Pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở việt nam (Trang 100 - 110)

3.3.1 .Pháp luật hành chính

3.3.2. Pháp luật hình sự

Trong dự luật đã dẫn nếu có bất cứ hành vi vi phạm nào có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm trong qua trình tổ chức và tham gia biểu tình được

quy định trong luật hình sự thì luật hình sự hiện hành được áp dụng để giải quyết, các tội liên quan đến hoạt động biểu tình thường là: tội cản trở giao thông đường bộ, tội gây rối trật tự công cộng, các tội liên quan đến sử dụng vũ khí vật liệu nổ, các tội liên quan đến xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, tội quấy nhiễu nhân dân, tội phá rối an ninh, tội chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, với đặc thù của hoạt động biểu tình là một hoạt động tập thể, lại là có những quy định trong dự thảo luật có thể bị vi phạm vượt qua giới hạn xử phạt hành chính, luật hình sự nên có điều luật quy định về vi phạm các quy định về biểu tình như “người nào vi phạm các quy định về biểu tình, đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thi phải cải tạo không giam giữ đến ba năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến ba năm” bao gồm các hành vi như không làm đơn đăng ký khi tổ chức biểu tình, vi phạm về khẩu hiệu, băng rôn, biểu ngữ, vi phạm về thủ tục bổ sung, vi phạm về không thực hiện đúng nội dung đăng kí biểu tình.

Kết luận chƣơng 3

Quyền biểu tình của công dân tuy đã được quy định trong Hiến pháp từ rất lâu nhưng đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có một bộ luật cụ thể nào điều chỉnh về vấn đề biểu tình của công dân. Hiện nay, chỉ có hai văn bản dưới luật là Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính Phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng và Thông tư 09/2005/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP của Chính Phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng. Hai văn bản này mới chỉ điều chỉnh về “tập trung đông người” mà chưa quy định những vấn đề pháp lý liên quan đến quyền biểu tình của công dân – một quyền hiến định trong Hiến pháp. Thực tiễn cũng cho thấy, công dân Việt Nam đã tiến hành nhiều hình thức biểu tình để phản ánh yêu cầu, nguyện vọng của mình về các vấn đề của xã hội, đặc biệt là các chủ trương, chính sách từ phía Nhà nước. Nhưng do thiếu vắng một bộ luật điều chỉnh trực tiếp nên việc biểu tình của người dân trong những năm qua chưa được thực hiện một cách có hiệu quả, chưa phát huy được dân chủ trong việc người dân tham gia quản lý đất nước. Vì vậy, phải xây dựng một bộ luật cụ thể trực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biểu tình đang là yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan chức năng.

KẾT LUẬN

Quyền biểu tình là một nhân quyền cơ bản được ghi nhận cả trong UDHR (Điều 20) và ICCPR (Điều 21). Hiến pháp 2013 cũng quy định công dân có quyền này, cụ thể là quyền “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Hiện nay Việt Nam chưa có một đạo luật riêng quy định về các khía cạnh liên quan đến biểu tình, vì vậy, các cơ quan công quyền đang áp dụng Nghị định 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng và Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày 5 tháng 9 năm 2005 để giải tán các cuộc “tập trung đông người ở nơi công cộng” không tuân thủ các quy định của Nghị định. Chính vì vậy, để cụ thể hóa quyền biểu tình của công dân được quy định tại Điều 25, Hiến pháp 2013 thì yêu cầu đặt ra là trong thời gian tới phải xây dựng Luật Biểu tình để vừa đảm bảo công dân thực thi quyền biểu tình trên thực tế, vừa giúp cho các cơ quan chức năng có thể quản lý tốt các cuộc biểu tình của người dân. Với đề tài của Luận văn, tác giả đã cố gắng phân tích một cách tổng quát nhất các vấn đề lý luận chung về biểu tình như: Khái niệm biểu tình, các hình thức biểu tình, ý nghĩa của biểu tình, so sánh biểu tình với một số quyền khác (quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp…) và nghiên cứu kinh nghiệm về xây dựng luật biểu tình của một số quốc gia trên thế giới để làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng Luật Biểu tình trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đi sâu vào phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam quy định về “ tụ tập đông người” mà chủ yếu nhất là Nghị định 38/2005/NĐ-CP và Thông tư 09/2005/TT-BCA để thấy rằng ở Việt Nam đang rất thiếu một bộ luật quy định trực tiếp về biểu tình,

các quy định hiện hành còn quá nhiều hạn chế làm cho quyền biểu tình của công dân không được thực thi trên thực tế và các cơ quan chức năng cũng gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình xử lý, kiểm soát các cuộc biểu tình của người dân. Qua đó, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số nội dung chính cần phải có trong Dự thảo Luật Biểu tình sẽ được Quốc hội xem xét và cho ý kiến tại kỳ họp tới.

