy pháp luật về BVMT vào trong các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trƣờng phổ thông, các học viện..., đặc biệt là các trƣờng kinh tế - kỹ thuật. Trong chƣơng trình giáo dục về BVMT cần dành nội dung thích đáng cho pháp luật về ĐTM.

Một phần của tài liệu Đề tài: thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, từ thực tiễn ở tỉnh quảng bình (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)