Luận văn được hoàn thành trong bối cảnh ở Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh đến quyền biểu tình của công dân được quy định trong các bản Hiến pháp, các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít ỏi nên không tránh khỏi có những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp từ Quý Thầy, Cô, bạn bè để hoàn thiện thêm đề tài cũng mong được quý thầy, cô hỗ trợ tiếp tục nghiên cứu đề tài ở cấp cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công An (2005), Thông tư 09/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định số 38/2005/NĐ-CP, Hà Nội. 2. Vũ Ngọc Bình, Liên Hiệp Quốc và pháp luật quốc tế về quyền con người

(truy nhập từ http://www.crights.org.vn/module/html/print.asp?id=107). 3. Chính Phủ (1945), Sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ

lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa

4. Chính Phủ (2005), Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng, Hà Nội. 5. Chính Phủ (2010), Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày

12/07/2010 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Hà Nội.

6. Đặng Dũng Chí – Hoàng Văn Nghĩa (2014), Chủ nghĩa xã hội và quyền con người, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Dung (2012), Những vấn đề về Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, NXB Dân trí, Hà Nội.

8. Tiến Dũng, Luật biểu tình sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội (truy nhập từ http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/luat-bieu-tinh-se-co-tac-dung- tich-cuc-cho-xa-hoi-2211115.html)

9. Xuân Dũng, Lùi thời gian trình Luật Biểu tình sang chương trình kỳ họp thứ 11 (truy nhập từ http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/kinh-te- xa-hoi/lui-thoi-gian-trinh-luat-bieu-tinh-sang-chuong-trinh-ky-hop-thu- 11/363322.html)

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. ThS. Nguyễn Linh Giang (2015), “Nhu cầu luật hóa quyền biểu tình theo Hiến pháp 2013”. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 11/2015.

13. Quốc hội (1946), Hiến pháp năm 1946, Hà Nội. 14. Quốc hội (1959), Hiến pháp năm 1959, Hà Nội. 15. Quốc hội (1980), Hiến pháp năm 1980, Hà Nội

16. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, Hà Nội. 17. Quốc hội (2013). Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.

18. Quốc hội (1957), Luật số 101/SL/L.003 của Quốc hội ban hành ngày 20/05/1057 quy định về quyền tự do hội họp, Hà Nội

19. Nguyễn Hữu Quỳnh (chủ biên – 1999). Từ điển luật học, tr 396, NXB từ điển bách khoa Hà Nội, Hà Nội.

20. Ths. Đinh Thanh Hương (2015), Hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6/2015.

21. Thu Hằng (2011), Luật biểu tình, sớm nghiên cứu khi nhu cầu đã có, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, thứ sáu 5/8/2011, trang 6

22. Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội (2011), Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 23. Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội (2012), Tuyển tập Hiến pháp của

một số quốc gia, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.

24. Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người, tập tài liệu chuyên đề của Liên hiệp quốc, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

26. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người, tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của Liên Hiệp Quốc, NXB Công an

27. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966), NXB Hồng Đức, Hà Nội.

28. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2013), Hỏi đáp về Quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

29. Đỗ Minh Khôi, Các cách thức chế ngự quyền lực Nhà nước, http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content& view=article&catid=103:ctc20061&id=354:cctcnqlnn&Itemid=109 30. Võ Tuấn Lộc và Kim Tư Nga (2010), Quyền biểu tình – những vấn đề lý

luận và thực tiễn, Bài dự thi nghiên cứu khoa học của sinh viên cấp trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

31. Nguyễn Ngọc Linh (2011), Quyền biểu tình của công dân và những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn cử nhân, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. 32. ThS. Nguyễn Thanh Minh (2012), “Về khái niệm biểu tình”, tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 20/2012, trang 16 – 20. 33. Nguyễn Văn Minh (2013), Quyền biểu tình phải gắn với các quy định

của pháp luật, (truy nhập từ http://www.bienphong.com.vn/quyen- bieu- tinh-phai-gan-voi-cac-quy-dinh-cua-phap luat/18710.bbp)

34. Bình Sơn (2014), Luật Biểu tình – Bước tiến của dân chủ, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 8/2014.

35. Lã Khánh Tùng – Vũ Công Giao (2014), ABC về các quyền dân sự chính trị cơ bản, Hà Nội

36. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp – Viện nghiên cứu lập pháp (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam – Nền tảng chính trị, pháp lý cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

37. TS. Nguyễn Minh Tuấn (2013), Quyền biểu tình ở Cộng hòa Liên bang Đức và hướng hoàn thiện chế định này trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 12 (224)/ Tháng 6/2013, tr. 56-64.

38. TS. Nguyễn Minh Tuấn (2013),Quyền biểu tình: Nên quy định thế nào, Tạp chí tia sáng (truy nhập http://tiasang.com.vn/Default.aspx? tabid=116&CategoryID =42&News=6195)

39. GS.TSKH Đào Trí Úc (2014), Cơ chế quyền lực nhà nước với định hướng sửa đổi Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Đề tài cấp Nhà nước.

40. Viện Nghiên cứu lập pháp (2014), Những vấn đề lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

41. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt. trang 66, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng

42. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2011.

43. Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam, Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội 1999.

44. Viện Nghiên cứu lập pháp – Viện Friedrich – Ebert tại Việt Nam(2012),

Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp Kinh nghiệm của Đức và Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

45. Viện Chính sách Công và pháp luật (2014), Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

46. Viện Chính sách Công & Pháp luật – Viện Nhà nước & Pháp luật (2014), Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về Dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

47. Văn phòng Quốc hội (2011), Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, Trung tâm Thông tin, Thư viện và NCKH, Hà Nội.

48. V.I. Lênin Toàn tập, tập 24, trang 362 (bản tiếng Nga) 49. Các website: - http://laodong.com.vn/the-gioi/afghanistan-bieu-tinh-bao-luc-phan-doi-vu- dot-kinh-koran-10511.bld - http://vietbao.vn/The-gioi/Trung-Dong-Bieu-tinh-bien-thanh-bao- luc/1735218069/159/ - http://vietbao.vn/Kinh-te/Von-dieu-hanh-ung-ho-doi-mu-bao- hiem/62211399/89/ - http://vietbao.vn/The-gioi/Nguoi-Shiite-tai-Iraq-mit-tinh-ung-ho- Hezbollah/70057616/159/ - http://dantri.com.vn/the-gioi/tunisia-bao-dong-nghiem-trong-tong-thong-roi- khoi-dat-nuoc-1295343855.htm - http://www.baomoi.com/Bieu-tinh-tai-Anh-va-Italia/119/5961357.epi - http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/The-gioi/496403/nguoi-mexico-bieu-tinh- chong-bao-luc - http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20060506/chong-tham-nhung---chong-tha-hoa- quyen-luc-phai-bang-phap-quyen/136338.html - http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/hon-1-000-nguoi-bi-bat-trong- cuoc-bieu-tinh-qua-khich-2992939.html

Tài liệu tiếng nƣớc ngoài.

50. Benedict Binebai, Protest premise in drama and theatre of Africa – A sportlight on cultural nationalism, http://thedawnjournal.com/wp- content/uploads/2014/01/2-Dr.-Benedict-Binebai-July-2013.pdf.

51. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966

52. Công ước Châu âu về quyền con người (European convention on human rights). 53. Công ước Châu Mỹ về quyền con người.

54. Công ước Châu Phi về quyền con người.

55. Các nguyên tắc SIRACUA về giới hạn đình chỉ và đình chỉ các điều khoản trong Công ước về các quyền Dân sự và chính trị, 1984

56. Đạo luật công cộng của Anh (Public Order Act 1986) 57. Hiến pháp Vương Quốc Thái Lan BE2250

58. Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa 59. Hiến pháp Vương quốc Thụy Điển

60. Luật biểu tình Hàn Quốc 2008.

61. Luật về hội họp, diễu hành và biểu tình của Trung Quốc 1989 62. Luật biểu tình hòa bình của Campuchia 2009.

63. Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về tự do hội họp và lập hộ, Maina, Kiai về năm hoạt động đầu tiên (1/5/2011 – 30/4/2012 (A/HCR/20/27), đoạn 33.

64. Roseline Letteron, Libertés publiques, tái bản lần thứ 9, Dalloz, 2012, tr. 543.

65. Eduardo Gill – Pedro. How to: protest on the right side of the law, Issue 59 June/July 2006 (http://www.yourrights.org.uk)

66. M.nowak, CCPR Commentary, 1993, trang 373.

67. Guidelines on Freedom of Peaceful Assembly, Prepared by the OSCE/ODIHR Panel Of Experts on the Freedom of Assembly, 2007 68. The American Civil Liberties Union. Right of Protesters in Florida

(http://www.aclufl.org/pdfs/right_to_protest_brochure.pdf)

69. Your Right to Peaceful Protest (http://www.yourright.org.uk/yourright/the- right-of-peaceful-protest/index.html).

70. The Encyclopedia Americana (1906) 71. Website:

- http:// www.hri. Org/docs/ECHR50.html.

- http://vi. Wilipedia. Org/Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n - http://www.ekurd.net/mismas/articles/misc2011/4/state4932.htm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở việt nam (Trang 100 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)